Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2024

Thực hành phóng sanh qua lăng kính Kinh Dịch

-Đông Quang-

Thực hành phóng sanh là để được Phúc. Hễ có Phúc thì tránh được Hoạ.

Hỏi thế sao lại sợ có Hoạ mà lo làm Phúc dữ vậy ? Cứ sống đàng hoàng thì đâu phải sợ hoạ ?
Hoạ là do có làm việc sai trái mới sanh hoạ, vậy nghĩa là có sai trái gì trong quá khứ và hiện thời ?
Có ai dám chắc mình cả đời chưa hề làm gì sai ?
Có những cái sai rất vi tế, rất nhỏ, không dễ thấy được, nó diễn ra triền miên trong nhiều ngày nhiều tháng nhiều năm, thậm chí làm người ta thấy điều sai đó là bình thường rồi vui vẻ sống với cái sai ấy như một sự mặc định của cuộc đời rồi già bệnh và chết trong sự hân hoan vì đã sống một đời sai trái… thậm chí tới kiếp sau…
Vậy hỏi Kinh Dịch xem. Sao cứ sợ Hoạ mà lo làm Phúc vậy ? Cứ sống đàng hoàng thì việc gì phải lo !
Ngày hôm nay, được quẻ Lý, hào 2 động, hào 4 ám động.
Hào 4 viết: 九 四: 履 虎 尾, 愬 愬, 終 吉.
Cửu tứ: Lí hổ vĩ, sách sách (hoặc sóc sóc) chung cát.
Dịch: Hào 4, dương: Dẫm lên đuôi cọp, nhưng biết sợ hãi, nên về sau sẽ tốt.
Nghĩa: Biết sợ là tốt. “Đạp phải đuôi cọp” tức cuộc sống luôn có nhiều hiểm nguy, nhiều lúc mình vô tình phạm phải lỗi nào đó do vô minh không biết, giống như đi trong rừng, sao biết con cọp nằm chỗ nào mà tránh, quan trọng là biết sợ, tức tự dặn mình nên đề phòng sau trước cho chắc cái đã.
Kế hào từ hào 2 quẻ Lý viết : 九 二: 履 道 坦 坦, 幽 人 貞 吉.
Cửu nhị: Lí đạo thản thản, u nhân trinh cát.
Nghĩa là cái nào mà mình thấy hợp đạo lý thì dù có làm một mình cũng vẫn tốt thôi. Vậy tức chẳng phải sợ hoạ phúc, cứ đạo lý phóng thả chúng vật là việc lành thì cứ làm thôi. Vì cuộc sống có nhiều điều mình bị hạn chế không nhận ra là đã và đang đi vào chỗ hoạ nên thôi cứ làm việc phúc đức trước đặng phòng thân vậy.
Dịch Kinh sao mà vi diệu thay!

Phóng sanh trên sông lớn






Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Áp lực xã hội & hỏi đáp với Kinh Dịch - phần 2

-Đông Quang-

 Rồi đó... tiếp.

