Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

"Tổn hữu dư, bổ bất túc"

-Đông Quang-

 Việc làm nào mà còn làm được thì chưa phải là Làm ! Vì có làm được tức còn cái chưa làm được. Còn cái chưa làm được thì chẳng thể gọi là Làm.

Vậy làm gì để dù còn cái chưa làm được mà vẫn đúng là Làm ? Là Làm đúng chân lý cuộc đời, tức là việc gì dù ở đâu trong xã hội loài người ai cũng làm vì thấy đó là điều cần thiết và việc từ thiện chính là việc ấy. Bất kể ở đất nước thịnh vượng hàng siêu cường hay đói nghèo nhược tiểu, nơi thành thị hay vùng hoang dã, hễ có con người là còn có việc từ thiện.

Việc từ thiện chính là hành vi "Tổn hữu dư, bổ bất túc", lấy chỗ thừa đem sang bù vào chỗ thiếu, cho chỗ thiếu đầy lên tới chỗ chỗ dư vừa hạ xuống để rồi chỗ thừa và thiếu gặp nhau, gọi là Cân Bằng ! Cân bằng chính là trạng thái an vui !

Trên cao có Trời, dưới thấp có Đất, thảy đều hướng tới chỗ Cân Bằng. Trời cao xuống Đất, Đất hướng lên Trời, chỗ Trời Đất gặp nhau gọi là Trần Gian, là nơi Trời Đất giao hòa, an vui.

Trần gian cũng là chỗ con người ở đây, lẽ nào không hướng về sự Cân Bằng ?!

*P/s: Chương trình tặng quà năm học mới cho các em học sinh nghèo ở vùng miền núi xã Ia Mơ xa xôi hẻo lánh tỉnh Gia Lai được tổ chức tuần trước. Hàng nghìn quyển tập giấy trắng cùng các món đồ khác như bút viết, xe đạp... đã đến tận tay các em học sinh nơi đây góp phần cổ vũ các em vui vẻ đến trường.
Trịnh Ngọc, Ngọc Tuấn Nguyễn and 35 others

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2020

Lời nào ...

-Đông Quang-

Lão Tử viết: Lời nào mà còn nói được tức chưa phải là Nói bởi có cái nói tức còn lời chưa nói. Còn lời chưa nói tức chưa phải là Nói bởi Nói là phải nói cho hết !
Nói mà không hết thì nội dung chưa tải được hết. Chưa hết tức chưa trọn. Chưa trọn thì chẳng thể Nói !
Với Viết cũng vậy, chữ nào mà còn viết được tức Viết chưa hết ! Viết chưa hết thì chẳng thể gọi là Viết bởi chưa chuyển tải hết ý được! Vì thế chẳng thể mong lấy được hết lời Nói và Viết.
Tại sao lại như thế ?
Lấy được hết tức sẽ có nhiều, có nhiều tức biết nhiều. "Biết nhiều khổ nhiều, biết ít khổ ít, không biết không khổ" !
Biết mà lại khổ ? Chẳng thà không biết !
Không biết mà vẫn vui ! Cảnh giới đó không phải ai cũng tới nổi.

"Còn Nói tức chưa phải là Nói"


Hỏa thần nay đã về chưa ?

-Đông Quang-

Đó là mong mỏi của không ít người. Năm nay "vã" lắm rồi ! Kinh tế, bệnh tật,... Hỏa khí có đó mà Hỏa thần đã đi đâu ? Như nhà có mà chủ nhà lại đi vắng, như miễu thần đó mà thần chưa về...
Cũng là có lý do.
Đáng lẽ "遇其配主, 雖旬, 无咎, 往有尚.Ngộ kì phối chủ, tuy tuần, vô cữu, vãng hữu thượng." Tức là đáng lý Gặp được đấy vì cũng là chỗ không xa lạ gì lại có công nghiệp đáng khen. Nhưng vì...
"豐其蔀, 日中見斗, 遇其夷主, 吉. Phong ki bộ, nhật trung kiến đẩu, ngộ kì di chủ, cát." Nghĩa là Bị màn che lớn dày quá, như ban ngày mà thấy sao Bắc Ðẩu, Hỏa thần chỉ gặp người "đồng khí tương cầu", không qua lại với kẻ ngược tâm tánh mình...
Hóa ra Hỏa thần không về là vì lòng người tự lấy màn che ngăn cách, cản trở Hỏa thần, ví như có khách quý mà không mời về lại giao du với bóng tối...
"Mật vân bất vũ, tự ngã Tây giao". Cũng là vì chữ Thời mà thôi ! Thời chưa tới, chẳng thể cưỡng cầu...



