Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Theo được đến lúc xong không ? - Thiên Hỏa Đồng Nhân

Không chỉ có lợi ích mang tính thực dụng, Dịch lý học còn đem lại lợi ích về mặt triết học song song với kết quả là cho "ý kiến" về vấn đề mà mình đặt ra lúc gieo quẻ.

Thí dụ ngày X tháng Y năm Z giờ N.

Có người tự hỏi liệu có thể học Huyền môn lý số (Kinh Dịch, Tứ trụ, Nhân tướng...) đến xong xuôi cùng thầy (dongquangus) hay không ?

Thầy bèn lập quẻ, chừng 1 phút sau lập được quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân, động hào 5 và 6, biến quẻ Lôi Hỏa Phong.

Sau khi phân tích nội dung quẻ, kết luận như sau: Sẽ học được đến xong xuôi.



Hào 6 quẻ Đồng Nhân nói:

"上九: 同人于郊, 无悔.
Thượng cửu: Đồng nhân vu giao, vô hối.
Dịch: Hào trên cùng, dương : cùng với người ở cánh đồng ngoài đô thành, không hối hận."
Cùng với người tức cùng với thầy, ở cánh đồng ngoài đô thành tức nơi đất rộng ở ngoại ô, chữ "giao" khác chữ "dã", "giao" là đất ngoại thành, khác "dã" là đất nông thôn. Chỗ thầy dongquangus dạy là ở chỗ đất rộng ngoại ô, chẳng phải chỗ nông thôn. Quẻ đã linh ứng.

Tiếp hào 5 quẻ Đồng Nhân viết: 九五: 同人, 先號咷而. 後笑, 大師克相遇.
Hán-Việt : Cửu ngũ: Đồng nhân, tiên hào đào nhi. Hậu tiếu, đại sư khắc tương ngộ.

Nguyễn Hiến Lê dịch : "Hào 5, dương: Cùng với người, trước thì kêu rêu, sau thì cười, phải dùng đại quân đánh rồi mới gặp nhau."

Còn tôi nói "Tiên" tức là có nói "Hậu", trước là "hào đào nhi" (khóc như đứa trẻ) nên mới sau "tiếu" (cười). Nếu cầu Thành tức dễ có Bại, chỗ Thành là do dễ, chỗ Bại là do khó, nhưng ở chỗ Bại mà vẫn cầu Thành thì mới "đại sư khắc tương ngộ" được vậy.
Tại sao lại nói "khóc như đứa trẻ" mà không nói khóc như ông già, cô gái...? Đó là vì chẳng phải tiếng khóc bi thương, đau khổ. Chỗ Đạo lý làm gì có khổ mà khóc ! Chỉ là vì cũng phải có mồ hôi nước mắt vậy.
Còn nói "đại sư khắc tương ngộ" không phải là đại quân đánh đấm gì hết mà là ban đầu và về sau như thế nên thái cực mới đảo về từ chỗ Bại thành chỗ Thành. 
Tại sao lại thế ?
Chẳng nói được. Đạo lý đã thế, còn nói gì nữa ?! 
Cứ đi, rồi sẽ tới.

Hình : dongquangus


-dongquangus-

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2017

Phong thủy lạm bàn

Mặc dù ngày xưa Phong thủy là môn thăm dò địa chất, rồi ngày nay người ta đã biến tướng nó thành môn ...cầu tài lộc làm khác xa định nghĩa ban đầu, khiến cho thiên hạ không ít người chê cười bộ môn này mê tín dị đoan, qua câu ca dao :
"Hòn đất mà biết nói năng
Thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn".

Người xưa lại có câu: "Thất phân mệnh lý bất xuất môn, tam phân phong thủy tẩu thiên hạ"
Dịch ra là: (Nếu) chỉ nắm 70% mệnh lý học thì chớ có ra ngoài xem mệnh cho mọi người nhưng phong thủy học chỉ cần biết 30% là đã có thể tung hoành khắp thiên hạ.

