Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Ứng dụng Kinh Dịch : Liệu nhà có bị trộm vào không ?

Hồi cuối tuần vừa rồi, tôi có việc phải đi xa về miền Tây, cũng là ngày vợ con đi miền Trung chơi vài hôm. Khi đi được tầm ngoài 100km thì nhận tin nhắn điện thoại vợ báo đã đi khỏi nhà mà không khóa cửa nhà vì không tìm ra chìa khóa. Cứ đóng chặt cửa không khóa như vậy. Tất nhiên cô ấy lo lắng, sợ nhà sẽ bị trộm đột nhập. Tôi bèn lập ngay một quẻ Dịch để xem xem từ giờ đến lúc tôi về liệu nhà có bị trộm đồ hay nguy cơ gì không ?

Lấy được quẻ Thiên Phong Cấu, quẻ biến Bát Thuần Càn.

Luận rằng "Cấu" có nghĩa là kết chặt lại, cấu kết lại, biến ra Càn là khép kín, trước sau như một không có chỗ hở ra.

Vậy liền biết ngay nhà sẽ không bị trộm.

Tuy nhiên hào từ quẻ Cấu nói
"初六: 繫于金柅, 貞吉.有攸往見凶.羸豕孚蹢躅.
Sơ lục: Hệ vu Kim nê, trinh cát; hữu du vãng kiến hung. Luy thỉ phu trịch trục. 
Dịch: Hào 1, âm: chặn nó lại bằng cái hãm xe bằng kim khí, thì đạo chính mới tốt; nếu để cho nó (hào 1) tiến lên thì xấu. Con heo ấy tuy gầy yếu, nhưng quyết chắc có ngày nó sẽ nhảy nhót lung tung."

Điều ấy có nghĩa là không nên để sơ suất như vậy vì không thể may mắn lâu dài không bị trộm cắp khi không khóa cửa nhà. "Chặn nó bằng hãm xe kim khí" tức là hãy nhớ khóa cửa, "Con heo ấy tuy gầy yếu, nhưng quyết chắc có ngày nó sẽ nhảy nhót lung tung." tức giờ không sao nhưng nếu cứ sơ suất vậy hoài là có nguy cơ bị trộm đấy !

Thấy quẻ vậy tôi yên tâm tiếp tục đi nhưng sau khi xong việc cũng quay trở lại nhà ngay để tránh "Đêm dài lắm mộng". Quả nhiên về kiểm tra lại nhà không có dấu hiệu bị xâm nhập. Hai ngày sau lại nghe tin cũng trong hôm ấy ở tầng trên có nhà bị trộm đột nhập, may có người nhà nên không sao.

Từ nay sẽ cẩn thận hơn.


-Bài này dành tặng quý độc giả và các học trò yêu Dịch lý học-

-dongquangus-

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017

Nồi thịt ăn Tết

Sau cùng những nồi thịt kho trứng ăn Tết đã được trao tận tay người nhận.
Nhân đây cũng xin chia sẻ chút kinh nghiệm...
Khi làm từ thiện, đừng bao giờ tội nghiệp người nghèo. Họ cũng có tư cách, chúng ta có phải đấng trên cao nào đâu mà "có quyền" tội nghiệp họ !
Đừng bao giờ tặng họ cơm chay nếu không chắc chắn họ có thích ăn chay hay không. Mình đã từng chứng kiến một số vị mang tặng cơm chay cho trung tâm chăm sóc người tâm thần lang thang. Sau buổi ăn, những hộp cơm còn nguyên hoặc thức ăn chay bị vứt khắp nơi. Người bệnh tâm thần có thế giới riêng và ở đó chưa chắc họ thích ăn chay. (Nói riêng người tu đạo Phật: càng tu càng phải phá chấp, "bắt" thế gian phải ăn theo mình là chấp pháp rồi. Chừng nào người ta theo học mình, coi mình như cha, như thầy, có lề luật rồi thì hẵng dạy ăn chay)
Hãy mang tặng họ bánh kẹo, thịt cá, hoặc bất cứ gì bổ ích bằng cái tình của con người với con người. Đừng mong những điều to tát nào là hàng đoàn xe hùng hậu, hàng tấn hàng chất đống với trăm mối lo toan để rồi tham, sân, si nổi lên khắp nơi, tà ma cũng đua nhau vào phá hỏng việc... 
Hãy thong thả đến thăm họ, đừng vội đến rồi vội đi, đừng quăng đồ đấy rồi ngoảnh mặt lòng chắc mẫm "Mình có phước rồi !" Ít nhất cũng dừng ít phút để hỏi thăm sức khỏe, cuộc sống hiện giờ của người ta ra sao. Tốt nhất nên nghe họ tâm sự để "hồi quang phản chiếu" rút ra bài học cho riêng mình...
Nếu có gửi tiền hoặc quà nhờ người đi thay thì lòng hãy thầm chúc người nhận luôn được an vui dù phải trong nghịch cảnh... Không có biên giới giữa các thế giới, hễ tâm thành thì có cảm ứng.
Làm từ thiện là sẻ chia thiện chí của mình để được nhận lại sự thanh thản, an lành trong tâm hồn.
Nguồn: dongquangus

