Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

Chữ Thời



Chữ Thời rất quan trọng.
Thời có Trong lẫn Ngoài. Thời bao ngoài Thời bên trong, Thời bên trong thông với Thời bên ngoài.
Vì thế mà Thời của cái Lớn đến đâu thì Thời của những cái Nhỏ bên trong cũng theo đến đó.
Thí dụ Nhà nước là một đại thể, nó đang chuyển mình để đổi thay, vậy những người trong cái tổ chức ấy cũng phải chuyển mình để thay đổi... Nếu không sẽ bị thải loại...
Rồi đây, một sự đổi mới sẽ diễn ra, gọi là chuyển hóa sang dạng khác cũng được.
Thay đổi thế nào đây ? - Phải hỏi, hoặc học mới biết.

Nguồn hình: dongquangus

-dongquangus-

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Hỏa Lễ - Thổ Tín

Cuộc sống là một chuỗi luân hồi. Luân Thiện hồi Thiện, luân Ác hồi Ác.
Khi Lễ là sự tử tế Hỏa sẽ sinh Thổ Tín. Tín là sự tin cậy. Sự tin cậy đến đâu là do ở cái Tử tế !
Lễ mà Giả, sẽ sinh ra Hỏa Giả. Hỏa Giả sinh Tín Giả. Thời nay người có hình đẹp nhiều mà cái giả dối cũng nhiều là vậy. Và muôn đời vẫn thế, người đẹp thật bao giờ cũng hiếm...
Hỏa chủ về Lễ mà Nóng quá thì Thổ Tín sẽ cháy khét. Đất khét sẽ nứt vỡ, lòng tin không còn ! Hỏa nhạt lạnh yếu ớt, Tín sẽ chẳng ấm nồng...
Lễ đến ti tiện, Tín chẳng trải rộng. Lễ đến sỗ sàng, Tín sẽ gai góc. Lễ đến vô tình, Tín cũng vô tình.
Lễ đến ngay ngắn, Tín sẽ vuông tròn... Đạo lý là vậy, ở đâu cũng vậy, hiền thánh nào cũng nói vậy, Đông Tây Nam Bắc đâu đâu cũng quan niệm vậy.

Nguồn hình: dongquangus

-dongquangus-



Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Dương trước hay Âm trước ?

Trà ngon, bánh ngon,
Thấy đời thật vuông tròn...
Hỏi chứ có Dương trước hay Âm trước ?
Có Nước trước hay Lửa trước ?
Có Cha trước hay Mẹ trước ?
Có Bắc trước hay Nam trước ?
Chẳng có cái nào trước cái nào sau cả ! Tất thảy đều có mặt đồng thời !
Tại sao lại vậy ?
Bởi nếu nói có Dương trước, thì chẳng đúng, bởi Dương sanh ra từ Âm. Nói Âm trước không đúng vì Âm sanh từ Dương.
Nói Bắc trước không đúng vì không có Nam đồng thời nghĩa là chẳng thấy được đâu là Bắc để mà trước. Với Nam cũng vậy Nam chính là Bắc của Nam mà Bắc cũng chính là Nam của Bắc khác. Chẳng ai có trước ai để mà so sau trước...
Tất cả phải đồng thời thì mới gặp Thời. Nếu không sẽ phải chờ Thời !
Cũng như trà bánh thầy đang ăn vậy, từ Bắc đem vào, nếu không đồng thời có Nam thì thầy đâu có ở Nam để mà từ Bắc gửi vào Nam ?!

Nguồn hình: dongquangus

-dongquangus-

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Nơi lượng đầy thì giảm, lượng thiếu thì đong cho đầy...

Thôi, phóng sanh "nó" đi ! Mang "nó" theo cá về sông, vạn sự thế gian rồi cũng như nước sông kia cuốn đi... Chỉ có niềm vui tự tại còn ở lại.
Phật dạy sống tha thứ để có Trí tuệ, tức đích đến là Trí Tuệ chứ không phải tha thứ. Tha thứ là phương tiện, không phải cứu cánh, vì nếu nói là cứu cánh thì phải tha thứ hết không chừa ai, con gì và cây cỏ gì. Và nếu vậy chỉ có nước từ giã cõi đời ngay và luôn mới được !!!
Phóng sanh là tập sống tha thứ. Để biết Thời nào tha được thì tha, Thời nào chưa tha được thì đợi đủ duyên mới tha. Cái thời "đợi" ấy có thể dài hoặc ngắn, tùy cơ ứng biến.
Tại sao vậy?
Nếu không đợi thì phải thả ngay toàn bộ cá trên thế giới này ngay hôm nay! Liệu có làm được không? 
Lại nói nhà Phật nói "Vạn pháp không thật Sanh mà cũng không thật Diệt". Vì thế không có gì bị Diệt mà tận Diệt cũng như Sanh, không có gì vĩnh viễn Sanh. Tất cả tùy duyên mà Sanh, do duyên mà Diệt.
Kinh Dịch, học thuyết Âm Dương cũng nói, Âm Dương tương sinh, vạn vật từ Thái cực mà ra, khởi đầu là Âm Dương, sau cùng lại trở về với Âm Dương, tức không có gì ngoài Âm Dương. Dương là Sanh, Âm là Diệt. Không gì ngoài Sanh - Diệt. Sanh quá thì Diệt, lúc tận Diệt cũng là lại Sanh...
Người hiểu cái lý đó sẽ phóng sanh mà không thật phóng sanh, bởi nếu thật phóng sanh sẽ phải thả hết không chừa con nào chứ không chỉ mỗi rổ cá này... Nói vậy không phải là giả phóng sanh, bởi nói giả sao những điều thiện lành an vui lại xuất hiện nơi người tham gia ?!
Tất cả tùy duyên là vậy, thả được nhiêu thì thả, nào chưa thả được thì đợi đó...Nơi lượng đầy thì giảm, lượng thiếu thì đong cho đầy...


Nguồn hình ảnh minh họa trong bài viết này sở hữu bởi Đông Quang

-dongquangus-