Tại sao vậy?
Đó là vì xem mệnh người dễ kiểm chứng, người được xem thấy sai thì báo là sai, đúng báo là đúng.
Còn coi cái nhà mà coi sai thì cái nhà đâu có phản bác !? Vì không có phản bác nên bộ môn dễ bị kẻ lừa đảo lợi dụng để lừa gạt người khác.
Thực tế cho thấy ngay như những quốc gia cực kỳ trọng môn Phong thủy mà dân tộc bên đó vẫn có Tham, Sân, Si, thất tình lục dục đủ cả... Nếu cho rằng đặt ngọn đèn vào cung Hôn nhân thì vợ chồng hạnh phúc mà sao người ta vẫn ly hôn dài dài, hay đặt chậu cá vào cung Sinh khí mà vẫn bệnh liệt giường rồi này thì đeo đá hình con hồ ly sao vẫn ế, đeo đá hình con tỳ hưu mà sao sau sạch túi phải đem cầm cả...tỳ hưu ?
Thực chất bộ môn Phong thủy ngày xưa là môn tìm đất chôn người thân, tìm mạch nước uống, tìm chỗ đất an toàn về địa chất để định cư...Nhưng bằng cách nào đó người ta đã gán cho môn này có khả năng khiến cái nhà "giúp" mình có nhiều tiền hơn. Bằng các món đồ đặt vào các vị trí này kia, người ta cho rằng như thế sẽ làm giàu, tiền vào như nước, mạnh khỏe quanh năm,...làm khác xa chủ trương của môn Phong thủy nguyên thủy...
Nhưng nói thế trải qua mấy nghìn năm, không phải môn Phong thủy không có giá trị. Sự vun bồi tri thức vào bộ môn đã giúp Phong thủy cũng có "hào quang" riêng của mình.
Một trong những giá trị đó là lý luận về phong cách sống phù hợp với tự nhiên, triết lý về không gian sống không bị phạm kỵ những điều ảnh hưởng đến cuộc sống con người...
Việc bố trí các thước tấc cho khung cửa, vị trí đặt bàn, tủ, giường sao cho hợp lý đều là những điều hay của bộ môn này. Ngoài ra bộ môn còn giúp cải tạo, tái bố trí những thiết đặt bất hợp lý ảnh hưởng sức khỏe sang hướng có lợi cho người ở...
Như vậy, nói cách khác, Phong thủy là bộ môn có tính khoa học nhưng nó dễ bị lợi dụng, giống như trong lĩnh vực y dược vậy, thuốc thì nhiều mà người dùng không biết, dùng sai thì lợi bất cập hại, chẳng những không cải thiện sức khỏe mà còn rước thêm tật bệnh.
Dùng Phong thủy cũng giống như dùng thuốc vậy, không thể tự ý ra tiệm thuốc Tây mua dăm ba thứ không toa bác sĩ khám rồi uống cho qua cơn, ngay cả thuốc bổ cũng không được tự ý dùng, lại cũng không dễ dàng gì tự học mà thiếu công phu nghiên cứu, thiếu thầy thiếu thợ giúp đỡ ...
Tất cả đều cần phải có hiểu biết cao sâu, hoặc phải nương nhờ các chuyên gia.

Related image
Nguồn hình: hdwallsource.com (Google search)

-dongquangus-

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Ưu sinh

Tại sao có những đứa trẻ có cha nhân tướng toàn diện mà mẹ tướng có chỗ thiếu khuyết nhưng chúng lại có sức khỏe và trí tuệ khác nhau ?
Đó là vì thể trạng của cha mẹ rất quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ về nòi giống theo thuyết ưu sinh, sẽ ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe, trí tuệ và cá tính của đứa trẻ. Chúng như những hạt lúa vậy, sau khi rải ra đồng ruộng, chỗ thì đất đai màu mỡ nên lúa có cây cao vượt nặng hạt lại vẫn có cây èo uột, còn chỗ đất khô cằn thì cây còi cọc hạt lép mà cũng có cây cứng cáp hạt to...
Lại hỏi tại sao có những anh chị em sinh cùng cha mẹ, ăn chung mâm, học chung trường, điều kiện sống như nhau mà có đứa thì thông minh, thành công vượt trội, lại có đứa dù được chăm kỹ vẫn èo uột, nay ốm mai đau, trí thông minh kém... ?
Đó là vì thời điểm cha mẹ "yêu" nhau và sanh ra mình. Có đứa ra đời lúc cha mẹ mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc...Lại có đứa ra đời do "vỡ kế hoạch" lúc cha mẹ đang thời kém phong độ, chưa sẵn sàng... Thế cho nên, để có đứa con tài ba, mạnh khỏe, các cha mẹ phải làm gương, có đời sống tinh thần và thể chất lành mạnh ngay từ trước khi bé hình thành.

