Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Vị Tế sang Càn

Hôm qua, sau khi làm xong một việc, ta thầm nghĩ mình làm vậy có đúng không ?
Chuyện mình làm mình biết, cớ sao lại hỏi "ai" ? Thì vậy, cũng là tự hỏi mình đấy thôi.
Nhẩm tính được quẻ Hỏa Thủy Vị Tế, hào 6 động.
"Thượng cửu: Hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu. Nhu kỳ thủ, hữu phu, thất thị."
Nghĩa là : Làm vậy được rồi, vui vẻ thong thả ăn nhậu đi, không sao cả. Còn mà cứ đòi lời lãi hơn nữa thì dẫu có lợi cũng chỉ hại nhiều hơn thôi.
Hay thay ! Hay thay ! Thật chí lý, chạy theo bắt con tôm mà làm mất cái chài, chẳng thà lấy chài bắt tép còn hay hơn nhiều vậy.
Đến thời Vị Tế nghĩa là đến thời "đã có" nhưng cũng là thời "sẽ có". Có cái này rồi sẽ có cái khác nữa, nếu cứ ham mỗi cái này thì sao có cái tiếp theo ? Quá ham sẽ chẳng từ Vị Tế sang Càn được. Từ Vị Tế mà không sang Càn được chẳng khác gì vũ trụ ngừng vận động.
-dongquangus-

