Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Có nhiều việc từ thiện khá dễ làm




Những cây thuốc Nam quanh ta có khá nhiều loại, nếu ở vùng nông thôn thì càng có nhiều cây thuốc hơn. Ngoài tìm các cây thuốc mọc hoang ven đường, ta cũng có thể tự trồng ở nhà vài loại nào đó. Thí dụ như cây dâu tằm chẳng hạn. Đây là một loại cây thuốc, từ lá, thân đến trái cây đều có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon thường có mặt trong các bài thuốc điều trị bệnh tâm thần, mất ngủ lâu ngày, trầm cảm v.v... Trái dâu tằm ngâm rượu uống cũng có tác dụng tương tự. Loại cây này người ta hay trồng ở hàng rào nhà, do đó ta vẫn có thể đến hỏi xin cũng được.

Có nhiều việc từ thiện khá dễ làm. Như hái lá thuốc Nam tặng những phòng mạch khám và chữa bệnh miễn phí cho người nghèo chẳng hạn.
Còn những cây mọc ven đường thì ta có thể gặt hái cây Giàn xay, còn gọi là cây Cối xay. Đây là một cây thuốc quý giúp long đờm, lợi tiểu, chữa trị các bệnh liên quan đến tai (ù tai, đau tai, viêm tai...), "phạm phòng", ăn không tiêu, mệt mỏi sau bệnh, .v.v...Cây cối xay mọc hoang ven đường khá nhiều dọc các đường từ miền Trung vào Nam, ta có thể nhỏ cây lên bó lại và đem tặng chùa. Vì thuốc dùng theo cách sao khô, xắt uống nên không sợ cây héo.
Kế đó là cây Bồ công anh dại dùng để chữa bệnh sưng vú, tắc tia sữa, mụn nhọt đang sưng mủ, hay bị mụn nhọt, đinh râu. Còn dùng uống trong chữa bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu.
Tiếp là cây Cỏ mực, còn gọi là Cỏ nhọ nồi, rất thường mọc dại ven đường, mùa mưa cây mọc nhìn tươi khỏe lắm. Cỏ mực là một vị thuốc trong thuốc Nam, được dùng trị xuất huyết nội tạng như ho ra máu, xuất huyết ruột, chảy máu răng, nướu, lợi ; trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương. Nếu thấy cứ nhổ rồi đem tặng.
Tiếp nữa là cây ô rô gai mọc dại ven sông, loại này chủ yếu chữa thổ huyết, máu cam, tiểu tiện ra máu, bị đánh hay ngã mà chảy máu băng đới, còn có tác dụng làm mát huyết, tiêu thũng, thông sữa. Có thể dùng cây và lá hay rễ tươi giã ép lấy nước hoặc phơi khô sắc uống.
Ngoài ra còn nhiều cây khác.v.v...
Ý tưởng trên xuất phát từ dạo lâu rồi, dongquangus tình cờ gặp anh Phước - một người bán vé số nghèo, bị liệt nửa người sau phẫu thuật u não - dọc đường, thấy anh loay hoay, lúi húi hái mấy cây cỏ gì đấy bên lề đường. Sau hỏi ra mới biết là anh ta hái cây thuốc Nam mọc hoang để tặng cho chùa - nơi có một phòng mạch Đông Y từ thiện. Một người nghèo, tàn tật mà còn làm được việc vậy, lẽ nào chúng ta vốn lành lặn, mạnh khỏe lại không làm được ?

Dưới đây là hình ảnh một số loại cây thuốc Nam để mọi người tham khảo nhận biết.
Cây dâu tằm (loại có trái hay không trái đều dùng được)
Trái dâu tằm
Cây Giàn Xay
Cây Cỏ Mực

Cây bồ công anh dại
Cây Ô Rô gai. Loại này mọc khá nhiều ven sông rạch miền Tây.

Vỏ quýtVỏ quýt cũng là một vị thuốc trị nhiều bệnh. Mọi người ăn quýt xong đem vỏ phơi khô, cất trữ dần nhiều nhiều rồi mang tặng chùa/nhà thuốc từ thiện.

Cây Diệp Hạ ChâuCây Diệp Hạ Châu còn gọi là cây chó đẻ. Cây này rất hay mọc trong vườn nhà, chỗ có hơi ẩm, đất mềm. Nó có tên chó đẻ vì con chó cái đẻ xong nó hay ăn cây này để mau hồi sức sau sinh con. Với người cây có tác dụng lợi tiểu, giải độc, mát gan, trị bệnh phụ nữ sau sinh...

Cây Mắc cỡĐây là loại cây mọc vệ đường , có tác dụng trị mất ngủ, viêm khí quản, đau dạ dày.v.v...

