Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

"Hướng dẫn sử dụng" đồ Phong thủy - phần 1

Ngày nay nói về môn Phong thủy, người ta thường nghĩ về những vật phẩm nào là : Cục đá, tượng Phật, tượng con tỳ hưu, gà đồng, dây đeo hình con hồ ly... Rồi khi sử dụng đồ phong thủy, người ta thường hay chọn những thứ mà người bán đồ phong thủy tư vấn là đem lại nhiều tiền của và hóa giải xui xẻo.
Vậy đặt món đồ phong thủy liệu có thực sự cải thiện và làm tăng lợi ích, để có cái gọi là thêm tiền tài và hóa giải tai họa ?
Câu trả lời là có mà chẳng khác gì không nếu chỉ có đặt đồ phong thủy rồi thôi.
Tại sao vậy ?
Vì mọi thứ trên đời đều có Âm-Dương, có vật hiện hữu tức có Dương, vậy nó cũng phải có Âm. Muốn cầu lợi ích phải có cống hiến. Muốn có Quả ngọt phải trồng Nhân lành. Đặt đồ phong thủy lợi tài lộc mà buôn gian bán dối, lừa gạt... Muốn cầu hóa giải xui xẻo mà vẫn dùng thủ đoạn để phá hoại lợi ích người khác, không chịu làm điều lành thì các vật phẩm phong thủy sẽ bị nhiễm Tà khí, chẳng có ích lợi gì, chỉ gây tốn kém và hình hài phong thủy ngôi nhà sẽ trở nên quái dị... Nếu Tà khí ấy lâu ngày không tan, nhất định người ở đó tính khí thất thường, sức khỏe suy kém, tai họa liên miên...Dù mệnh gặp vận tốt cũng chỉ là kẻ tầm thường.
Thiết nghĩ, vật chất chỉ là phương tiện hỗ trợ mà thôi, lòng người mới là chỗ đáng nói. Đã tin phong thủy thì cũng phải tin Nhân Quả.
-dongquangus-

Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017

Số - Mệnh

Nói về Mệnh, tức cũng là nói về Số. Số và Mệnh không ngoài nhau. Mệnh và Người cũng không ngoài nhau, nên gọi con người có Số là không sai và có Số thì có thể Tính Toán. Hễ cái gì có thể tính thì đều cho ra một kết quả nào đó, thậm chí "phương trình vô nghiệm" cũng là một kết quả.
Lại nói vì mọi thứ đều có Âm-Dương tức là có cái cố định và không cố định nên có Mệnh thì cũng có Định mệnh và "Phi" Định mệnh. Định mệnh được hiểu là một "con đường có sẵn", người ta cứ theo đó mà đi nhưng cũng nên hiểu đấy là một "siêu con đường" có thể tùy biến để người ta được tự do hoạt động, tự ra quyết định để đi cho tốt hoặc trở nên tệ hơn...chứ không phải cứng ngắc và o ép đồng thời cũng có những giới hạn nhất định người đó không thể vượt qua. Tại sao vậy ? Để câu trả lời trong một bài viết khác.
Còn ở đây có một ví dụ nhỏ thế này: (trong hình) Nếu có người ra đời với Tứ trụ mà có cấu trúc:
- Thổ nhiều
- Giờ sinh là Tuất/Hợi
- Tài tinh không vượng lại còn bị hợp
- Quan tinh bị Thương đoạt
- Sát tinh yếu ớt lại còn bị Thực vượng chế
Như thế là mệnh Tài - Quan đều không, đồng nghĩa nếu theo đường công danh sự nghiệp thế gian thì khó thành đạt, đường hôn nhân cũng khó mà hạnh phúc. Mệnh như thế nếu được tự do lựa chọn mà theo đường xuất gia tu hành thì rất tốt, suốt đời sống thanh bạch, bình an, còn mà cố nuôi mộng lợi danh, đắm đuối đường tình ái thì cả đời chật vật chẳng mấy thành công thậm chí là đau khổ yểu mệnh...
Thế mới thấy có những mệnh hợp việc tu hành. Xuất gia theo Đạo cũng phải có Số. Số định ra con đường, tự anh chọn hoặc anh đi đúng hoặc đi sai. Đi đúng thì an vui, đi sai thì đau khổ vậy thôi. 
-dongquangus-