Thứ Tư, 11 tháng 11, 2015

Về học Kinh Dịch bằng Hán Ngữ

Về nguyên tắc, học Kinh Dịch chúng ta cần học thêm chữ Hán. Nhưng hiện nay - kể từ khi ĐCS TQ nắm quyền - người Trung Quốc đã chuyển sang dùng chữ viết dạng Giản Thể thay vì chữ Phồn Thể (trừ HongKong, Đài Loan, Ma Cau và một số cộng đồng Hoa Kiều) - trong quá khứ vốn là một loại chữ chứa đựng nhiều tinh túy tinh thần của văn hóa Trung Hoa - thì khi tìm hiểu về Kinh Dịch bằng chữ Hán chúng ta phải thận trọng. Phải chọn học hoặc đọc những bản Kinh Dịch viết bằng chữ Phồn Thể. Không nên đọc bản viết bằng Giản Thể. Nếu nghiên cứu quyển "Kinh Dịch - Đạo của người quân tử" của tác giả Nguyễn Hiến Lê thì chỉ cần đọc Hán Việt thôi, không bàn Hán ngữ. Nếu học chữ Phồn Thể, phải đọc "Kinh Dịch trọn bộ" của tác giả Ngô Tất Tố vì tác giả sử dụng chữ Phồn Thể.
Vì sao phải như thế ?
Vì chữ Giản Thể là "thuốc độc" văn hóa của Trung Quốc hiện nay. Chính người nước ấy cũng đang "trúng độc" của chính họ, do vậy chúng ta không nên mang về xài.
Tại sao gọi chữ Giản Thể là "thuốc độc" ?
Đó là vì nó đã làm sai lệch ý nghĩa tinh thâm của chữ Phồn Thể. Học Giản Thể mà không biết Phồn Thể thì chỉ có thể học được ký hiệu Tàu mà không thể nhập được cái "tinh chất" của người Tàu.
Thí dụ chữ Thánh trong Phồn Thể viết là 聖 với chữ Mục (目 con mắt) và Khẩu (口 miệng) ở trên, chữ Vương (王 vua) ở dưới tức ý Thánh là người có hiểu biết (cái nhìn) và lời ăn tiếng nói (khẩu) còn trên cả bậc vua chúa (tức là rất quý báu). Nhưng sang đến chữ Giản Thể thì lại viết là 圣 với bộ Hựu ở trên, bộ Thổ ở dưới xem chẳng ra cái nghĩa gì cả ! Bộ Hựu ở phó từ nghĩa là "thêm", đi cùng chữ Thổ là "đất", vậy hóa ra chữ Thánh nghĩa là "thêm đất" à ?! 
Nguồn: Internet
Hay ví dụ như những chữ dưới đây trích đoạn từ bài viết trên trang Epoch Times Japan (dịch giả: Nhật Thy) (Link nguồn http://vietdaikynguyen.com/…/72526-chu-gian-da-phan-anh-th…/) :
"Ví dụ, chữ Thân 親 tức thân thích, thân hữu. Gồm bộ tân 辛 bên trái, và chữ kiến 見 bên phải, hàm nghĩa của bộ tân tức là vị cay, tượng trưng cho sự gian khổ, kiến tức là gặp mặt, nhìn thấy nhau; cho dù trong lúc khó khăn nhất, những người thân vẫn có thể luôn ở bên cạnh và tương trợ lẫn nhau, vẫn luôn thăm viếng và giữ được tình cảm khăng khít. Chữ giản thể đã bỏ mất đi chữ kiến chỉ còn lại bộ tân, anh em, vợ chồng,cha con vì bước đường mưu sinh gian khổ đã không còn nhìn mặt nhau nữa.
Hương 郷「hương 」thay đổi thành乡 mất đi「lang」「郎」 (đàn ông , chồng). Ở nông thôn Trung Quốc ngày nay những thanh niên rời xa nhà, đi đến các đô thị lam việc, chỉ còn lại những đứa trẻ và người già.
Ái「愛」ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận và tình nguyện hi sinh. Chữ giản thể đổi thành 爱, mất đi chữ tâm (trái tim). Trở thành tình cảm (tình yêu) hời hợt bên ngoài không có con tim.
Tiến 進 (tiến lên) gồm bộ sước 辶 (bước chân) và chữ giai 佳 (tốt đẹp), thay đổi thành 进, Chữ giai thay đổi thành bộ tỉnh「井」(cái giếng), tức “ bước chân đi vào giếng” cũng chính là tự hủy diệt mình.
