Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Dụng thần của Mệnh

Mỗi mệnh người chúng ta đều có nhược điểm nào đó khiến cho mệnh bị mất cân bằng, theo đó thì có một hành nào đó trong Mệnh bị thiên lệch, bị "nặng" khiến mệnh bị "ì ạch", thái quá... Trong khi đó Dịch lý luận rằng mọi thứ phải đạt tới sự cân bằng, hài hòa thì mới tốt. Tức là nên chiết giảm sự thái quá của Hành bị thiên lệch ấy, đồng thời tăng cường sức mạnh cho Hành bị suy yếu, sao cho Ngũ hành cơ thể đạt trạng thái hài hòa. Do vậy việc áp dụng dụng thần vào đời sống sẽ giúp mệnh được cân bằng, nhân đó cuộc sống cũng tốt đẹp, bền vững hơn. Đại khái là thế !

Việc phát hiện dụng thần của Mệnh không dễ dàng như tra bảng xem mệnh nạp âm dựa trên năm sinh, mà đòi hỏi phải xem xét tổng thể Năm Tháng Ngày Giờ sinh.v.v...Cần có các thầy giúp đỡ hoặc có học tập bộ môn Tứ trụ mới biết được...

Nguồn hình: Designed by dongquangus
-dongquangus-

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Em bé có triệu chứng bệnh nguy hiểm, vậy nên làm sao ?

Kinh Dịch, ngoài là một tác phẩm văn học, triết học để mọi người nghiền ngẫm, suy tư...thì đó còn là một bộ môn dự đoán có nhiều lợi ích thực dụng.

Ví dụ như có một hôm nọ, con tôi đang vui vẻ bình thường, bỗng dưng nôn ói, mặt mũi xanh mét, tay chân lạnh tanh, xuôi xị, nằm lăn ra ngủ li bì, ...Nhớ lại hồi chiều thấy trên đầu con có vết trầy xước, nghi là ngã té bị đập đầu vào vật cứng. Tôi buộc phải thận trọng không loại trừ khả năng có tổn thương não, hoặc có thể chỉ là rối loạn tiêu hóa do ăn phải các thứ không tốt.

Lúc bấy giờ nhà thì ở cách xa bệnh viện, đi lại không khó nhưng bệnh viện là chỗ dễ bị lây nhiễm các bệnh khác nên cần hạn chế đưa bé tới đó nếu không thực sự cần thiết là điều đúng đắn.
Những lúc như vậy, sử dụng bộ môn dự đoán của Dịch sẽ hữu hiệu. Tôi bèn lập quẻ xem em bé có làm sao không ? Vậy liệu con có triệu chứng như thế có phải là có gì đó nguy hiểm tính mạng hay không ? Nếu nguy hiểm sẽ lập tức đưa đi cấp cứu, nếu không sao thì có thể chăm tại nhà.

Ngày X tháng Y năm Z , giờ N

Được Quẻ Hỏa Trạch Khuê, hào 4 động biến quẻ Sơn Trạch Tổn.

Quẻ này Khuê, hào từ có câu "Dù có nguy thì cũng không sao. Chỉ cần gặp được nguyên phu là tốt."  Vậy tức điềm báo khả quan. Lại thêm hào dụng thần tọa vượng địa, trì thế mà lại minh động...và thêm vài yếu tố khác, tất cả đều đưa đến kết luận không sao.

Sau cùng tôi quyết định để bé ở nhà theo dõi... Quả nhiên lát sau bé tỉnh táo trở lại, đi bô thì thấy tiêu chảy, rồi nôn ra các đồ ăn hồi chiều...Khoảng vài giờ sau bé thức dậy đòi ăn uống và tình hình đã ổn.

Nguồn hình minh họa : Internet

*P/s: Việc xem quẻ mang tính tham khảo ứng dụng, không có tác dụng chữa bệnh nên ưu tiên nhất vẫn là hỏi ý kiến bác sĩ qua điện thoại hoặc đến bệnh viện.

-dongquangus-

Thứ Năm, 25 tháng 5, 2017

Quyết định hay không...