2 cha con đang chơi ở sân, tự dưng đâu có ông già ngồi ghế đá gần đó nhìn nói "Ba bụng bự vậy sao con gầy vậy!" rồi lão cười hi hi rung rung cái mép đã xệ. Trước đó không lâu, cũng có bà già đi ngang chê em bé gầy quá. Cười trừ, tôi không nói gì quay qua chơi tiếp, lòng thầm nghĩ ''Nuôi con chứ đâu phải nuôi heo thịt đâu!"
Đó mới chỉ là một áp lực nhỏ và không thấy dấu hiệu tổn thương bằng mắt thường. Dù sao thì tôi cũng không quan tâm lắm, hồi sau là bình thường. Nhưng những gia đình khác những người cha người mẹ có những áp lực nhỏ nhỏ kiểu chỉ cần một tiếng thở dài của bà mẹ chồng "Cháu nó gầy quá!" tự nhiên con dâu có áp lực. Thế là áp lực lan tỏa sang con trai, hai vợ chồng bèn tìm sao cho ra cách để con mình mập mạp cho bà nó vui. Và thế là thêm một áp lực nhỏ nhỏ là tiền mua sữa cho con, rồi tiếp là sữa gì cho con, có DHA hay nhiều vitamin cùng các axit amin bla bla... Rồi thì tiền học, tiền sữa, tiền đi chơi, tiền chữa bệnh,...Tiền tiền tiền...Chưa kể phải đối phó với những "tấm gương" hàng xóm, ông anh, bà chị, cháu ông chú làm ở ...
Những áp lực đó nhỏ lắm, nó không tan đi trong đêm ngủ, nó nằm im chờ sớm mai thức dậy và đè tiếp lên vai.
Áp lực có khả năng di truyền, nó trở thành thông tin trong gene đứa bé, khi lớn lên tự nhiên nó thích độc thân nhưng sự khao khát dục tính khiến nó không thể sống một mình, liền tìm xem trong cộng đồng có cách nào không, thế là gặp đối tượng như ý là người không thích hôn nhân, không đám cưới, sanh con đẻ cháu gì hết chỉ đơn giản là lên giường khi cần rồi đi đâu thì cứ xách giỏ đi, không ràng buộc, không áp lực...
Sự không ràng buộc ấy có phải là cách mạng và bức phá ? Hay đó là biểu hiện của nỗi sợ bị áp lực, của mệt mỏi do thiếu sức ?
Dịch Kinh, quẻ Phong có câu : 豐: 亨. 王假之, 勿憂, 宜日中.(Phong : hanh. Vương cách chi, vật ưu, nghi nhật trung.)
Nghĩa là sao ?
Nghĩa là nếu sung túc thì hanh thông, tâm và tầm ở bậc cao thì không phải lo, chỉ cần giữ được đạo Trung.
Đạo Trung là đạo làm sao ?
Là đi ở giữa, không nghiêng bên nào, không theo bên nuôi heo mà cũng không theo bên bỏ bê, không đặt lên vai thêm đủ thứ áp lực mà cũng không từ bỏ việc nuôi con. Dân giàu nước mạnh hay nước giàu thì dân mạnh ? Nước giàu thì dân mạnh, dân mạnh mới chịu được áp lực. Dân mạnh là dân tự tin, văn minh, không ăn nói tào lao, không cư xử bốc đồng...
Chữ Phong 豐 trong tên quẻ rất là hay, hình dáng chữ như một cái cây gốc lớn tán rộng xòe ra coi vững vàng. Chữ Phong nghĩa là tốt, thịnh vượng nhưng phải là sự tốt tươi có sức sống, gốc vững bền lâu...chứ chẳng phải tốt kiểu nhổ ngang bông súng cắm lục bình vài hôm.
Thật vi diệu làm sao...

*P/s: Đề tài xã hội thôi, tán dóc trong lúc chờ trà ngon tới nhà. Hãy cứ up hình con mình lên cho vui nhưng nên nhớ suy ngẫm...ll reacti

Áp lực xã hội & hỏi đáp với Kinh Dịch - phần 1

-Đông Quang-

Ngày nay áp lực ngày càng nhiều, những tưởng đất nước dân giàu lên, phát triển cơm áo thì nhẹ gánh, đỡ còng lưng, thật ra là nặng nề không kém. Cục đá, bao cát trên vai còn biết nặng nhiêu ký, áp lực tinh thần mới khó vì nặng không biết nhiêu nhưng vẫn phải gánh. Vác bao xong mệt thì quăng một bên nhưng áp lực tinh thần lại đem theo đè cả trong giấc ngủ...