Thính「聴」(nghe) gồm bộ nhĩ 耳 bên trái, chỉ cái tai; bên phải là chữ thập 十 (số mười) phiếm chỉ số nhiều, chữ mục目 (con mắt) và cuối cùng là tâm 心 (con tim), người ta phải nghe bằng tai, nhìn nhận nhiều lần bằng mắt và suy xét bằng nội tâm. Chữ giản thể đã đổi lại thành 听 gồm chữ khẩu 口 (cái miệng) và cân 斤 (cái rìu). Người ta không nghe bằng lỗ tai, không nhìn nhận bằng mắt và suy xét bằng trái tim; họ chỉ biết dùng miệng để tranh cãi và dùng vũ khí để giải quyết mâu thuẫn.
Sỉ 恥 (liêm sỉ, xấu hổ) gồm bộ nhĩ 耳 (tai) và chữ tâm 心 (con tim). Người ta phải hướng nội, lắng nghe tiếng nói của lương tri, liêm sỉ bên trong mình để biết hổ thẹn khi làm việc xấu xa. Chữ giản thể lại thay đổi thành 耻 gồm bộ nhĩ 耳 (tai) và chữ 止 (dừng lại), người ta chỉ biết nghe rồi để đó, chứ không tự suy xét chính lương tâm của mình.
Mãi 買 tức mua bán, gồm hai bộ khẩu 口 ở phía trên biểu thị sự thương lượng, mặc cả giữa bên mua và bán; còn bộ bối (vỏ sò) ở phía dưới tượng trưng cho tiền tệ (người xưa sử dụng vỏ sò như một dạng tiền tệ) thay đổi thành 「买」gồm nửa bộ mịch 冖 ở trên (có nghĩa là trùm kín, bịt) ở dưới là bộ đầu 头 (cái đầu), về bản chất việc mua bán là phải dùng tiền bạc nhưng ở đây lại giống như sự bưng bít, bịt miệng và cướp giật tài sản.
Ưu 優 với ý nghĩa ưu tú, gồm bộ nhân 人 bên trái chỉ người và chữ ưu 憂 ở bên phải với ý nghĩa ưu tư, người xuất chúng ưu tú phải biết lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Chữ này đã đồi thành 优. Chữ ưu với nghĩa ưu tư đã bị đổi thành chữ vưu 尤 tức sự kỳ lạ, khác thường, nổi bật; người thời nay có chút ít tài năng liền huênh hoang bộc lộ để thỏa mãn cá tính của mình chứ không còn chú ý đến việc phụng sự quốc gia, dân tộc.
Đạo導 mang ý nghĩa là dẫn đường, bên trên là chữ đạo 道 tức là con đường lớn, hàm nghĩa này còn chỉ đạo lý của vũ trụ và nhân sinh, bên dưới là chữ thốn 寸 (độ dài bằng chiều rộng của hai ngón tay chập lại) một trong những đơn vị đo độ dài nhỏ nhất của người Trung Quốc cổ. Người dẫn đường phải am tường đạo lý, trên mỗi bước chân từng phải cân nhắc tới đạo lý từng chút một, như thế mới không bị lầm lạc. Chữ giản thể đổi chữ đạo thành bộ tỵ 巳 ở phía trên, ứng với con rắn trong 12 địa chi, chẳng lẽ lãnh đạo là phải bước theo vết bò của rắn rết?
Trong chữ Hán phồn thể chữ dược 藥 có nghĩa là thuốc bên trên là bộ thảo với hình dạng 艸…, là tượng trưng cho thảo mộc, cỏ cây, dược liệu mà người xưa sử dụng đều là cây cỏ. Ở dưới là chữ lạc 樂 tức là niềm vui. Thân thể có bệnh khó chịu vô cùng, sau khi dùng thuốc thì cơ thể trở nên thoải mái, thân tâm an lạc. Đó là hàm nghĩa của chữ dược 藥. Chữ dược giản thể 药 vẫn giữ nguyên bộ thảo ở bên trên, nhưng chữ lạc 樂 ở dưới lại bị đổi thành chữ ước 約, nghĩa là ước thúc, trói buộc, gò bó,… hoàn toàn không giống với ý nghĩa ban đầu.
Chữ giản thể vốn cầu sự tinh giản mà bỏ mất nội hàm, cầu lấy sự nhanh chóng ở bề mặt mà bỏ mất chiều sâu trong ý nghĩa, thậm chí tương phản. Tuy nhiên cũng có những chữ Hán không thay đổi, hầu hết là những chữ có hàm nghĩa xấu. Ví dụ như ma (ma quỷ) 魔 thì vẫn là 魔, qủy 鬼 thì vẫn là 鬼,phiến 騙(lừa gạt) thì vẫn là騙,tham 貪 thì vẫn là 貪, độc 毒 thì vẫn là 毒,dâm 淫 thì vẫn là 淫,đổ 賭 (cờ bạc) thì vẫn là 賭. "
Học Dịch mà theo Giản Thể là coi chừng bị "Tẩu hỏa nhập ma".
Tóm lại phàm là người học Dịch, hãy nghiên cứu kỹ chữ Phồn Thể. Chữ Phồn Thể đã tinh thâm huống hồ Kinh Dịch còn tinh thâm gấp bội. Làm sao mà có thể giản hóa thành ký hiệu mà hiểu được chứ !