Vỏ trái măng cụtBạn nào thích và ăn nhiều trái măng cụt hãy lưu ý, sau khi ăn xong, đừng vứt bỏ vỏ trái, hãy đem phơi khô rồi tặng cho chùa/phòng mạch từ thiện. Cái này bên thuốc Nam thường dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ và 1 số bệnh nhiễm trùng âm đạo.

-dongquangus-

Sanh - Diệt

Vạn pháp vốn dĩ chẳng có Sanh - Diệt, mọi thứ đều do Duyên Hợp - Tan mà gọi là có Sanh - Diệt đó thôi.
Vì thấy Diệt nên mới Sanh. Nếu chẳng có Diệt thì chẳng Sanh làm gì.

Đừng ngại Sanh, vì Sanh chỉ là phương tiện để nhận thức Sanh-Diệt mà thôi.

Đến lúc nào đó, hãy thong thả đọc bài kệ này :

"Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp
Sanh diệt diệc dĩ
Tịch diệt vi lạc"





-dongquangus-

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Thái bình

Sáng ngày đầy nắng, trong cái không khí đã chớm hơi nóng nực của mùa hạ dù hãy còn xuân, sau khi đã ăn sáng no nê, ngồi nhâm nhi trà xanh nóng, mứt gừng. Thật thư thái... ta ngồi chơi ngẫm nghĩ về Kinh Dịch, ta nhớ về quẻ Thái.

Thái bình nghĩa là gì ?
Người ta quan niệm thái bình là vừa phải hòa bình, vừa có nhiều tiền, hay muốn có thái bình thì phải đưa chiến tranh, bệnh tật, đói khát sang thế giới khác, rồi có khi lại lẫn lộn giữa giàu có và thái bình, cho rằng muốn có hòa bình phải có nhiều tiền của.v.v...
Thái bình chắc chắn có hòa bình nhưng không hẳn là phải có nhiều tiền hoặc phải ăn khôn hơn người khác.

Trong Kinh Dịch, định nghĩa Thái bình là một đời sống cân đối, hài hòa Âm Dương.

Đây là quẻ Thái :
__  __
__  __
__  __
_____
_____
_____

Quẻ Thái 3 hào Âm ở trên, 3 hào Dương ở dưới, đó là tượng Âm khí rời đi, Dương khí lại đến. Nói Âm đi mà vẫn 3, Dương đến cũng không quá 3. Như vậy Âm đi chẳng phải đi, chỉ là nhường một bên cho Dương đến, tính Dương cương mạnh đến mà vẫn biết nhường Âm, chỉ dừng ở 3 cho cả hai mỗi bên đều được một nửa. Mỗi bên nắm một nửa, tức là biết san sẻ, nhường nhịn cho nhau, giúp đỡ nhau tiến tới sự phát triển hài hòa.

Do đó thái bình là một đời sống cân đối giữa làm việc và nghỉ ngơi, môi trường sống và thu nhập, môi trường sinh thái và sự hiện đại hóa, tỷ lệ người giàu và người nghèo không quá chênh lệch.v.v...

Hài hòa Âm Dương mới là Thái bình vậy.

Đó là nói ở tầm rộng, bao quát, còn nói riêng ở mặt mệnh con người thì nếu mệnh ai thuộc quẻ Địa Thiên Thái phải biết rằng hai chữ sống Thái Bình là điểm nhấn quan trọng, là sứ mệnh, tiền đề cho sự phấn đấu của mình ở kiếp này.
Sống thái bình nghĩa là phải sống và làm sao cho đời mình và người xung quanh được yên vui.
Nếu người mệnh quẻ Thái sống không theo hướng đi tới thái bình thì đó nghĩa là đi sai mệnh, chẳng những sự phát triển bản thân bị chậm lại mà còn gây ra nhiều hậu quả chẳng thể nói hết. Thử nghĩ xem, mệnh đáng lẽ phấn đấu bên trong thì đem lại sự hòa thuận trong gia đình, hiếu thảo mẹ cha, nhường nhịn anh chị em, bên ngoài biết nhu thuận, ngôn từ đàng hoàng, biết san sẻ khó khăn với người bất hạnh ...thế mà chẳng làm, lại làm ngược lại thì sao có cuộc sống thái bình ?

