Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2019

Hại người là Họa, bị người hại là Phước ?

Viết ngày 22 tháng 5 năm 2015


"Khang Tiết Thiệu tiên sinh viết :

Hữu nhân lai vấn bốc, như hà thị hoạ phước ?
Ngã khuy nhân thị hoạ, nhân khuy ngã thị phước ... "

(Thiệu Khang Tiết tiên sinh nói:
Có người tới xem bói, rồi hỏi thế nào là Họa Phước ?
Tôi nói hại người là Họa, bị người hại là Phước"

Lạ thật ! Tại sao lại như vậy ? Làm thiện thì được hưởng phước, cớ gì bị người hại cũng là phước ?

Đó là bởi vì khi "ta bị người hại" thì nó đối lập với "ta hại người". Ta hại người là Âm, người hại ta là Dương. Nếu Âm là họa, ắt đối xứng nó là Dương- phước. Ta hại người, ta thất đức, đối xứng thất đức là có đức.

Có hai điều ta bị hại:
1 - Bị hại do phải trả Quả của nghiệp chướng.
2 - Bị hàm oan.

Với điều thứ nhất, đó là Nhân Quả không sai, hại người người hại, chẳng thể oán trách ai được. Trả được nghiệp chướng, cũng ví như trả được nợ ngân hàng, vừa khỏi nợ vốn mà cũng không phải trả lãi nữa. Gọi là có phước.

Ng.:Internet
Với điều thứ hai là hàm oan, như Dịch nói nghĩa là Trời Đất, Âm Dương đã không còn cân bằng, chỗ thấp lại còn bị lún sâu (bị oan), không còn Thiên đạo nữa. Dù là bị hại oan thân mạng, tài sản hay nhân phẩm cũng đều nghĩa vạn vật chưa công bằng, do đó để Thiên đạo được duy trì, vũ trụ sẽ bù đắp cho chỗ oan ấy, ví như nơi mặt đất có chỗ hầm hố trũng thì nước sẽ chảy vào.

Do đó, khi bị người hại, chớ có trách Trời, trách người, chẳng sớm thì muộn, đứng trước Nhân Quả, tất cả đều chỉ có Một mà thôi. Đó là Công Bằng.

Thế nói bị người hại là có phước, vậy phước lớn hay nhỏ ?
Còn tùy ở cái Tâm mình ứng xử thế nào khi bị hại.


-Đông Quang (dongquangus)-

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

Tại sao chúng ta cần biết trước chuyện sắp tới ?

Vì vạn sự chẳng qua khỏi chữ Thời nên cần phải biết cái Thời của mình ở đâu để liệu mà đi cho đúng.
Thế gian mê tín là do lòng người ngu muội, cứ cố lao theo cái mình muốn mà không trọng Nhân Quả. 64 quẻ Dịch nói dài mấy cũng chỉ quanh chữ Đạo Đức, nói Âm Dương cũng là nói Nhân Quả mà thôi.
Như người sống thiện, làm trăm việc tốt mà thời tốt chưa tới vẫn xấu.

Thời xấu là thời Tà khí xâm phạm tính mệnh, nếu không phải hàng Đại Sư thì lòng người dẫu tốt cũng dễ trở nên u mê, dễ đưa ra những quyết định lầm lạc. Dẫu có đợi sau đó làm việc thiện báo đền cũng chẳng tốt bằng. Biết trước để có sự chuẩn bị về tinh thần ngay hiện đời thì hẳn nhiên sẽ tự tin hơn. Do đó chẳng thà biết trước mà lo trước, biết giữ thân trước nghịch cảnh để đỡ phải làm chuyện lỡ lầm vậy.


Viết ngày 16 tháng 2 năm 2016.
-dongquangus-

Hợi là cuối, đất chỗ ấy thấp mà Trời lại ở đấy ?