-dongquangus-


------------
Lớp học Kinh Dịch dạy trực tiếp tại TP HCM vào các chiều Chủ nhật từ 14h (khai giảng ngày 8-11, vào tháng 12 sẽ chuyển sang học buổi sáng) vẫn tiếp tục nhận học viên.
Bạn nào có nhu cầu học hãy liên lạc qua email dongquangus@gmail.com hoặc điện thoại.

Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015

Bàn về nhân tướng T.C.Bình

Nay nhân chút nghỉ ngơi, tôi tình cờ đọc được bài viết trên mạng bàn về "XEM TƯỚNG HỌ TẬP"
Trong đó nói "Họ Tập trán hẹp mà vuông, biểu thị con người cạn trí mà tàn bạo, lại không có chữ "Vương" nên do thủ đoạn mà làm nên, không phải do quý tướng..." của tác giả P.L.Vũ.
Vậy có đúng chăng ? Để tôi chia sẻ cùng mọi người đôi chút về việc này.
Trong Nhân tướng học, điều tiên quyết khi quan sát là đừng bao giờ đánh giá thấp người ta cũng như đừng bao giờ sùng bái những tướng "Rồng, Phượng". Đành rằng một số người chẳng ưa chi giới chính trị Tàu nhưng người học nhân tướng không nên nằm trong số này. Nếu không Tâm sẽ không tĩnh, trong lòng lợn cợn sân, si thì suy nghĩ không thông dẫn tới đánh giá sai lầm.
Nếu nói họ Tập "trán hẹp mà vuông, biểu thị con người cạn trí mà tàn bạo" là hông đúng. Tướng trán như thế tức có Thượng đình khá ngắn so với Trung đình và Hạ đình, phản ánh thời trẻ người này phải chịu vất vả hoặc ẩn thân, công danh không phát mạnh xứng với tầm vóc. Mãi đến trung niên mới đi vào thời kỳ chói sáng. Riêng Hạ đình có phần chưa đẹp lắm nhưng không nhằm nhò gì. Còn tướng cung Điền Trạch dày đẹp như thế chứng tỏ là người có lòng từ thiện, tinh thần vững chãi, không hấp tấp, chưa chắc là hạng "cạn trí mà tàn bạo".
Còn nói trán "không có chữ "Vương" nên do thủ đoạn mà làm nên, không phải do quý tướng" cũng không chính xác. Tướng quý không phải cứ chỉ có chữ Vương trên trán là quý hay nói không có chữ Vương thì không quý mà phải nói còn những điểm khác thể hiện tướng quý nữa.
Nói nhiêu đó thôi vì coi hình chụp đã biết được gì ? Khí sắc, Thanh sắc mới là chỗ rất cần biết, nên không gặp trực tiếp được họ Tập thì cũng đừng nói nhiều.

-dongquangus-

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Bạn được gì sau khi học Dịch lý ?

Giới Dịch lý có câu : "Khi không còn giải quyết được vấn đề theo cách thông thường, hãy dùng đến Dịch".

Câu nói ấy hàm ý Dịch được dùng vào tình huống đặc biệt. Vì thế sau khi học xong, tức là các bạn đã có thêm "bảo bối" lợi hại trong hành trang trên đường đời của mình. Khi vào tình thế cần thiết, hãy mang ra dùng.

Với người học chuyên môn Quản trị nhân sự thì không thể không học Dịch lý học và các môn như Nhân tướng (dongquangus chỉ dạy trực tiếp), Tứ trụ... bởi việc quan sát con người ở góc độ tinh tế là rất cần thiết. Việc nắm được cơ bản các đức tính của nhân sự sẽ có ích rất nhiều vào việc bố trí vị trí công tác của nhân viên trong doanh nghiệp.

Với người Quản trị kinh doanh thì cần nghiên cứu quẻ Dịch để định hướng tương lai, biết cần phải tiến hay lui trong đầu tư. Dự án nào nên dừng lại, để thời điểm nào thích hợp hãy tiến hành. Nên làm gì khi gặp đối tác, ứng xử với đối phương ra sao...

Với người ưa đầu tư chứng khoán thì việc biết lập quẻ Dịch sẽ giúp đưa ra quyết định tốt nhất nên mua và bán loại cổ phiếu nào, mua nhanh hay bán chậm để đạt lợi nhuận cao.

Với người nghiên cứu quân sự, chiến lược quốc gia thì lại càng phải biết Dịch lý, để khẳng định hơn lập trường của mình trong quốc phòng, an ninh quốc gia.

Với người nghiên cứu an ninh nhân dân thì việc dùng quẻ Dịch sẽ giúp xác định chắc chắn hơn giả thiết của mình về đối tượng đang điều tra.

Với kỹ sư xây dựng, việc biết quẻ Dịch sẽ giúp chọn đất cất nhà, thiết kế nhà đúng phong thủy.

Với người hướng dẫn du lịch, việc biết quẻ Dịch sẽ giúp mình chọn được ngày/giờ xuất hành, dự đoán hành trình đi và về may rủi ra sao để phòng tránh. Điều này rất quan trọng vì đường sá xa xôi, tàu xe tấp nập phải đề phòng tai nạn giao thông...

