Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Lấy quẻ Dịch xem đang bị bệnh gì vậy ?

Dành cho người yêu thích học môn Dự đoán bằng Chu Dịch.

Ngày Nhâm Thân tháng Tân Dậu, chiều tối thấy trong người mệt mỏi, sốt lên 38 độ, không biết là sốt do cảm lạnh, siêu vi hay sốt xuất huyết hoặc gì khác, bèn gieo quẻ coi sao.
Lấy được quẻ Sơn Hỏa Bí , hào 5 động.
Quan quỷ Dần mộc.
Thê tài Tý thủy.. X
Huynh đệ Tuất thổ.. ứng
Thê tài Hợi thủy. f. Tử Thân kim
Huynh đệ Sửu thổ..
Quan quỷ Mão mộc. thế
Hào Tài Tý thủy động sinh Quỷ tại Thế hào 1 là do ăn đồ bị hàn xuống tới chân. Hào 5 động tại Thủy Tý là bệnh do nước chảy trên đầu, mặt tức là liên quan mũi họng...
Hào từ quẻ Bí nói :
"六五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 終吉.
Lục ngũ: bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.
Dịch : Hào 5, âm: Trang sức ở gò vườn, mà dùng tấm lụa nhỏ, mỏng, tuy là bủn xỉn, đáng chê cười đấy, nhưng rốt cuộc được tốt lành."
Vậy tức là vì đi ra ngoài mà mặc áo không kín gió nên mới bị nhiễm cảm lạnh.
Quả nhiên sau đó đúng vậy, chắc do chiều hôm ấy ra ngoài ăn uống toàn đồ hàn lạnh, mà chỗ quán cũng ẩm thấp...
*P/s: Tất nhiên Dịch quẻ có giá trị tham khảo cao trong thực tế nhưng tốt nhất nên đến bác sĩ khi có bệnh.
 Nội dung quẻ vẫn còn nhiều thông tin chưa bàn thêm. Học một khóa căn bản có thể luận được tầm này.
Nguồn hình : Google Search


-dongquangus-

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2018

Mệnh Vua

Phàm là mệnh hoàng đế, chẳng phải tự nhiên mà được, cũng phải có "chân mệnh". Dù quan điểm mỗi người có khác nhau về vua thì vua cũng thuộc hàng "tinh hoa", ít ra ở góc độ mệnh lý.
Mệnh vua, "Nhất mệnh, nhì vận, tam phong thủy, tứ mộ địa" nhất định có khác. Trùng mệnh hoàng đế rất nhiều, sao vua chỉ có một ? Đó là vì vận thời, môi trường, phẩm chất và cả may mắn đặc biệt. 
Đối với mệnh vua, phúc đức có khác, không thể so với dân thường. Đó cũng là vì vua là "đầu tàu", một quyết sách vua ban đều tác động đến số rất đông con người. Tác động xấu thì nạn lớn, họa lớn, tác động tốt thì phúc đức rất lớn. Tất cả đều lớn, chẳng thể so với dân thường. Nói cho dễ hiểu, trên biển, tàu viễn dương hẳn phải là tàu lớn, vỏ thép, động cơ rất mạnh, còn dành cho đi gần bờ thì chỉ cần thuyền thúng thuyền gỗ, mái chèo gỗ... Vậy thuyền thúng, thuyền gỗ nhỏ chẳng thể đi xa bờ vì không chịu nổi sóng to gió lớn, ngược lại tàu viễn dương cũng chẳng vào bãi biển được vì dễ mắc cạn. Công dụng, công năng mỗi loại mỗi khác, chẳng thể so chung. Đã chẳng thể so chung thì thuyền thúng đừng có chê tàu viễn dương không vào bờ được mà tàu viễn dương cũng chẳng thể khinh chê thuyền thúng nhỏ yếu...
Có chăng hơn thua giữa tàu viễn dương nào với tàu viễn dương nào, giữa thuyền thúng nào với thuyền thúng nào...Mà nếu so sánh như thế thì lại phải bàn tàu viễn dương của vùng biển nào, thuyền thúng của vùng biển nào và nhiều điều kiện khác nữa...Vậy chẳng thể nói hết để phân cao thấp được.
Lại nói... Lộc của mệnh hoàng đế không nhất định đồng nghĩa với tất cả mọi thứ trên đời gồm cả "Thọ tỷ Nam sơn".
Mệnh hoàng đế cũng có ngắn dài. Trúng độc, bị chém, bị bắn hay đơn giản là bệnh rồi chết chỉ là "hình thức" để hoàn tất tiến trình kết thúc của mệnh. Bị các nạn đó không có nghĩa là vô phúc, vô đạo mà cũng có thể đúng là vô phúc, vô đạo. Lộc của hoàng đế có thể là quan lộc, tài lộc, tất nhiên về mặt vật chất là ở hàng đỉnh cao nhưng không nhất định phải gồm tất cả các thứ.
Bởi thế mà có vua làm vua được có 3 ngày, 1 tháng, có vua chỉ được 2-3 năm...Điều đó là bình thường, hết sức bình thường.
Nói tiếp, thọ mệnh có khi dài ngắn còn do đức độ. Đức độ cao thọ cũng cao, ngược lại thì bị "cắt giảm". Vậy hỏi làm sao biết người đó đức cao hay thấp ?
Bộ môn Nhân tướng học luận muốn biết người đó thế nào, hãy ở cùng họ trong thời gian dài. Mà cũng phải có thuật quan sát nữa, chứ không phải cứ ở cùng là biết.