... Chỗ Hợi là Tây Bắc, cung Càn (Trời) ở đó. Tại sao 12 địa chi, Hợi là cuối, đất chỗ ấy thấp mà Trời lại ở đấy ?
Ấy là vì Trời có đức hiếu sinh. Trời ở trên cao mà xuống thấp như Dịch viết "Nước chảy vào chỗ trũng" là để bù vào chỗ thiếu. Chỗ chúng sanh nào thiếu - tức ở chỗ thấp- Trời sẽ đến bù đắp.
Trời bù đắp là để nâng đỡ chúng sanh lên cao, để tới chỗ hài hòa... vì chúng sanh là con của Trời.
Tại sao chúng sanh có Nghiệp riêng, Nhân riêng, Quả riêng mới phải bị ở chỗ thấp thì Trời lại đến giúp ? Vì đó là Nghiệp, Nhân, Quả của Trời, cũng là Phúc Đức của Trời. Trời chẳng thể làm Trời mà không ngó ngàng tới chúng sanh ! Trời không có việc gì làm sao lại có thể làm Trời ?!
Trời giúp chúng sanh mà không hại chúng sanh. Vậy giúp gì mà không hại ? Đó là không gánh dùm Nghiệp của chúng sanh mà là dạy chúng sanh cách Tự Chúng vươn lên khỏi hố sâu thấp ấy...
Nói Trời mà không chỉ có nói cái chữ Trời. Chân lý chỉ có Một, ai cũng nói như nhau.
"Ý tại ngôn ngoại"
"Văn dĩ tải Đạo" !



-dongquangus-

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Các vị muốn làm Cát nhân hay Hung nhân ?

Thầy Thiệu Ung viết:
"康節邵先生戒子孫 曰:“上品之人,不教而善;中品之人,教而後善;下品之人,教亦不善。不教而善,非聖而何?教而後善,非賢而何?教亦不善,非愚而何?是知善也者,吉之謂也。不善也者,凶之謂也。吉也者,....。《傳》有之曰:‘吉人為善,惟日不足。凶人為不善,亦惟日不足。’汝等欲為吉人乎?欲為凶人乎?"
Dịch là: Thượng phẩm chi nhân, bất giáo nhi thiện; trung phẩm chi nhân, giáo nhi hậu thiện; hạ phẩm chi nhân, giáo diệc bất thiện. Bất giáo nhi thiện, phi thánh nhi hà? Giáo nhi hậu thiện, phi hiền nhi hà? Giáo diệc bất thiện, phi ngu nhi hà? Thị tri thiện dã giả, cát chi vị dã. Bất thiện dã giả, hung chi vị dã. ........ "Truyện" hữu chi viết: 'Cát nhơn vi thiện, duy nhật bất túc. Hung nhân vi bất thiện, diệc duy nhật bất túc'. Nhữ đẳng dục vi cát nhân hồ? Dục vi hung nhân hồ? - Trích copy từ TuDienDanhNgon.vn
-------------
Đông Quang diễn nghĩa:
Người bậc cao, không dạy mà Thiện, đó chẳng phải Thánh nhân sao ? Người bậc trung, nhờ được dạy mà Thiện, chẳng phải đó là Hiền nhân sao ?
Còn kẻ bậc thấp, dạy điều Thiện mà nó lại làm điều Bất Thiện, có dạy cũng như không, thế không phải là người Ngu hay sao ?!
Người làm điều Thiện đồng nghĩa Cát nhân (người may mắn), kẻ Bất thiện đồng nghĩa Hung nhân (kẻ xui xẻo).
Lời truyện có nói:
Cát nhân làm điều thiện cả ngày chưa thỏa. Hung nhân làm điều ác cả ngày cũng không thấy đủ.
Các vị muốn làm Cát nhân hay Hung nhân ?

(Thiệu Ung là triết gia, Dịch sư, tác giả của môn Mai Hoa Dịch Số đời nhà Tống bên Tàu)


-dongquangus-