Với bác sĩ chuyên khoa hay đa khoa, việc nắm được Dịch lý sẽ giúp phán đoán tốt hơn, khẳng định chắc chắn hơn vào phác đồ điều trị của mình. Bác sĩ Đông Y thì lại càng cần hơn, kiến thức nhiều khó nói hết.

Với những người con hiếu thảo, biết lập quẻ Dịch để tìm kiếm ông bà cha mẹ lớn tuổi đi lạc là rất lợi hại.

Và còn dành cho nhiều đối tượng khác nữa, thậm chí là vì những mục đích hết sức giản đơn như : học để tìm cách chữa bệnh cho chồng, học để xem chừng nào mình có vợ/ chồng, học để coi sao mình xui xẻo quá, tìm lại kỷ vật/thú cưng đã mất .v.v...


Học viên sẽ học Online do Dongquangus hướng dẫn từ căn bản đến nâng cao.

Bạn nào có nhu cầu học hoặc muốn biết thông tin chi tiết hơn về việc học vui lòng đăng ký qua email: dongquangus@gmail.com hoặc Facebook nick dongquangus (add friend mới thấy nội dung)


Trân trọng.



-dongquangus-

Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Không nên bắt chước tướng mặt

Hiện nay, mà hình như cũng lâu rồi, các cô gái tuổi "teen" thường ưa thích trang điểm và cố ra dáng sao cho thật giống các nhân vật trong truyện phim hoạt hình Nhật Bản hoặc diễn viên Hàn Quốc với đôi mắt thật là to (như muốn lấn át hết khuôn mặt) và hơi buồn buồn (cho có vẻ tâm trạng), khuôn mặt nhỏ dần từ trên xuống cùng cái cằm và môi thật là nhỏ, chúm chím...tưởng chừng như dễ thương.
Trong Nhân tướng học, kiểu mặt như trên là thuộc loại xấu, không có hậu. Tam Đình mất cân đối, trên to dưới nhỏ là tướng đầu voi đuôi chuột. Vùng Hạ Đình tức là vùng từ Nhân trung tới Địa các (cằm) đòi hỏi phải tròn dày, rộng đẹp, Pháp lệnh không nên gầy, Cằm cũng không nên bị gầy, nhọn và nhỏ vì hậu phúc sẽ bị chiết giảm, cuối đời khó mà thọ cao, chưa kể sức khỏe và thân thể không yên. Ngoài ra việc làm dáng mặt buồn để chụp hình cũng không tốt.
Còn gì nữa không ?
Còn !
Thứ nhất, các nhân vật hoạt hình là do người ta vẽ ra theo sự tưởng tượng, hư cấu, rất khác với ngoài đời. Một gương mặt có đôi mắt quá to là rất "hư cấu" vì nó giống "người ngoài hành tinh", trở nên dị hợm. Trong tướng lý Tứ Độc thì Tai, Mắt, Mũi, Miệng đều phải cân đối, chỉ cần 1 trong 4 quá to thì mất cân bằng, dẫn tới đời sống khó mà yên thân.
Thứ hai, các diễn viên Hàn Quốc đa phần đều có giải phẫu thẩm mỹ, dùng "dao búa" để "gọt đẽo" khuôn mặt khiến cho nhân tướng bị phá, chưa chắc đã tốt thực sự. Họ chỉ đẹp trên màn ảnh mà thôi. Còn ngoài đời vẫn phải chịu đủ thứ bất hạnh. Khi họ rời khỏi màn ảnh, ít ai biết họ đau khổ chừng nào, nghèo hèn bao nhiêu khi thời vận đã qua... Không ít diễn viên ngoài đời cơ cực vô cùng, thậm chí tuổi già không đủ tiền mua cơm ăn. Số người thực sự giàu có và hạnh phúc không nhiều.
Do đó cố bắt chước cho tướng mặt mình thật giống họ là điều sai lầm. Nếu cố làm cho mặt mình giống họ thì đời mình sẽ trở nên phù phiếm, ảo tưởng. Tướng mặt bị phá thì tai họa sớm đến tìm mà thôi.

-dongquangus-