Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Việc đã thành chưa ?


Trưa ngày nắng nhẹ, trong bầu không khí vẫn còn như ngồn ngột, sau khi cơm nước xong, ta thư thả nằm dài, những nghĩ là sẽ nghỉ ngơi nhưng rồi có người đến hỏi về Ký Tế. Thế là việc này vừa xong, việc khác lại tới, ta lại nhân duyên ấy mà nói.

Nước ở trên mà chảy xuống, lửa nóng mà ở dưới hướng lên. Nước chủ về Trí, Hỏa chủ về Lễ. Người có Trí vốn ở trên, trình độ cao mà biết hạ mình, đến với người trình độ thấp, tức là biết khiêm nhường, có Lễ mà chịu ở dưới nhưng biết hướng về Trí tức là người biết cách cư xử. Vừa có trình độ kiến thức mà vừa biết cách sống, biết cách ứng xử tức là người có tri thức, thế thì làm việc gì cũng thành, nên gọi là Ký Tế.
Ký Tế nghĩa là việc đã thành.
Thế nhưng sao quẻ lại nói "Sơ cát, chung loạn" (nghĩa là hồi đầu tốt, sau thì loạn) ? 
Đó là vì Dịch là biến dịch, sự biến dịch là bất dịch, đạo của vũ trụ là vĩnh viễn chẳng dừng nghỉ, không có gì ngừng vận động dù đó là vật chất hay phi vật chất, thế nên cái gì hoàn thành rồi nghĩa là chưa hoàn thành. Việc nào hoàn thành thì việc mới sẽ đến, cứ thế mãi. Việc lớn thành thì sẽ còn việc nhỏ. Việc nhỏ thành thì tiếp theo sẽ là việc lớn. Đời người cũng vậy, Sinh, Lão, Bệnh, Tử để rồi tiếp theo lại Sanh...Tử...Sanh... không có hồi kết. Nếu ai cho rằng việc mình làm đã xong rồi thôi, cứ thế dừng chân thì không đúng chân lý. 
Ví như một sinh viên đại học, suốt mấy năm miệt mài trên giảng đường, sau cùng cũng đã hoàn thành việc học của mình với tấm bằng tốt nghiệp. Nếu như sau đó anh ta thỏa mãn, suốt ngày ngồi chơi thay vì tiếp theo sẽ là học lên cao nữa hoặc đi làm việc để trao dồi vận dụng kiến thức đã học thì chẳng cần nói cũng biết về sau sẽ có hậu quả gì.
-dongquangus-
Đừng nghĩ lời tôi nói ở trên sẽ được tất cả chấp nhận, nhưng tốt hơn hết là phần đông đồng ý.

Khiêm

Chào ngày mới, khi mà sương mù hãy còn phơi màu trắng, ánh nắng vàng mọi ngày nay tạm bị mây che, không khí buổi sáng mà như hơi ngột ngạt của những buổi trưa hè, ta vẫn thế, nhâm nhi cafe, thư thả quan sát khắp nơi rồi nhân nhớ tháng này có ngày Lễ nhà giáo, ta bèn quay nhãn quan của mình vào nội tâm, ta quan sát "Bầy rồng không đầu" mà nghĩ về Đạo của quẻ Khiêm và về người thầy.

Nhìn Địa Sơn Khiêm, ta thấy núi cao mà đất lại ở thấp, thật đúng là kẻ biết khiêm nhường. Đất chẳng tranh cao như núi, biết hạ mình ở chân. Tuy ở chân hạ mình nhưng núi cũng từ đất mà ra. Trải qua năm tháng, Dịch là Biến Dịch, với bao lần vật đổi sao dời, chẳng chóng thì chày đất đỡ chân núi ngày nào nay chính là đỉnh núi. Người thầy ngày nay nào phải ai khác, cũng từng là đất ở chân núi ngày xưa đó thôi. Thế nên Khiêm mà chẳng mất gì cả, lại được khen nữa vậy.

Ví như đạo của người học trò, khi đối xử với người thầy, điều quan trọng nhất là phải khiêm hạ.

Vì sao ? Khiêm hạ đồng nghĩa tôn trọng. Ngược lại với khiêm là ngạo mạn, xem thường. Kẻ ngạo mạn ắt chẳng chịu nghe lời. Không chịu nghe lời tức chẳng chịu phân biệt Đúng-Sai. Không phân biệt đúng-sai ắt cũng chẳng nhận ra ai là thầy. Chẳng nhận ra thầy thì còn học ai và ở đâu được nữa.

Đến đây ta chợt nhớ truyện Tây Du Ký, Mỹ Hầu Vương kiêu căng, ỷ mình có võ nghệ, phép thuật, tự xưng là "Đại thánh ngang trời", coi trời bằng vung, đối mặt với Phật cũng chẳng khiêm nhường, tự cho mình có thể bay khỏi bàn tay Phật nên sau cùng bị "bùa" đè dưới núi Ngũ hành 500 năm.

