Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Trời

Chúng ta đừng hiểu lầm người xưa.
Nhiều người ngày nay cho rằng người xưa quan niệm Trời là cái ông nào đó, cụ thể có tên là Ngọc Hoàng Thượng Đế ở trên Thiên cung có quyền ban phúc giáng họa .v.v...
Điều đó không đúng mà cũng không sai.
Nói không sai là vì cái nào không đúng mà nhiều người cho là đúng thì nó không sai. 
Nói không đúng là vì từ thưở ấy, những bậc trí thức đã học thế này :
"Thiên thính tuyệt vô âm
Thương thương hà xứ tầm
Phi cao diệc phi viễn
Đô chỉ tại nhân tâm." - Thiệu Ung
Nghĩa là:
Trời tuyệt nhiên không có tiếng
Xanh xanh kia thế mà chẳng biết tìm ở đâu
Chẳng phải trên cao, cũng chẳng ở xa
Chỉ có ở lòng người mà thôi.

-dongquangus-

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Thời của Hoán



Ở thời lìa tan, tức là Hoán, người ta nên đi tu.
Tu gì ?
Phật đạo.
Vì sao ?
Vì Hoán nghĩa là rời bỏ. Đạo Phật gọi là Ly. Ly nghĩa là Xả bỏ.
Bỏ cái gì ?
Cái Tôi !
Tu đạo khác được không ?
Được. Miễn là đạo đó tu pháp môn xả bỏ cái Tôi.

Điều này kẻ tầm thường không hiểu được, vì họ không muốn hiểu.
Vì sao ?
Nếu họ muốn hiểu thì họ sẽ phải bỏ cái Tôi của họ và như thế thì đâu còn là kẻ tầm thường !

-dongquangus-

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Nhược đãi ưng lai sư tử thượng...

Sấm Trạng có câu:
"Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong"
Có một số "chiên dza" trên các diễn đàn lý số luận hai câu trên rằng nào là "Nếu con chim ưng đến đậu trên lưng con sư tử thì bốn phương thái bình" rồi luận "chim ưng là biểu tượng quyền lực, sư tử thì dũng mãnh, sự kết hợp giữa chúng sẽ tạo nên thế mạnh..." bla bla...Nghe có vẻ hay nhưng...

Dịch hai câu Sấm trên thế này:
"Nếu chịu ngồi lên đài sư tử
Sẽ thấy ngọn gió thái bình bốn phương"
Nghĩa là sao ?
"Sư tử" tức là cái đài sư tử, là cái chỗ ngồi của đức Phật. Trong kinh Phật thường thấy nhiều lần giảng pháp, đức Phật ngồi trên một cái bệ cao, gọi là đài sư tử. "Nhược đãi" là nếu mà. "Ưng lai" là đồng ý đến với. "Tứ phương" tức bốn hướng, là thế giới.
Như thế, ý của Trạng muốn nói:"Nếu anh chịu tu hành Phật đạo, thì mới thấy cảnh thái bình". Điều này cũng hàm ý chân lý thế gian khó mà nói cảnh thái bình. Nay chỗ này chiến tranh, mai chỗ nọ xung đột. Khi thì chém giết, khi thì cãi nhau, giành giật đủ thứ...Thái bình chỉ tạm đến rồi đi, không dễ gì có được sự bền lâu. Chỉ có khi trở lại với chân tâm thanh tịnh của mình thì ta mới thấy bình an.
Từ đó Sấm nói hai câu, kỳ thực rút gọn lại có một câu duy nhất "TÂM BÌNH THẾ GIỚI BÌNH"

-dongquangus-

Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

Dụng thần

Người dụng Thủy vốn chủ về Trí, đã dụng thì phải thanh thủy, như nước hồ thu trong vắt không chút bùn dơ. Có vậy tâm trí mới thanh tịnh, suy nghĩ mới sáng suốt, không bị vô minh che khuất.
Người dụng Mộc vốn là nhân từ nhưng nên có khuôn phép, ví như cây cối vốn là chỗ sinh cho muôn loài nhưng chẳng thể mọc vô phép như rừng. Nhân từ mà không khuôn phép thì sinh ra tính lộn xộn, ba phải, thiếu ngay thẳng.
Người dụng Kim đã dụng thì phải trong sáng như gương, sắc bén như bảo kiếm. Có vậy mới thể hiện oai nghiêm. Một lời nói ra như tiếng chuông vang lên trong thinh không, tất thảy vạn vật đều yên.
Người dụng Hỏa đã dụng thì nên biết Hỏa vốn chủ về Lễ, đã là Lễ thì phải Nhẫn, chẳng thể hấp tấp ào ào như lửa cháy rừng, cũng chẳng nhút nhát leo lét như lửa ngọn nến.
Người dụng Thổ đã dụng thì tâm địa nên bàng bạc như cánh đồng, chẳng nên uẩn khúc hóc hiểm như khe núi. Đó cũng bởi vì hóc hiểm thì lòng dạ cũng hóc hiểm, suy tính vụn vặt, lợi lạc cũng vặt vãnh, chẳng thể tiến xa.

*P/s: Muốn biết dụng thần của mệnh mình là hành nào, phải tìm hỏi thầy am hiểu bộ môn Lý số mới có câu trả lời, chẳng phải cái kiểu dân gian hay nói như Tân Dậu Thạch Lựu Mộc, Giáp Ngọ Sa Trung Kim hay Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc được. Nói kiểu đó gọi là mệnh theo nạp âm, không phải dụng thần.

-dongquangus-