Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Quẻ Đoài - quẻ của niềm vui

Vào buổi trưa mùa Đông thời nọ, ta ngồi lướt web. Tình cờ đọc được bài share của một tên dở hơi chán đời mặt to lông mày rậm - thường hay hỏi những câu làm ta ngáp dài- về tai nạn của một người nghèo... Ta cảm thấy cần giúp chỗ ấy nhưng hơi do dự không biết thông tin có chính xác không,.. Ta tự hỏi vậy có nên giúp không ?
Được quẻ Thuần Đoài, hào 4 động.
À, ra là vậy !
Trước Đoài là Tốn, vì quá khứ ta đã từng có link với nó, nên mới có sự kiện Đoài là Vui này.
Đoài là vui bên ngoài mà cũng vui trong lòng. Ngoài mặt thì cười mà lòng dạ cũng hân hoan, đó mới là vui, chớ chẳng phải ngoài thì cười mà lòng dạ lại không vui.
Hào 4 quẻ Đoài nói : "Cửu tứ; Thương đóai, vị ninh, giới tật, hữu hỉ."
Dịch: Hào 4, dương: cân nhắc xem nên cầu vui ở phía nào mà chưa quyết định được rồi sau theo chính bỏ tà, đáng mừng.
Nghĩa là Ban đầu thì còn do dự, là do thân còn gần hào 3 - hào 3 là chỗ của kẻ tiểu nhân, ví như 1 cô gái mà ở giữa 4 người đàn ông - nên có sự hoài nghi về độ chính xác của thông tin. Nhưng mà rồi vì vốn đã chọn đường Chính nên đã làm chuyện "hữu hỷ" (đáng mừng).
Ngẫm tới đây, ta biết mình cần phải làm gì rồi. Liền lát sau quẻ ứng nghiệm luôn !

Related image
Nguồn hình minh họa: Google Search

-dongquangus-

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Có thời làm được mà có thời nên buông bỏ

Khi anh đến tuổi 49-50-51, nếu Nhân tướng anh như vậy thì đó là lúc cần phải rút lui, nếu không làm vậy sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Tại sao cần phải rút lui ? Đó là vì Thời của anh (thể hiện qua Nhân tướng) không còn phù hợp cho việc tham gia vào cái hệ thống ấy nữa. Nó không còn phù hợp cho anh.
Ai đúng ai sai không quan trọng nữa. Ai hại, ai xử anh không quan trọng, vì đó chỉ là nhân tố để Số anh được diễn ra tương xứng với chọn lựa của anh.
Vạn sự đều tùy ở chữ Thời. Có thời làm được mà có thời nên buông bỏ. Đó cũng là Số. Buông đâu có nghĩa là bại. Chết thì mới hết đường cứu...
Số là gồm cả Tiên thiên và Hậu thiên. Tiên thiên định sẵn, Hậu thiên do anh.

Kết cục của anh chẳng phải chỉ do Tiên thiên.


Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Thời của Cách

Vào sáng sớm ngày thứ Ba, một ngày bình thường như mọi ngày, ta dậy sớm làm việc, mở máy tính thấy có đứa học trò hỏi "... ý tưởng đổi chữ viết là nên hay không thầy" ?
Ta bèn suy nghĩ ...rồi đi ngủ lại.
Khi trời hửng sáng, ta dậy đi tắm, sau đó tự pha cho mình tách trà nóng với gừng tươi và trà hoa bụp giấm. Nhấp ngụm trà thơm, vị đăng đắng, chua chua, cay cay, tinh thần sảng khoái, ngáp dài một cái ta nói...
Kinh Dịch có một quẻ tên là Trạch Hỏa Cách. "Cách" có nghĩa là: đổi mới, cách mạng, cách tân...
Lời đầu quẻ nói : "革: 已日乃孚, 元亨 利貞.悔亡.
Cách: Dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh. Hối vong.

Dịch: Thay đổi: Phải lâu ngày người ta mới tin được; phải rất hanh thông, hợp chính đạo (thì người ta mới phục). Ðược vậy thì không phải ăn năn."
Nghĩa là Ở thời của sự đổi mới (tiếng Việt), thì phải tính kế lâu dài (người ta thấy hợp mới dùng), (nhưng) cái sự đổi mới này phải "hợp chính đạo", có thế thì mới không gặp việc đáng tiếc sau này.
Nghĩa là sao ?
Việc gì cũng vậy, phải hợp Chính Đạo. Chính đạo là gì ? Là đường lối nào sẽ dẫn mình đi thật xa mà vẫn đúng chân lý. Nghĩ ra chữ viết mới cần phải có trình độ hiểu biết cao và tầm nhìn xa về ngôn ngữ, cũng ví như loài chim đại bàng vậy, chim ấy bay cao là vì nó có nhãn quan tinh tường, có tầm nhìn xa, trông rộng, đôi cánh nó to khỏe, giang rộng mới tự tin lướt trên gió lớn, không như hạng chim sâu, chim sẻ, vì bay dưới thấp mà tầm nhìn hạn hẹp, rồi vì tầm nhìn hạn hẹp mà chỉ bay dưới thấp.
Tiếng Việt -hay cái gì - đổi mới cũng vậy, hãy tạo ra cái chữ có thể chứa đựng được cả tâm hồn dân tộc, để trăm năm sau vẫn còn hữu ích, chứ đừng có vì ham ba cái tầm ngắn nhất thời mà cho ra loại chữ càng học càng ngắn...
Lời quẻ còn nữa ...