-dongquangus-


Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

Thời Tạm Thời

Phàm là ở đời, có Thời đắc Thời, có Thời không được Thời mà cũng có thời Tạm Thời.
Ở thời tạm thời, mọi thứ đều tạm bợ, chẳng dính chặt được, không gì chắc chắn, chỉ có sự tạm thời là chắc chắn. Ví như Dịch Kinh quẻ Lữ nói Lữ là lữ thứ, là gá tạm, là trọ... Người mà lập nghiệp thời Lữ thì phải biết đừng mong chắc chắn điều gì, thay vào đó hãy đối diện và sống với thời Lữ.
Vậy sống như thế nào để hợp với thời Lữ ?
Phải đi từ bước đầu tiên, hào 1 quẻ Lữ nói :
"初六: 旅瑣瑣, 斯其所取災.
Sơ lục: Lữ toả toả, tư kì sở thủ tai.
Dịch: Hào 1, âm: Ở thời Lữ mà tẳn mẳn với những điều lặt vặt tức là sẽ tự chuốc lấy hoạ vào thân"
Lời ấy chẳng phải Dịch chê trách, cũng chẳng cảnh cáo, hù dọa mà người lập nghiệp hãy nghĩ rằng:
Ở thời tạm thời, hãy rộng mở, khoan dung cho tâm hồn của chính mình, gạt bỏ những buồn bực ít liên can, coi như khó khăn có mà như không, tập trung vào công việc, có vậy mới thành công.

Nguồn hình: Internet


-dongquangus-

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Quẻ nói về tình trạng trẻ bị dậy thì sớm

Có một thời nọ, tình cờ ta đọc bài báo "báo động" về tình trạng trẻ em dậy thì sớm, nguyên nhân là do ăn/uống phải cái ...chi chi...đó ! Ta bèn nhớ lại ngày trước, thỉnh thoảng lại nghe lâm râm cái chuyện ăn/uống cái ...chi chi ...đó, nay bèn lập quẻ hỏi coi "Có phải vậy không ?"
Ngày X tháng Y năm Z , giờ G.
Lấy được quẻ Sơn Địa Bác.
Ta nói... Đường ở dưới bằng phẳng mênh mông, lối đi rộng lớn chẳng chịu lại đâm đầu vào đá núi...
Ấy cũng là vì ngày trước ham mê cái đẹp (Bí) mà nay mới gặp cảnh Bác. Bác là tiêu điều, mòn tróc, bong lở...Xem quẻ hỏi về trẻ con mà lại thấy cảnh "bong tróc, rơi rụng" !!!
Thời của quẻ Bác là thời "Tiểu nhân đắc chí". Tại sao chúng lại đắc chí ? Đó là vì có người cho chúng lừa ...
Tình trạng "nó" đã tới đâu rồi ?
Tới "người nằm" rồi. Vậy nếu có nhận thức, hãy dừng lại trước khi quá muộn.
*P/s: Chớ có nghĩ đọc văn này mà gắn ta vào! Thay vào đó "...Hãy xoay cái tánh thấy của mình vào bên trong mà suy xét..." (mượn lời Kinh Phật)

Nguồn hình: Internet

-dongquangus-

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

"Thích học hay không" qua lăng kính Tứ trụ (Tử bình)

Không thích học không có nghĩa là không có duyên học. Cũng như thích học không có nghĩa là có duyên học.
Mệnh thân nhược nhập vận Ấn thường hiếu học, dẫu lười cũng đủ duyên thành tựu đường học vấn. Còn thân vượng đầu đời đã khởi vận Tài thì không ham học mà dẫu có thì đến trường lại toàn gặp thứ vô duyên. Do vậy việc giáo dục chẳng thể cào bằng, rập khuôn, phải tùy đứa mà dạy, cho vào môi trường phù hợp. Đứa thân nhược khởi vận Ấn chẳng cần nói nhiều, tự tìm sách vở tự học tự hành, cha mẹ khỏi phải ưu tư. Còn đứa thân vượng khởi vận Tài thì có đầu tư trăm triệu cho vào trường quốc tế cũng khó tiến nhanh.
Lại nói có đứa thân nhược khởi vận Quan Sát, tuy không hào hứng đi học nhưng cũng không vô duyên bởi Quan Sát tuy khắc Tỷ Kiếp nhưng cũng tiết khí Tài, lại sinh cho Ấn tức là người thông minh, chỉ cần được sự kiên trì dẫn dắt vào chỗ giáo dục hợp lý là sẽ có thành công.
Vậy nên phàm là người thì nên biết mệnh, chớ vì chữ "bói" mà sinh tâm khinh lờn làm vuột mất cơ hội nâng cao nhận thức.


-dongquangus-