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Tướng miệng cười

Nay nói về tướng người thông qua nụ cười. Trước khi nói về tướng cười, phải bàn tướng miệng trước.
Miệng còn gọi là "Thủy tinh", nó đối xứng với Trán là "Hỏa tinh". Trán là vùng Dương, Miệng là vùng Âm. Nếu Dương khí là chỗ cần phải rộng rãi, sáng sủa, khí thế hiên ngang thì Âm phải là chỗ tươi nhuận, hòa nhã. Kinh Dịch luận rằng "Âm Dương là phải hòa hợp. Lệch Âm lệch Dương thì thành bệnh", trong Nhân tướng cũng thế, luận Trán là chỗ Dương thì phải phối hợp hài hòa với Miệng là chỗ Âm. Âm Dương hài hòa lòng người mới đoan chính. Trong Hán-Việt chữ "Đoan" nghĩa là ngay thẳng, chữ "Chính" là không theo đường tà. Xưa nay người có đức và thành đạt không ai không đoan chính.
Vậy nếu người có tướng trán cao rộng mà miệng lại nhỏ, khi cười cũng không rộng hơn bao nhiêu hoặc tướng miệng chưa cười đã rộng, khi cười thì rộng hơn mà trán lại thấp hẹp thảy đều không phải là Âm Dương hài hòa. Tất nhiên không tốt. Nếu miệng nhỏ cân đối với khuôn mặt mà trán không cao rộng, hoặc trán cao rộng mà miệng cũng rộng đồng thời phải cân đối với mũi và lưỡng quyền thì đó tướng Âm Dương hài hòa...
Tất nhiên đánh giá con người phải có cái nhìn tổng thể. Phần nói trên chỉ là một "mảnh ghép" mà thôi...
Midu- Nguồn hình: Internet

(còn tiếp)
-dongquangus-

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

Mệnh người "chưa tốt" - Phần 2

Đối với mệnh người "chưa tốt" mà nói, phạm phải Tam hình, Lục hại là cần phải chú ý. Hoặc sống tôn trọng luật pháp hoặc tìm chỗ học Đạo mà tu tâm dưỡng tánh, nếu không nhẹ thì bị chê cười, tẩy chay khỏi tập thể, bị luật pháp hình phạt, nặng thì bị chính quyền bắt giữ phạt tù thậm chí tử hình.
Vì sao ?
Mệnh bị hình hại vốn dễ bị đời chèn ép, tuổi thơ thường làm con cháu nhà có lối giáo dục bằng sự lừa gạt, uy hiếp, đòn roi...ra đường dễ bị ức hiếp, hù dọa, lừa đảo...Dẫn đến hệ lụy tuổi trưởng thành nhân sinh quan sai lầm, lấy lừa đảo làm niềm vui và lối sống... (Điều đó cho thấy tuổi thơ quan trọng biết chừng nào ! Giáo dục tuổi thơ sai lầm thì hậu quả xấu cho xã hội sẽ kéo dài và khó khắc phục. Xã hội nhiều tội phạm là do lỗi của giáo dục.)
Thí dụ mệnh phạm Sửu Mùi Tuất là tam hình, nếu thiếu sự chế hóa, tứ trụ lại cấu thành nhiều yếu tố có lục hại thì dễ phạm pháp. Mệnh đến vận Tam hình mà là Sửu Mùi Tuất thì thuộc phạm Hình Vong ơn, tức mang ơn ai thì lại lừa người đó. Trong nhà thì dễ phạm tội bất hiếu, ra đời thì bất trung. Chả phải thế mà gọi là bị hình phạt ?! Tam hình 3 Địa chi nặng hơn 2. Cũng có trường hợp phạm Tam hình dễ bị phạt nhưng có chế hóa thì lại là bị oan, dễ bị phạt hành chính, hoặc đơn giản là buộc phải ra tòa vì bị người ta lừa...
Thế làm sao để khắc phục ?
Đọc lại đoạn đầu tiên của bài viết này.
-dongquangus-

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Hình vốn Ảo

Người xưa có câu:
"Họa hổ họa bì nan họa cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm"
"Sông sâu còn có thể dò
Nào ai lấy thước mà đo lòng người"
!
Điều đó cho thấy Hình vốn Ảo, thế nên nó mới giả được. Khó biết lòng dạ con người thông qua bề ngoài. Thậm chí vẫn có người giả luôn cả Thần Sắc, Khí Sắc khiến thiên hạ tưởng như thánh thần... Bộ môn xem tướng học vốn đã khó, thực hành càng chẳng dễ, chỉ có "chém gió" là dễ.
Vậy phải làm sao ?
Ánh mắt là "cửa sổ tâm hồn". Nơi đó có thể thấy được cái "Thật" của con người. Mặt mày hung dữ mà ánh mắt không hừng hực lửa, không có hung sát, lâu lâu thoáng lên nét trìu mến thì nhất định là người nhân từ, vẻ hung dữ chỉ là giả tướng. Da mặt thô sần sẹo rổ, thân hình gồ ghề hình dung xấu xí mà ánh mắt trong sáng, con ngươi không đảo liên dao động trái phải bất định hẳn đó là người quân tử. Dù thiên hạ nói đó là kẻ xấu ác thì nhất định chớ có vội tin. Còn mặt mày có vẻ vui tươi, xương cốt trông bề ngay ngắn, da mặt láng mịn không ruồi sẹo (có khi là đã chỉnh sửa, giải phẫu thẩm mỹ) mà ánh mắt hay nhướng lên hoặc liếc xéo lén nhìn mọi người xung quanh nhất định là kẻ hay có mưu gian...

Nguồn hình minh họa copy từ Zing.vn

-dongquangus-