-dongquangus-

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Chim hồng tiệm tiến

Nhớ có thời nọ, ta thấy chuyện về con hồng hạc, tự nhiên mới nhớ tới hào 1 quẻ Phong Sơn Tiệm. Thực xưa nay có bao giờ ta "tự nhiên mới nhớ" !
Hào 1 quẻ Tiệm nói
"初六: 鴻漸于干, 小子厲, 有言, 无咎.
Sơ lục: Hồng tiệm vu can, tiểu nhân lệ, hữu ngôn, vô cữu.
Dịch: Hào 1, âm: Con chim hồng mới bay cao cỡ bờ nước, hạng nhỏ dại (hoặc tiểu nhân) thấy vậy cho là nguy rồi than thở, tuy tào lao đấy nhưng dù sao cũng không trách nó.
Ta thì nghĩ: Hào 1 là thời còn thấp, nhỏ, ở dưới cùng, như chim hồng mới tiến được tới bờ nước, kẻ "nhỏ dại" thấy thế mà than thở không tiến được mau (tức không văn minh) bèn cho là nguy mà không nghĩ đó vì hồng hạc còn nhỏ, chưa hiểu biết (tiểu tử), cần phải tập rèn cái đã, rồi mới tiến được."
Nghĩa là sao ? 
Chim hạc bay rất đẹp, nó cất cánh như máy bay phản lực vậy, chẳng giống máy bay trực thăng, sải cánh hạc rộng, dài, thân hình hạc thon thả, khi sải cánh bay thường phải là là ở thấp (bờ nước) rồi dần dần bay cao lên (tới trời). Hạc không bay kiểu từ trên trời rơi xuống như lũ kền kền, cũng không bay ào ào tranh đua như bọn quạ đen vốn là bọn có thể bay đứng để dễ chộp giành thịt thối... Để bay được như máy bay phản lực, chim hạc lúc mới tập bay nó phải tập rèn rất nhiều, từ tư thế sải cách, cho tới cách chạy đà, cổ phải vươn ra làm sao, thậm chí là tiếng kêu cũng phải hợp với hơi thở lúc đập cánh.v.v...Hạc con phải thử tập đủ cách, từ chút một, những điều thật nhỏ rồi mới tới điều cao hơn, mới hoàn thiện được, mới bay cao được. Chẳng thể lùi lũi cắm mặt xuống đất như chim cút, gà vườn.
Quẻ Tiệm cũng nói lời đầu:
"漸: 女歸, 吉, 利貞.
Tiệm: Nữ qui, cát, lợi trinh."
Nghĩa là nghĩ, nói và làm cái gì cũng cần phải từ từ như cô gái về nhà chồng vậy, chẳng thể hùng hổ "ghế trên ngồi tót sổ sàng" được.
Tại sao Con chim hồng mới bay cao cỡ bờ nước, hạng nhỏ dại (hoặc tiểu nhân) thấy vậy cho là nguy rồi than thở, tuy tào lao đấy nhưng dù sao cũng không trách nó ?
Trách nó -hạng nhỏ dại- làm gì, nó đã là người cao lớn đâu !

Nguồn hình: Google Search


-dongquangus-

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Nhìn cuộc đời đức Phật qua lăng kính Kinh Dịch

... Sau một thời gian tu hành khổ hạnh, thân người trở nên ốm yếu gần gò, sắp chết tới nơi, Tất Đạt Đa Cồ Đàm - tức đức Phật Thích Ca - rời khỏi chỗ tọa thiền, lần ra sông Hằng tìm nước uống (quẻ Giải), nhưng đi được một đoạn đã ngã gục vì kiệt sức, may có cô gái chăn dê gần đó tặng cho chén sữa uống mà hồi tỉnh (đó cũng là quẻ Giải), sau ngài xuống sông tắm gội sạch sẽ...
Sức khỏe hồi phục, nước sông mát mẻ, trong người sảng khoái, ngài nhận ra tự đày đọa thân xác mình hay quay lại hưởng dục lạc thế gian đều không phải là cách đi tới chỗ đắc đạo (đó cũng là quẻ Giải), Đạo của sự giải thoát là cần có Trí tuệ,... Liền quay trở lại cội cây bên bìa rừng, ngài quyết định thiền định tiếp (đó là quẻ Vị Tế - Vị Tế có nghĩa là "tiếp theo" mà cũng có nghĩa là "bắt đầu"). Sau suốt 21 ngày "nhập trong thiền định", đức Phật nhận ra Tôi chỉ là một phần nhỏ nhoi vô cùng trong thế gian mênh mông vô hạn này (là quẻ Mông), sự chân thật của cuộc đời là cái Tôi chẳng khác như ảo ảnh (quẻ Mông), tất cả chỉ như giọt sương mai, như ánh sấm chớp, thấy đó rồi mất đó,... (cũng là quẻ Mông).
Nhờ sự nhận thức ấy, đạt tới cảnh giới ấy, ngài - đức Phật Thích Ca - đã trở lại thế gian, vừa sống vừa quan sát thế gian, vừa đi thuyết giảng Phật pháp (vừa dạy mà cũng là vừa học- đấy là một vị thầy- quẻ Sư), trở thành bậc đại tông sư, là thầy của triệu triệu con người khắp thế giới (quẻ Sư).
Địa Thủy Sư - Bề ngoài như là Thổ - Đất, chỗ thì xanh tươi mà chỗ thì thô ráp không đồng đều nhưng bên trong lại chứa Thủy-Nước.
Thủy chủ về Trí, Thổ chủ về Đôn hậu. Bề ngoài thô ráp, tuổi tác già trẻ khó nhận ra nhưng phảng phất nét nhân từ, phúc hậu còn trong lòng lại chất chứa trí tuệ cao. Thủy mà có Thổ chắn, là cái Trí biết tiết độ, Trí mà được Thổ dẫn dắt là người có đạo đức. Đó là tượng của vị thầy lớn.
Ta đọc Kinh Dịch mà nghiệm ra vậy.

-dongquangus-