Thứ Tư, 9 tháng 9, 2020

Quẻ Thuần Khảm trong Kinh Dịch và giao thông

-Đông Quang-

Dịch Kinh, từ cả ngàn năm trước, quẻ Khảm đã có câu: "來之坎坎, 險且枕, 入于坎窞, 勿用." Dịch là: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm năm, vật dụng.

Nghĩa là giao thông qua lại mà bị ổ gà ổ voi lầy lội, trước mặt hố lớn sau lưng hang hốc thì sẽ ngày càng làm cho giao thông gián đoạn mà thôi. Chớ để như vậy vì sẽ nguy hiểm !" cho thấy ngay từ rất xa xưa giao thông đường sá là điều rất quan trọng vì hết sức cần thiết cho đời sống, phải lo tu bổ cho an toàn. Vì thế trong các việc từ thiện, vốn cũng là việc tích phúc đức, xây sửa cầu đường là việc rất đáng làm. Bên cạnh nhà nước lo liệu, chúng ta thấy có chỗ chưa được thì cứ làm thôi. Đây là việc thiện nguyện, thấy tốt mà làm được cứ làm !
Mới đây mấy hôm, đoạn đường nông thôn liên ấp miền Tây dài hơn 400m và 4 cây cầu bê tông -được sự giúp sức của các bạn- đã được hoàn công và thông xe. Người dân trong khu vực rất vui mừng. Nhớ mấy tháng trước, nhằm ngay hạn mặn, người dân nơi đây phải đi khá xa nhà lên các thị trấn để lấy nước ngọt về dùng, lúc đi thì dễ nhưng về vừa chở thùng nước nặng mà lại qua những đoạn đường xấu, cầu khỉ thật là vất vả và nguy hiểm. Qua cầu đồ đạc rớt còn lượm lại, lỡ người rớt là nguy hiểm, thậm chí mất mạng, nhất là các em nhỏ. Nay cầu đường được xây mới vừa rộng vừa an toàn thuận tiện nên ai cũng mừng vui...

Một cây cầu nông thôn miền Tây vừa được xây dựng xong trong chương trình xây cầu từ thiện có sự tham gia của Đông Quang và các bạn


Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Lão Tử viết “Biết ít khổ ít, biết nhiều khổ nhiều, không biết không khổ”

-Đông Quang-

Tại sao lại thế ?

Cái biết đến từ cái tham mới khổ. Biết đến từ sự quảng đại, tâm địa rộng lượng mới không khổ.
Tham ít khổ ít, tham nhiều khổ nhiều, không tham không khổ. Phàm là người đời, ít nhiều đều có lòng tham, tham ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tham tiền tài, sắc dục và danh vọng,... Nhân đó mà khổ. Người không khổ vì không tham nên cũng không biết, tức không cố biết những cái dùng để phụng sự lòng tham...
Dịch Kinh, quẻ Sơn Thiên Đại Súc, tại sao có tên là Đại Súc ?
Vì Núi mà muốn cao hơn Trời thì lòng dạ phải rộng lớn như cái “Túi lớn” (Đại Súc). Túi lớn mới chứa được cái lớn, người có cái Tâm muốn lớn và vươn lên cao như núi phải có sự quảng đại, rộng lượng từ gốc trong tâm. Phải có đức độ rộng lớn mới đủ “mặt bằng” làm nền mống cho tầm vóc của “ngọn núi cao chọc trời” ! Kẻ lòng dạ hẹp hòi chớ mong chỗ đỉnh cao ấy... Nếu có, đó nhất định là đồ giả, tuy ngoài có đẹp mà trong lại như bị sâu mọt làm mục ruỗng ...
Hỏi làm sao để tâm mình có cái đức quảng đại, rộng lượng ?
Núi nhỏ không cao là vì chân nó yếu. Chân núi yếu là do nhiều nước chảy qua hang hốc hiểm trở bên dưới. Lòng dạ gian trá, ích kỷ, mưu lừa người khác chính là cái “hiểm trở” ấy !
Cứ sống ngược lại cái gian trá ấy thì có đức quảng đại, rộng lượng thôi !