Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2020

Trà thơm, vị đắng

-Đông Quang-

Sáng ngày, ngồi nhâm nhi trà thơm, chợt thấy thư thả, tự tại vô cùng...
Trà thơm, vị đắng chát mà quyện cùng mứt hạt sen thơm ngọt bùi trong miệng khiến mọi thứ đều tan biến, không còn mùi vị gì mà cũng không thiếu mùi thơm vị ngon nào. Sẵn nghĩ thiên hạ thiệt là vất vả, gặp lúc Âm khí đầy trời, thay vì lùi ẩn luyện công cho khí Dương tăng cường, lại đi giương danh khắp nơi, bày lắm ... Ngẫm thấu chút cảnh chư thần tiên thấy trần gian thất cười mà bỏ đi vân du.
Thôi thì, “Ác cực Thiện sanh”, các vị vắng mặt ít hôm rồi lại về, nhà ai có phúc đức các vị ghé chơi.


Tết, là cùng người thân xúng xính áo đẹp đi dạo phố...

-Đông Quang-

Tết, là cùng người thân xúng xính áo đẹp đi dạo phố, thưởng lãm hoa, đứng lại một chút nghe bài hát của người hát rong và chụp vài tấm hình kỷ niệm để mai này dăm mười năm mở ra xem mà bồi hồi nhớ Tết xưa...
Năm nay có dịch cúm "Corona Vũ Hán", thầy không nói nó không hại nhưng chuyện là vầy : Bệnh ấy nguy hiểm, có nguy cơ làm hại nhiều người nhưng có nhiều người muốn vậy để làm cho người khác tốn nhiều tiền hơn cho họ. Vậy lo thì cũng lo nhưng cũng nên biết là như vậy.
3 ngày Tết, cũng như 362 ngày còn lại trong năm, vẫn nghĩ, nói và làm điều lành, ...

Image may contain: one or more people and outdoor

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2020

Tết, là đi chợ coi múa lân

-Đông Quang-

Tết, là đi chợ coi múa lân, sư, rồng. Tiếng trống, chiêng, chũm chọe rộn vang...Tùng cheng... tùng tùng cheng !
Trong văn hóa người Tàu, con lân đại diện cho sự may mắn bởi nó rất hiền lành, không có nhiều sát khí như bọn tỳ hưu, sư hay rồng. Lân trong truyền thuyết là loài ăn chay, nó chỉ ăn rau cải, vì tính hiền lành nên đi đứng thường nhẹ nhàng thậm chí nhút nhát vì sợ giẫm đạp phải giun dế dưới đất. Tuy vậy, trên người lân có đầy đủ các bảo bối Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ mà không loài nào có (trừ loài rồng).
Ngày Tết mà gặp lân là gặp may mắn, người ta quan niệm như vậy.

Image may contain: bird

Image may contain: one or more people and outdoor

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020

Chúc mừng năm mới !

-Đông Quang-

Chào mọi người và Chúc mừng năm mới !
Vào ngày Tết, đặc biệt là Mùng 1 - 2 - 3 tháng Giêng, người ta thường nói, nghĩ và làm những điều lành, người ta thăm viếng nhau để kết chặt tình thân, tặng quà và chúc nhau lời đẹp mong may mắn đến với người được chúc.
Chữ Tết, là tiếng Nôm của chữ Tiết , nghĩa là "lóng", là cái đốt trung gian chuyển tiếp giữa đoạn trước và đoạn sau, như nói cái lóng mía tức là phần giữa của lóng trước và lóng sau cây mía, hàm nghĩa Tết là Giao Thời năm cũ sang năm mới.
Không chỉ có thế, Tết/ Tiết còn nghĩa là kết lại, bện lại, keo lại...hàm ý Tết là dịp để gia đình gần gũi nhau hơn. Sau một năm mưu sinh vất vả, gia đình mỗi người mỗi hướng lo kiếm sống ít khi gặp nhau đủ đầy và Tết là dịp để hướng về nhau, kết chặt tình thân.
Lão Tử viết "Mất Đạo mới có Đức, mất Đức mới có Nhân, mất Nhân mới có Nghĩa, mất Nghĩa mới có Lễ..." có ý là xã hội con người vì cuộc sống, miếng cơm manh áo, cứ lâu lâu là lại có sự cố, nền hòa bình đạo đức xây dựng không lâu lại có chuyện loạn ly, ngày càng xa rời chân Tâm, xa rời bản thể sáng trong của mình không biết ngày nào mới quay lại và cũng vì thế mong sao có ít phút giây, được 3 ngày thái bình là quý lắm mới sinh ra Lễ Tết. Bởi vậy Lễ Tết còn là "sợi dây" bện kết tình bạn, tình yêu, tình làng nghĩa xóm, tình đồng loại...
Vậy trong những ngày Tết, chúng ta hãy cùng nhau nghĩ điều lành, làm điều lành nhé ! Những gì bạn làm trong những ngày Tết bạn sẽ gặp lại giống vậy trong năm.
Thân chúc các quý ông bà, cô chú, bác, anh chị, các bạn, các em và các học trò năm mới nhiều sức khỏe, vạn sự như ý.


Thứ Ba, 14 tháng 1, 2020

“Danh khả danh, phi thường danh”

-Đông Quang-

Hôm nay, nhân có phút nhã hứng, tôi bèn đem hai thứ trà ra pha cùng lúc uống coi sao. Một bên là trà ướp bông sen tươi Hà Nội nổi tiếng xa gần, một bên là cổ trà xứ Tà Xùa trứ danh.
Trà ướp bông sen có nước màu hơi vàng xanh, vị nhẫn đắng pha lẫn mùi hoa sen thơm ngát, nước đầu vị ngọt, sau hơi chát, chung cuối lại ngọt nhẫn. Cổ trà vốn là những lá non trên những cây trà cổ thụ ở miền núi có nước màu vàng sậm, thơm mùi “mộc”như mùi cỏ cây ngoài đồng, vị hơi chát ngay từ đầu, nước kế chát hơn đắng hơn nhưng lát sau lại ngọt hậu gợi nhớ cái ngọt hậu của các loại trà Oolong...
Vừa nhấp trà, lúc trà này lúc trà kia, tôi ngẫm về chữ “Danh”. Lão Tử viết “Danh khả danh, phi thường danh”, nghĩa là cái danh vị nào còn gọi, còn phong tặng được, còn cố giữ được là chẳng phải Thường Danh. Thường Danh là cái danh vĩnh hằng. Danh mà vĩnh hằng gọi là Vô Danh! Chỉ có Vô danh thì mới dài lâu. Ở thời Dài lâu phải biết “vô danh”. Điều này nói ra ở đời rất khó nghe, khó triển khai vì ai cũng muốn mình có danh, người thì muốn được nhiều người khen ngợi, kẻ thì muốn có danh để kiếm ăn, lại có người bảo vệ danh người khác vì điều gì đó... Rồi muôn vàn nỗi sợ mất danh, sợ danh mình không được tôn trọng, sợ ô danh cha mẹ, sợ ô danh dòng họ rồi thậm chí còn sợ người khác tự làm mất danh chính họ !!
Thực ra, Vô Danh mới có thực danh, Hữu danh thì phải chịu làm giả danh.

Nguồn hình : Đông Quang


*P/s: Nói vậy mà không phải vậy mà cũng không phải là không phải vậy.