-dongquangus-

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Sữa mẹ

Các bà mẹ tương lai và những người quan tâm Dịch lý hãy chú ý.
Trong không gian Dịch, tức cũng là không gian vũ trụ, vũ trụ không tạo ra bất cứ cái gì thừa mà cũng không tạo ra cái gì thiếu. Cái thừa là do ta thấy lượng nó nhiều hơn mong muốn, cái thiếu là do ta muốn mà lượng không đủ. Tất cả đều không ngoài chân lý trên, gồm cả sữa mẹ. Do đó khi có con, hãy ưu tiên đủ sữa mẹ cho con bú. 
Sữa mẹ có bị thiếu không ? Người ta hay nói tùy mẹ, có mẹ nhiều, có mẹ ít sữa ?
Thực ra mẹ nào cũng như nhau bất kể cao, lùn, mập, ốm, ngực to, ngực lép bởi vì một khi người mẹ sanh con, sữa của cô ấy sẽ luôn luôn đủ cho con cô ấy dùng. Không bao giờ thiếu. Thậm chí thực tế có người cho con bú tới 3 tuổi mà vẫn còn sữa.
Hình: Internet
Tại sao ?
Đó là vì vũ trụ không có chỗ trống không, nó luôn có đầy đủ mọi thứ để nó tồn tại một cách đúng nghĩa, tức là nếu có một đứa trẻ chào đời trong vũ trụ này thì những "phương tiện" hỗ trợ cho nó - sữa mẹ - lớn lên sẽ không thiếu. Con người là một phần cơ thể của vũ trụ, do đó con người không thể tồn tại mà thiếu cái đủ cho sự tồn tại ấy. Do đó nếu thiếu sữa là do ta duy trì việc tạo sữa không đúng cách.
Đừng bao giờ tìm cách thay thế sữa mẹ vì những lý do kỳ quặc như : sợ con bú xệ dzú, sợ sữa mẹ không đủ dưỡng chất làm con không tăng chiều cao, cân nặng, sợ con bú riết ham mẹ rồi đeo bám không làm gì được, v.v... Đó là những lý do không phù hợp bởi đã sợ xệ dzú thì đừng sanh con. Sợ sữa mẹ không đủ dưỡng chất...là thiếu kiến thức khoa học. Sợ con ham mẹ đeo bám không làm gì được là do mình chưa dám hy sinh để dành điều tốt nhất cho con là sữa mẹ. Nếu thương con thì lẽ nào mẹ chẳng dám hy sinh ? Làm mẹ mà không dám hy sinh vì con thì cái giá phải trả sẽ không hề nhỏ -vì mình đã tạo ra nó- trong tương lai sau này.
Hình: Internet
Dinh dưỡng trong sữa mẹ cũng không bao giờ thiếu. Chỉ có sữa công thức, vốn là sữa người ta nhái sữa mẹ mới thiếu dinh dưỡng. Mọi người nên biết, con người thời điểm này chưa gạn bỏ hết vô minh. Vô minh nghĩa là thiếu sáng suốt. Do đó không tài nào con người tạo ra thứ gì tốt đến mức có thể thay thế được sản phẩm tự nhiên.
Do vậy, các bà mẹ tương lai, hãy vì con của chính mình, cao hơn nữa là hãy vì nòi giống loài người, trong những ngày chờ sanh nở, hãy dành thời gian đọc các tài liệu hoặc tìm đến các buổi hội thảo về nuôi con bằng sữa mẹ. Hãy lắng nghe ý kiến của những người có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ.
Sống thuận với tự nhiên là cách sống tốt nhất không gì so bằng.
-dongquangus-

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Ngũ hành với cuộc sống

Thổ là chữ Tín, Thủy là chữ Trí, Hỏa là chữ Lễ, Kim là chữ Nghĩa, Mộc là chữ Nhân.
Khi Thổ khí thái quá thì Thủy khí cũng bất cập.
Khi Thủy khí bất cập thì Hỏa khí không được chế ngự.
Khi Hỏa khí không được chế ngự thì Thổ khí bị thái quá.
Thổ khí thái quá sẽ sinh ra Kim xấu.
Kim xấu thì chẳng gọt được Mộc.
Nghĩa là khi lòng tin đã sứt mẻ thì đầu óc người ta không còn yên. Đầu óc không yên thì chẳng còn phải giữ lễ nữa, gặp gì bất bình liền làm khó ngay. Khi không cần giữ lễ nữa thì kẻ thất tín cũng không cần lịch sự. Khi kẻ được giao chữ Tín mà không còn tín nữa thì cái nghĩa lý cũng chẳng ai cần. Khi nghĩa lý chẳng ai cần thì còn gì là Nhân ?!
Hình: Vnexpress
Ví dụ vụ chặt cây ngoài Hà Nội.
Khi nhà nước vốn là cơ quan được thành lập nhờ chữ Tín, nên hễ mà làm gì để lung lay chữ Tín là lòng người rối ngay. Lòng người không yên thì người ta sẽ không nể mặt nữa. Sau đó họ sẽ vặn lại cơ quan. Nếu cơ quan tiếp tục lập lờ thì sẽ tới màn đòi cho ra lẽ, đấu tranh cho bằng được cái lý.
Sau đó, nếu lý lẽ cũng không được yên thì khó mà nói câu "Cá với Nước".
Năm nay là năm cãi nhau... Điều đó cũng là thử thách cho cơ quan... !

-dongquangus-