Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Rốt cuộc tại sao nên học Kinh Dịch ?

Kinh Dịch như một viên kim cương vậy, tùy người ở góc nào mà thấy nó màu gì rồi nhân đó mà ưng chọn cho mình.
Kinh Dịch chứa đựng tri thức trong nhiều đời nhờ được nhiều thế hệ vun bồi, đóng góp vì thế mà có đủ dữ liệu cho mọi người trong mọi lĩnh vực. Ai biết tận dụng khai thác sẽ thu gặt được nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Kinh Dịch là sản phẩm của ai không quan trọng bởi cái gì là chân lý thì ở đâu cũng như nhau, không là của ai mà không ai không được phép sở hữu. Chân lý không phải do con người tạo ra, con người chỉ phát hiện và tìm cách sống đúng với chân lý mà thôi nên không có sở hữu riêng. Kinh Dịch vốn là sách, lâu dần trở thành tác phẩm "keo chốt" lại thành một thể tri thức cực kỳ súc tích, đến mức được gọi là Kinh là vậy.
Nếu ai muốn tìm Đạo thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch chẳng nói gì trái đạo lý nhân ngãi ở đời cả. Ai muốn tìm Thuật để vận hành công việc, tìm kế sinh nhai, tìm phương y thuật,... thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch ra đời là vì nhu cầu cuộc sống. Điểm đặc biệt của Kinh Dịch là không có sự mâu thuẫn giữa Đạo và Thuật. Tất cả được dung hòa, cho ra giải pháp tối ưu. Vấn đề là ở người dùng trình cao hay thấp mà thôi...Trình cao hay thấp tùy ở việc học. Học thì có tự học và có thầy dẫn. Việc học cũng giống như đi vào khu rừng kiến thức vậy, vô cùng mênh mông, nếu tự học mà không biết cách sẽ đi lạc, mãi có khi cả đời vẫn không hiểu nổi. Nếu có thầy dẫn đường sẽ biết lối nào, chọn kiến thức gì, sách vở ra sao, sẽ mau hiểu biết, dù ở giữa rừng mà vẫn không sợ lạc...


-dongquangus-

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

Vợ lớn và Vợ bé

Vợ thường chia ra hai dạng : Vợ lớn và Vợ bé. Bất chấp thiên hạ ra sức tán dương chủ nghĩa thủy chung một vợ một chồng, lại còn đem bọn thiên nga, ngỗng trời ra làm gương thế mà thực tế nhiều người cứ có hơn 1 con vợ !
Tại sao vậy ?
Nói ở góc độ Mệnh lý học, tất cả đều có nguyên do. Vạn sự đều có Âm Dương, chẳng phải do Dương mà không có phần Âm hay ngược lại. Người nam có vợ bé không chỉ do mình mà còn do vợ lớn !
Bộ môn Tứ trụ lý luận rằng, đặc điểm của Vợ bé - quy ước là Thiên tài- vốn là Phiến Tài. Tính của phiến tài vốn thiên về chìu chuộng, hầu như dễ đáp ứng nhu cầu chưa đủ từ vợ chính của người đàn ông. Phiến ngược với Chánh. Chánh Tài là vợ lớn, tính vốn là Chính nên đường chính, nhiều việc hiên ngang, cương trực đôi khi khó khăn, khó ở... Tuy nhiên, vì mang vai Chính tài nhưng lại dễ thiếu cái Phiến. Có Dương mà thiếu Âm cũng ví như có thừa cái này mà lại thiếu cái kia vốn có khi cần thiết hơn. 
Do vậy, bí quyết để giữ chồng cho các Chính tài là hãy có cả Chính lẫn Phiến. Hãy quan sát, đánh giá nhu cầu của chồng thật kỹ. Trong sự cương còn có nhu, trong vợ còn có người tình. Không cần nhiều, chỉ cần có hai trong một thì đủ chẳng cần thêm vậy...