-dongquangus-

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Tết Trung Thu


Hằng năm, khi mùa Thu đến, lá rụng về cội, trái cây chín rơi xuống đất, hạt giống rời khỏi trái cây thì cũng là lúc đất khô nứt ra, hạt giống rơi vào trong khe đất nứt ấy rồi chờ vài cơn mưa cuối mùa giúp đất mềm ra khép miệng lại "ôm ấp" hạt giống ấy vào lòng như giữ ấm để chờ vượt qua mùa Đông lạnh giá mà sang Xuân nảy mầm, tái sinh cho trời đất.

Đối với người xưa, mùa Thu cũng là mùa thu hoạchhạt giống về cất để dành sang Xuân lại gieo trồng. Gọi chữ Thu trong mùa Thu là nghĩa như thế.

Khi đến giữa tháng 8, cũng là lúc không khí thu hoạch hạt giống trở nên sôi động, vui vẻ, người ta làm bánh Trung Thu ăn vào đêm trăng Rằm. Chọn ngày rằm làm Tết Trung Thu là cho dễ nhớ, khỏi mắc công tính lịch, cứ tới trăng tròn tháng 8 là được.

Vỏ bánh tượng trưng cho đất, ruột bánh phần lớn là các loại hạt lớn nhỏ khác nhau tượng trưng cho những hạt giống đang nằm trong lòng đất, vị mặn pha lẫn ngọt là đầy đủ Âm Dương, lòng trứng đỏ ở giữa là hơi ấm của thần khí tượng trưng mong ước của con người rằng các hạt giống ấy được Đất Trời bảo bọc ấm áp để vẫn sống tốt đến mùa Xuân sẽ mọc trở lại xanh tươi cho con người được mùa mới tươi tốt...

Bánh Trung Thu là thể hiện sự kỳ vọng cho mầm sống tương lai. Dân gian gọi Tết Trung Thu là Tết cho trẻ con cũng là ý đó.



-dongquangus-

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Rốt cuộc tại sao nên học Kinh Dịch ?

Kinh Dịch như một viên kim cương vậy, tùy người ở góc nào mà thấy nó màu gì rồi nhân đó mà ưng chọn cho mình.
Kinh Dịch chứa đựng tri thức trong nhiều đời nhờ được nhiều thế hệ vun bồi, đóng góp vì thế mà có đủ dữ liệu cho mọi người trong mọi lĩnh vực. Ai biết tận dụng khai thác sẽ thu gặt được nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Kinh Dịch là sản phẩm của ai không quan trọng bởi cái gì là chân lý thì ở đâu cũng như nhau, không là của ai mà không ai không được phép sở hữu. Chân lý không phải do con người tạo ra, con người chỉ phát hiện và tìm cách sống đúng với chân lý mà thôi nên không có sở hữu riêng. Kinh Dịch vốn là sách, lâu dần trở thành tác phẩm "keo chốt" lại thành một thể tri thức cực kỳ súc tích, đến mức được gọi là Kinh là vậy.
Nếu ai muốn tìm Đạo thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch chẳng nói gì trái đạo lý nhân ngãi ở đời cả. Ai muốn tìm Thuật để vận hành công việc, tìm kế sinh nhai, tìm phương y thuật,... thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch ra đời là vì nhu cầu cuộc sống. Điểm đặc biệt của Kinh Dịch là không có sự mâu thuẫn giữa Đạo và Thuật. Tất cả được dung hòa, cho ra giải pháp tối ưu. Vấn đề là ở người dùng trình cao hay thấp mà thôi...Trình cao hay thấp tùy ở việc học. Học thì có tự học và có thầy dẫn. Việc học cũng giống như đi vào khu rừng kiến thức vậy, vô cùng mênh mông, nếu tự học mà không biết cách sẽ đi lạc, mãi có khi cả đời vẫn không hiểu nổi. Nếu có thầy dẫn đường sẽ biết lối nào, chọn kiến thức gì, sách vở ra sao, sẽ mau hiểu biết, dù ở giữa rừng mà vẫn không sợ lạc...


-dongquangus-

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Vợ lớn và Vợ bé

Vợ thường chia ra hai dạng : Vợ lớn và Vợ bé. Bất chấp thiên hạ ra sức tán dương chủ nghĩa thủy chung một vợ một chồng, lại còn đem bọn thiên nga, ngỗng trời ra làm gương thế mà thực tế nhiều người cứ có hơn 1 con vợ !
Tại sao vậy ?
Nói ở góc độ Mệnh lý học, tất cả đều có nguyên do. Vạn sự đều có Âm Dương, chẳng phải do Dương mà không có phần Âm hay ngược lại. Người nam có vợ bé không chỉ do mình mà còn do vợ lớn !
Bộ môn Tứ trụ lý luận rằng, đặc điểm của Vợ bé - quy ước là Thiên tài- vốn là Phiến Tài. Tính của phiến tài vốn thiên về chìu chuộng, hầu như dễ đáp ứng nhu cầu chưa đủ từ vợ chính của người đàn ông. Phiến ngược với Chánh. Chánh Tài là vợ lớn, tính vốn là Chính nên đường chính, nhiều việc hiên ngang, cương trực đôi khi khó khăn, khó ở... Tuy nhiên, vì mang vai Chính tài nhưng lại dễ thiếu cái Phiến. Có Dương mà thiếu Âm cũng ví như có thừa cái này mà lại thiếu cái kia vốn có khi cần thiết hơn. 
Do vậy, bí quyết để giữ chồng cho các Chính tài là hãy có cả Chính lẫn Phiến. Hãy quan sát, đánh giá nhu cầu của chồng thật kỹ. Trong sự cương còn có nhu, trong vợ còn có người tình. Không cần nhiều, chỉ cần có hai trong một thì đủ chẳng cần thêm vậy...

Nguồn hình: Google search

-dongquangus-