Giờ thử lên face xem, ''con nhà người ta'' luôn tuyệt vời, nào hình giấy khen, tốt nghiệp, nào được quà, nào giành giải múa hát ca thi tài...Tuyệt nhiên cực hiếm thấy ai đăng cảnh con mình học dốt, thi toán 1 điểm, văn hột dịt cả rồi nhìn những câu còm chúc tụng tưởng chừng là sẽ làm vui lòng phụ huynh con ấy nhưng thực chất đã tạo một áp lực vô hình cho người xem rằng nhiều đứa học giỏi quá.
Đó là vì sao tôi không bao giờ khoe con mình. Vả...có gì đâu mà khoe !?
Tiếp
Rồi...tưởng tắt máy xong thì thôi không sao, nào biết, ra đường nghe mấy mẹ xì xầm cho con học thêm chỗ này rất hay, mau tiến bộ lắm, khóa hè 2 tháng cũng rẻ, chừng hai mươi mấy triệu thôi, có nhà mẹ kia còn rước cả gia sư riêng về dạy con... Mới đầu nghe có vẻ không sao nhưng áp lực đã bắt đầu. Cái áp lực đó nhỏ lắm, người ngoài nhìn vô không nhận ra nhưng nó cộng dồn với những áp lực nhỏ khác hình thành nên một cục diện áp lực âm thầm ''Mình cũng muốn con mình được học nhiều như thế'', rồi nào là ''Tội nghiệp thằng nhỏ muốn học quá", "Làm sao có tiền cho con đi học đây?", "Sợ nó thua thiệt bạn bè quá!"... Lâu ngày trở thành một ngọn núi lớn đè quằn lưng...
Rồi rốt cuộc phải làm sao ?
Dịch Kinh, lấy được quẻ Vị Tế viết:
"Cửu nhị: Duệ kì luận, trinh cát.
Dịch là: Bớt chạy theo mấy cái đó đi, giữ đạo trung chính sẽ được may mắn dài lâu"
Nghĩa là sao ?
Vị Tế vốn hết mà lại còn, đua theo cái này chắc chắn sẽ lại phải đuổi theo cái khác, hoài chẳng hết, không có đâu là điểm tận cùng cho con mình. Chẳng thà nên lấy đạo lý chữ Bền mà dùng.
Hỏi sao để bền ?
Trung Chính.
Trung là ở giữa, Chính là chính đáng. Ở giữa là không nghiêng bên nào, không nghiêng bên không đua theo mà cũng không nghiêng bên đua theo, nghĩa là không chạy theo trào lưu cho con học này nọ nhưng vẫn không để con không có ăn học.
Đạo lý này không dễ làm nhưng nếu vì khó mà không làm lại ham đu theo cái dễ thì có bền, có trung chính được chăng ?
Hỏi nữa, vậy tóm lại nghĩa là sao ?
Như tôi hồi xưa nghỉ hè tối ngày ở ngoài đồng nên nay có con bọ xít xanh bay vào nhà mà biết đó là con gì đặng còn dạy con.

May be an image of 5 people, people climbing and trampoline

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2024

Cách sử dụng Lịch tiết khí 2024

 Lịch tiết khí quan trọng với người học Tứ trụ do lập lá số phải theo lịch mùa, tức Nông lịch cũng là lịch Tiết khí.

Thí dụ người sinh ngày 4 tháng 2 (Dương lịch) năm 2024 lúc 15h, Âm lịch là 25/12 sẽ là người sinh năm Quý Mão (2023) . Nhưng nếu cũng một người khác sinh cũng ngày này nhưng lúc 15h30 thì sẽ là em bé sinh năm Giáp Thìn, dù lúc này mới có 25/12al năm 2023 bởi đã vào tiết Lập Xuân, tức vào năm mới Giáp Thìn rồi. 

Các vấn đề về lịch tiết khí được thầy Đông Quang giảng rõ hơn tại các khóa học Tứ trụ.


-Đông Quang-



Thứ Hai, 1 tháng 7, 2024

Lịch Tiết khí : Sóc Vọng là gì ?

Sóc là ngày Mùng 1 Âm lịch

Vọng là ngày Rằm tức ngày 15 Âm lịch

Ngày Sóc là khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng trên một đường thẳng, thời điểm này buổi tối hầu như không thấy trăng sáng. Ngày vọng là giữa tháng, khi mà trăng ở xa trái đất nhất, chính là ngày rằm là lúc trăng sáng nhất trong tháng.

Do mặt trăng có ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người trên Trái đất nên các ngày mùng 1 và 15 âm lịch ở phương Đông người ta hay cúng kính, ý đồ là cho an tâm, đỡ lo lắng khó chịu. 




-Đông Quang-