Nguồn hình: Google search

-dongquangus-

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

MỆNH

Mệnh người dù thế nào cũng là về bên nhau, dù đến thế nào rồi cũng đi về Một điểm gọi là "Nhận ra Chân lý".
Đạo là "con đường". Kỳ thực không có con đường bởi "Đại Đạo vô môn" ! Không có cổng thì chẳng nói có đường. Bởi nói có đường phải nói có nơi bắt đầu và điểm đến. Nơi bắt đầu bắt đầu từ đâu, chẳng truy được, điểm đến là vô cùng, hỏi đâu điểm đến !? Chẳng thể biết. Nói Đạo là chỉ vì cần truyền đạt ý mà mượn từ "Đạo" thôi !
Vì gốc xưa chẳng truy hết, ngày mai biết ra sao nên mọi thứ mới tùy biến, thật giả biến ảo và thế mới có người theo cái Đạo đi hoài quanh co chẳng tới nơi, đáng lẽ đi một chốc rồi tới, lại chọn đường xa xôi vô bổ... Đã vậy lại còn có kẻ lầm cả Xe lẫn Đường. Đường là để đi mà lại cho là điểm đến. Xe là để đưa mình đến mà lại cho là mình là xe, lầm lạc vô cùng nên đường đi cứ vòng vòng suốt kiếp chẳng tới đâu.
Mệnh không có Tốt - Xấu. Gọi là Tốt nếu đi đường mau đến. Gọi là Xấu nếu cứ đi vòng vo. Đường mau đến là do có người chỉ đường. Đường lâu chẳng tới là vì mê ảo ảnh bên đường mà tự rẽ sang lối quanh co.
Có mệnh tuổi chưa cao mà đã có nhận thức. Có mệnh cả đời chẳng làm nên việc, cũng là vì đã đi sai quá xa. Đi ngày càng xa là do mê lầm, đi lạc.
Thầy Thiệu Ung từng nói :
"Tửu bất túy nhân, nhân tự túy
Hoa bất mê nhân, nhân tự mê"
Rượu không làm anh say, chỉ vì anh uống vào mới bị say.
Hoa không làm anh mê thích, là do anh tự mê lấy (mà lầm lạc...)

Nguồn hình: Đông Quang

-dongquangus-

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Phúc Đức

Phàm là khi mệnh đến Thời xấu, tức là thời mọi thứ đều vô duyên, cái gì mình muốn đều không được như ý, thì phải cậy nhờ may mắn.
May mắn gọi tắt là Phúc.
Phúc đến từ đâu ?
Phúc đến từ Đức.
Đức đến từ đâu ?
Từ những việc làm, lối sống, hành xử, ăn nói tốt đẹp của mình trong thường ngày từ trước tới giờ.
Vậy thí dụ khi thời xấu, bệnh tật đến, nếu từ trước đã sống đàng hoàng, không hại ai - không chỉ có thế- mà còn chăm làm việc thiện, biết hỷ xả tài trợ, biết cứu giúp chúng sanh bất kể loài nào thì sẽ được may mắn cứu thoát. Nói thế không phải tự dưng bệnh khỏi mà là có duyên gặp thầy giỏi cứu chữa.
Lập đức cứu chúng sanh, lẽ nào trời đoạt hết phúc sinh khí ?!
Nhưng hãy nhớ, Phúc như cây vậy, mọc lên cao theo ngày tháng nhờ sự vun bồi ngày qua ngày chứ chẳng phải tới hồi gãy đổ mới chạy làm việc thiện thì khó có hóa giải ngay.
Đó là mới nói đạo lý đơn giản, chưa nói gì ghê gớm đâu.
...
Đọc sách thiên kinh vạn quyển, lý luận ngày cả nghìn câu cũng chỉ là khua môi múa mép. Chính trải nghiệm thực tiễn Nhân Quả mới xác quyết mọi lập luận...
Nguồn hình : Google search
-dongquangus-

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

"Sanh thần" !

Trong giao tiếp và văn chương tiếng Việt, nếu ta dùng các từ Hán-Việt, Hán-Nôm vào sẽ làm câu nói trở nên lịch thiệp, trang nhã và cũng trang trọng.

Nếu như "Sinh nhật" đơn giản hiểu là ngày sinh, ngày ra đời thì "Sanh thần" có nghĩa là "Ngày tháng chào đời" hay "Thời gian chào đời". Nhưng đó là dịch nghĩa đen, còn nghĩa bóng thì chữ "Thần" ( 辰 ) còn đọc là Thìn, là lúc Dương khí "ở giữa" (vì giờ Thìn ở sau hai giờ Dần Mão là lúc Dương khí bắt đầu sinh và ở trước hai giờ Tỵ Ngọ là Dương khí bắt đầu già) hàm ý là lúc thịnh vượng, lúc có thần khí, thần thái sung mãn. Giờ Thìn là giờ từ 7 đến 9 giờ sáng, là giờ vạn vật hoạt động sôi nổi nhất trong ngày, tức cũng hàm ý sinh vượng.

Nói lời chúc "Sanh thần" ai tức cũng là chúc người đó "Luôn có thần khí sung mãn" !



-dongquangus-