... Ngày "Vô thường" Tháng "Vô cực" Năm "Vô cùng", Giờ "Bất bất dịch" ta đã bàn cùng người về việc "Có nên đưa cái này vào cái kia hay không ?" mà mãi thấy vẫn chưa thỏa mãn, bèn "mời" Dịch Kinh lý số đến nhà vấn kế.
Được quẻ Trạch Hỏa Cách. Hào 3 động. "Hào động ở đâu, thần nhắc ở đó !"
Vừa đọc tên quẻ đã thấy mát dạ vì linh ứng.
Mương rãnh ở trên mà lửa nung bên dưới, nước từ mương xối xuống làm nguội mà lửa lại chực phun trào. Vì thế mà tranh luận nhau. Đoài là Kim mà Ly là Hỏa, Lửa Sắt tương tranh mà thành Cách.
"Cách" cũng nghĩa là thay đổi mà cũng nghĩa là tách ra bên Thiểu bên Đa.
Thoán từ quẻ Cách nói:
"革: 已日乃孚, 元亨 利貞.悔亡.
Cách: Dĩ nhật nãi phu, nguyên hanh lợi trinh. Hối vong."
Dịch ra là : Thay đổi: Phải lâu ngày người ta mới tin được; phải rất hanh thông, hợp chính đạo (thì người ta mới phục). Ðược vậy thì không phải ăn năn.
Là sao ?
Nói lâu ngày mà chẳng phải nói lâu ngày, ý là phải kỹ càng, không thể sớm chiều mà quyết, cần phải dựa theo lợi hại trong thực tiễn nữa mới quyết được.
Hào 3 động nói :
"“九三: 征凶, 貞厲, 革言三就, 有孚.
Cửu tam: chính hung, trinh lệ, cách ngôn tam tựu, hữu phu.
Dịch: Hăng hái tiến liều thì xấu, bền vững giữ đạo và thận trọng lo lắng, tính toán sắp đặt kế hoạch tới 3 lần thì kết quả mới chắc chắn.
Giảng: Hào này dương cương , bất trung, có tính nóng nảy, muốn làm liều, hăng hái tiến tới, hỏng việc (chinh hung). Phải giữ vững (trinh) đạo chính, thận trọng, lo lắng (lệ); phải sắp đặt, tính toán kế hoạch đến 3 lần, chắc không có gì khuyết điểm, thì kết quả mới chắc chắn..."
Ta nói Dịch dùng cụm từ "3 lần" mà chẳng phải nói là 3 lần. Nói "3 lần" là để nói đừng có hấp tấp mà cũng đừng rề rà đến nỗi mất quá nhiều thời gian. Chỉ cần xem xét vấn đề cho thật kỹ, tìm hiểu cái gì cũng phải đa nguồn, nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh, chẳng thể chỉ vì một chỗ mà đã vội đưa ra quyết định.
Lời nói gió bay mà còn phải uốn lưỡi 7 lần mới dám phát ngôn, huống là quyết định ảnh hưởng tới cả một cuộc đời.
...
Kinh Dịch
Nguồn hình: Internet

-dongquangus-

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Chọn một trong hai

Nhân lúc nào đó chúng ta gặp phải một vấn đề quan trọng là có hai lựa chọn mà lựa chọn nào cũng cần nhưng lại không thể chọn cả hai, chỉ chọn một mà thôi. Vậy phải làm sao ?
Ta nói ở hoàn cảnh như vậy, nếu dễ lựa chọn thì chẳng cần phải bàn, nếu không biết phải làm sao, thì hãy dùng Dịch.
Nói tiếp, nếu có hai vấn đề, chỉ được chọn một thôi thì nghĩa một là đủ, hai là thừa. Nếu cố chọn cả hai thì bị dư thừa. Nếu dư thừa thì sẽ là gánh nặng. Gánh mà nặng thì đau đầu, thân tâm mâu thuẫn, lòng dạ không yên,... đời sống con người vốn ngắn ngủi, không nên để mình lâm vào cảnh vậy.
Vậy hai vấn đề ấy thì nên chọn cái nào ?
Dịch nói phàm là cái gì mà mình có nhưng mình không "nuôi" nó từ đầu thì nó cũng sẽ không động, tức không hoạt động, không "sống" đến cuối. Vậy cái nào "không hoạt động" ta hãy bỏ nó đi ! Cái đã không hoạt động mà cứ mang theo trên vai cùng với cái "đang hoạt động" thì làm cho gánh nặng oằn cong như hào 3 quẻ Đại Quá nói : "Đống nạo, hung" mà thôi... "Đống nạo" nghĩa là cái cột (nhà/chân giường) oằn cong xuống (vì quá tải).

Thời đứng giữa hai lựa chọn, hãy bỏ cái "không hoạt động", lấy cái "hoạt động".

Quẻ Đại Quá trong chọn lựa
Nguồn hình: Internet

-dongquangus-

Thứ Hai, 8 tháng 5, 2017

Khi mệnh đến giai đoạn 54 ~ 59 tuổi

Về mặt mệnh học mà nói, bất cứ ai đến độ tuổi tầm 54 ~ 59 đều dễ gặp vấn đề về mệnh, kẻ thì mất người thân, người thì bị bệnh nặng, tai nạn, người thì mất chức vụ, thân bại danh liệt, thậm chí mất mạng...
Tại sao lại như vậy ?
Bởi đó là thời kỳ "chuyển giao" hay "quá độ" của mệnh để sang giai đoạn mới, tà khí từ nhiều năm trước còn dư dồn về giai đoạn này. Tức là nghiệp xấu (dù nhỏ, lặt vặt) từ lâu nay "dồn cục" lại công phá mệnh.
Do vậy phàm là người ở đời khó ai tránh khỏi hoàn toàn kiếp nạn đoạn này, chẳng lẽ tuyệt đối không có nghiệp xấu nào !
Đối với người làm quan, giai đoạn này cũng rất nhạy cảm, dễ bị cách chức, ví dụ như :... Thậm chí là bị bắt bớ, tù đày. Nặng nhất là tính mạng gặp nguy hiểm...
Làm sao để biết năm hạn của mệnh mình thuộc năm nào ?
Cần tìm gặp các nhà nghiên cứu về Mệnh lý học để họ thông qua ngày tháng năm và giờ sinh của mình mà lập lá số Tứ trụ rồi phân tích cho biết thông tin chính xác năm nào, thậm chí là tháng xảy ra sự việc.
Cách tốt nhất để vượt qua thời kỳ 54~59 "nhạy cảm" này là hãy buông xả, rũ bỏ bớt bụi hồng trần, chăm làm điều phúc đức...và một số bài hóa giải khác.


-dongquangus-