Các môn Nhân tướng học, Tứ trụ mệnh lý học...cũng căn cứ vào các quan điểm trên để trả lời câu hỏi tại sao người có mệnh giống nhau mà ngoài đời lại có sự khác nhau.
Nguồn hình: pixabay.com (Google search)

-dongquangus-

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

"Tre" & "Măng"


Trong bộ môn Tướng học, yếu tố di truyền rất quan trọng. Người xưa không nói cụm từ "di truyền", họ ví với hình ảnh cây tre và măng tre. Tre tốt tức giống tốt, măng mọc lên cũng khỏe; tre xấu, măng khó mà tốt được.

Luận rằng Tre xấu có thể sinh được Măng tốt không ?
Nếu trả lời là Có thì dẹp hết các trường học, toàn dân sống như hoang dã, chẳng cần vất vả đầu tư nghiên cứu phát triển con người, cha mẹ chẳng cần làm lụng vất vả kiếm tiền để cho con đi học... Đời trước Xấu mà đẻ được ra đời sau Tốt thì chẳng còn gì để nói. Nhất thiết phải có sự cải thiện về môi trường, đặc biệt là giáo dục mới tốt được.
Theo Nhân tướng học thì là Tùy bởi chúng ta cần phải quan sát "Măng" ấy xuất thân từ gia đình dòng họ "Tre" thế nào rồi mới đánh giá được.
Tại sao có nhiều người xuất thân nghèo đói, nhà ở nơi heo hút xa ánh sáng văn minh nhưng về sau trở thành vĩ nhân ? Đó là vì tuy xuất thân nghèo nhưng gia đình của họ mấy đời sống đàng hoàng, không làm chuyện tà ác, các đời gần huyết thống như ông cố, ông nội, cha đều sống nghiêm chỉnh, lương thiện lại có tâm hướng về sự giáo dục, có thể học thức không cao nhưng nhận thức lại cao, thường dốc lòng cho con cháu ăn học thành tài...
Còn như xuất thân gia đình buôn bán ma túy, hành nghề trộm cướp, gái điếm,...thì con cháu phải nỗ lực rất nhiều lần mới thành, hoặc phải viễn xứ tha hương đến chỗ văn minh cả đời không về, hoặc làm con nuôi nhà người có giáo dục, ở đó dù có môi trường tốt nhưng vẫn phải chịu khó nhọc công mới cải thiện được... Đó cũng là nói về Nhân Quả.
Related image
Nguồn hình: baomoi.com (Google search)
-dongquangus-

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Người sinh quý tử

Phàm là "Măng" tốt, nhất định là con cháu của nhà "Tre" lành.
Những người mẹ gương mặt phảng phất nét nhân từ - tức là người sống lương thiện; mặt không xương xẩu nhô nhọn - là người có đức nhẫn; ánh mắt hiền hậu - tức tâm địa đoan chính; khắp người da thịt không bệu rệu- tức lối sống lành mạnh ; các nét tướng bộ vị phảnh ánh thông tin có con rõ ràng... Nhất định là người sinh quý tử.
Không chỉ qua nhân tướng mà Tứ trụ của người mẹ ấy cũng có những biểu hiện tương tự. Tức là có sự đồng bộ.
Như người nữ (hình lá số minh họa) mà tứ trụ kết cấu chỗ khắc vẫn có hợp, chỗ xung có giải hóa là người lành tính, lại hàm Quan bất tạp Sát là có tính thủy chung, lại còn thân nhược mà Trạch mã - Kình Dương cung phúc đức hộ thân Tử tôn, "trăm sông đổ về biển lớn" là số sanh con thông minh, hoạt bát lại lợi tài lộc...
Thế mới thấy vạn sự ở đời, không có chỗ nào là ăn may cả ! Tất cả đều được bố trí trật tự Nhân Quả rất rõ ràng, chỉ vì đan xen dày đặc nên khó nhận thấy đó thôi. Người thiếu thiện đức mà sanh con hiền, lẽ nào trời có thiên vị ?! Nếu cầu sinh quý tử nhất định phải hồi đầu hướng thiện, chăm làm việc phúc đức, có vậy mới hóa giải mà thỏa nguyện được...

No automatic alt text available.

-dongquangus-