Chào ngày mới, ta dậy sớm khi mặt trời hãy còn chưa lên, tắm rửa sạch sẽ, hấp cái bánh cho vợ ăn sáng rồi tự pha cho mình một ly cafe thật nóng. Sau khi ngồi ngay ngắn, trong yên tĩnh, vừa nhâm nhi thưởng thức vị cafe "Sơn Tùng" thơm pha mùi mốc mốc, ta nghĩ về Kinh Dịch.
Ta chợt nhớ, nay là ngày 30-4, kỷ niệm ngày Thống nhất đất nước. Liền từ trong hư không, ta nghĩ đến quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp.
Phệ Hạp nghĩa là gì ?
Phệ là chiếm lĩnh, thôn tính...
Hạp là hiệp lại, hợp lại, thống nhất...
Phệ Hạp nghĩa là "Chiếm lĩnh và Thống nhất".
Vì sao ?
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Hỏa Thủy Vị Tế, cuối mà vẫn còn...
Sáng một ngày trời vừa nắng vàng đó mà trong chốc lát đã bị mây mờ che khuất, để lại trần gian một bầu không gian chẳng thấy mặt trời mà cũng không hẳn tối tăm. Sau khi đã ngồi ngay ngắn, vừa nhâm nhi cafe ta nghĩ về Kinh Dịch.
Ta xem tượng Trời, rồi cúi nhìn Đất nghe chuyện Người, ta bèn nghĩ tới quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Quẻ thứ 64, quẻ cuối cùng trong Kinh Dịch.
Vị Tế nghĩa là gì ?
Vị là : chưa.
Tế là : qua sông, qua bên kia...
Vị Tế nghĩa là Chưa qua sông.
Trước Vị Tế là Ký Tế. Ký Tế nghĩa là Đã qua sông. Vì sao đến quẻ cuối lại vẫn "chưa qua sông" ?
Ta xem tượng Trời, rồi cúi nhìn Đất nghe chuyện Người, ta bèn nghĩ tới quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Quẻ thứ 64, quẻ cuối cùng trong Kinh Dịch.
Vị Tế nghĩa là gì ?
Vị là : chưa.
Tế là : qua sông, qua bên kia...
Vị Tế nghĩa là Chưa qua sông.
Trước Vị Tế là Ký Tế. Ký Tế nghĩa là Đã qua sông. Vì sao đến quẻ cuối lại vẫn "chưa qua sông" ?
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014
Nghĩ về quẻ Thiên Lôi Vô Vọng
SAU THỜI CỦA BÁC, ĐẾN PHỤC RỒI VÔ VỌNG
Vào ngày mới, sau khi ngồi ngay ngắn đâu đó, vừa nhâm nhi cafe lạnh, vừa nhìn bầu trời đầy mây báo hiệu mùa mưa sắp đến dần, ta ngẫm nghĩ về Kinh Dịch.
Ta nhớ dạo trước đã nghĩ về quẻ Bác, rồi đến Phục. Nay ta nghĩ về quẻ Vô Vọng.
Ta nhớ dạo trước đã nghĩ về quẻ Bác, rồi đến Phục. Nay ta nghĩ về quẻ Vô Vọng.
Khi mà thời của tiểu nhân đến, tức cũng là lúc chu kỳ vận động của vật chất đi đến điểm "xuống", đi vào thoái trào gọi là thời Bác. Ở thời Bác mọi thứ như lớp sơn bám trên cây sắt đang rỉ sét dần khiến cho từng mảng sơn lớn nhỏ bong tróc, lở loét ra từ từ để rồi sau đó đến thời của quẻ Phục. Phục là sự phục hồi, là thời mà người quân tử lẫn kẻ tiểu nhân đều phải phục hồi sau quá trình tranh đấu. Kẻ tiểu nhân cũng phải sắp xếp lại công việc của chúng bởi chúng cũng cần phải tồn tại. Còn người quân tử rời bỏ nơi cũ, tìm đến nơi mới, chọn cho mình một vị trí mà mình cảm thấy hài lòng rồi bắt đầu tiến hành tân sự nghiệp.
Thời của tiến hành tân sự nghiệp chính là Vô Vọng.
Thời của tiến hành tân sự nghiệp chính là Vô Vọng.
Vô Vọng nghĩa là gì ?
Vô là Không.
Vọng là Ảo tưởng, sai lầm.
Vô là Không.
Vọng là Ảo tưởng, sai lầm.
Vô vọng nghĩa là không ảo tưởng, không nên nghĩ sai.
Vì sao ?
Đó là vì trên là Thiên Trời, dưới Chấn Sấm. Trời trên Sấm dưới là hợp quy luật, là ví như lúc có sấm chớp thì ắt cũng sắp mưa, mọi vật được điềm lành sẽ sinh sôi nẩy nở nên đó là điều tốt.
Đó là vì trên là Thiên Trời, dưới Chấn Sấm. Trời trên Sấm dưới là hợp quy luật, là ví như lúc có sấm chớp thì ắt cũng sắp mưa, mọi vật được điềm lành sẽ sinh sôi nẩy nở nên đó là điều tốt.
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Địa Trạch Lâm và lòng Nhân Từ
Vào ngày mới, nhìn nắng vàng ươm len qua những đám mây trắng xám soi xuống nhân gian, ta nhớ đến những đứa trẻ. Ta nhớ những ngày qua, khi đứng trước câu hỏi : "Giữ hay Bỏ ?" Ta đã làm gì ?
Những ngày ấy, vào những đêm thanh vắng, ta tự hỏi "Nên làm thế nào ?" và dường như Thiên-Nhân cảm ứng, hầu như ta đều lấy được quẻ Địa Trạch Lâm.
Mỗi lần như thế, ta đều xếp ngay, không phải ưu tư nữa. Chỉ một chữ Lâm thôi đã đủ để ta quyết định mình nên làm gì.
Những ngày ấy, vào những đêm thanh vắng, ta tự hỏi "Nên làm thế nào ?" và dường như Thiên-Nhân cảm ứng, hầu như ta đều lấy được quẻ Địa Trạch Lâm.
Mỗi lần như thế, ta đều xếp ngay, không phải ưu tư nữa. Chỉ một chữ Lâm thôi đã đủ để ta quyết định mình nên làm gì.
Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014
Tuyệt chiêu "Kháng long hữu hối" và Kinh Dịch
Ở tiểu thuyết "Thiên Long bát bộ", ngay trước khi Tiêu Phong hét lớn và thi triển tuyệt chiêu "Kháng long hữu hối" trong bộ võ "Hàng long thập bát chưởng" trứ danh để giết chết Đoàn Chính Thuần - thực ra là A Châu giả dạng -, thì không đợi đến lúc A Châu gục xuống chúng ta đã biết kết cục bi thảm của chàng.
Vì sao ?
"Kháng long hữu hối" chính là hào 6 của quẻ Càn trong Kinh Dịch, dịch là "Rồng bay lên quá cao, ắt có ăn năn".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)