Thực ra nào có phải Phật xài bùa chú gì đâu ?! Còn ông Phật chẳng phải ông Phật, lá bùa cũng chẳng phải là bùa gì cả, cái câu "Án ma ni bát di hồng" ghi trong ấy cũng chỉ là bức tranh nhiều màu cho câu chuyện thêm vui.  Đó chẳng qua chính là khi anh ngạo mạn, anh chẳng cần biết tới ai, kể cả chính Phật tánh chân chính trong tâm - vốn là người thầy chân chính nhất - anh cũng xem thường. Đi tiểu vào chính Phật tánh của mình thì anh còn tôn trọng, khiêm hạ với ai nữa chứ ? Nguyên lý của Dịch là hễ thái quá thì bất cập, nên sau cùng Quả cho ngạo mạn là phải bị đè bẹp.
500 năm chẳng phải là 500 năm. Đó chẳng qua chỉ là con số mô tả thời gian dài đằng đẳng để thấy rằng khi kiêu căng, anh chẳng nghe lời thì sẽ phải mất nhiều thời gian nữa mới hiểu được chân lý. 500 năm nằm không một chỗ, chẳng học thêm được tích sự gì, chẳng thầy lành bạn tốt nào tới cùng trao đổi. Cái giá cho sự ngạo mạn của Tề Thiên Đại Thánh thật đắt đỏ.

Kinh Dịch có 64 quẻ. Mỗi quẻ có 6 hào. Mỗi hào nói lên 64 sự việc. Mỗi sự việc có 64 tình huống. Mỗi tình huống ở mỗi hào có sự liên hệ mật thiết với các tình huống khác ở hào đó và với các hào còn lại. Tổng cộng 1 quẻ có lượng thông tin là 24.576 tình huống. Như vậy 64 quẻ Kinh Dịch chứa đựng 1.572.864 tình huống.

Chỉ một chữ "Khiêm" thôi mà đã có vô vàn chuyện để nói. Không biết bao giờ mới nói hết chuyện. Thôi, giờ ly cafe đã cạn, ta nói nhiêu đây. Hôm khác hữu duyên lại tiếp.

-dongquangus-

Đừng nghĩ lời tôi nói sẽ được tất cả chấp nhận. Dăm ba người gật gù là đủ rồi.





Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Nhìn bằng Phong Địa Quan

Chào ngày mới trong ánh nắng vàng ươm chớm đầu Đông, sau khoảng thời gian bận bịu thế tục, giờ bên ly cafe nóng ấm, ta ngồi nhâm nhi nghĩ về Dịch Kinh.

Ta lấy đức của quẻ Tổn mà Quan thế sự.


Ta thấy Quan, trên Phong dưới Địa, gió thổi trên đất, muôn vật dao động làm ta nhớ những cánh hoa mai vàng rơi thong thả cùng những mảnh xác pháo hồng theo chiều gió ngày nào cách đây hơn hai mươi năm, nhớ khi ta chẳng ngủ mà ra ngoài bờ mương nằm ngắm những cành cây đong đưa, rì rào những buổi trưa hè nắng nóng, suy nghĩ miên man về mọi thứ xung quanh ...

Đương lúc lãng đãng với những ký ức ấy ta thấy nơi nơi chuyển động không ngừng, chẳng gì đứng yên dù đang đứng yên, chẳng gì nhúc nhích dù đang chuyển động. Ta thấy nhiều cặp mắt nhìn về một phía, lại có nhiều cặp mắt nhìn về các phía khác nhau, muôn trùng cặp mắt, vô vàn góc nhìn. Ta nghĩ tầm nhìn mà cứ nhìn như trẻ nít, ấy chẳng phải đúng. Nhìn bằng cái nhìn của kẻ nhìn liếc xéo, nhìn trộm cũng chẳng phải đúng. Chỉ có nhìn lại bản thân mình, xét xem nên tiến hay lùi, động hay bất động thì mới không có lỗi.


Vì sao ?
Vì nhìn qua lăng kính trẻ thơ, thấy sao thì cho rằng vậy, ấy là ấu trĩ. Nhìn liếc xéo thì chẳng chăm chú được, sẽ khó mà nhìn kỹ. Nhìn trộm thì lại vội vàng, sao mà tường tận ? Nhìn chẳng kỹ thì đừng nên nói, nói ra ắt có bất cập. Chỉ có nhìn lại bản thân mình, nơi luôn có thời gian để coi coi việc ấy đúng không thì dù có nhìn đời bằng lăng kính nào cũng chả sợ vậy.

-dongquangus-

*Thường nay tôi nói điều này thì mai sẽ có ai đó cần đọc. 
Đừng nghĩ lời tôi nói sẽ được tất cả chấp nhận. Dăm ba người gật gù là đủ rồi.




Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Tổn gì mà chẳng tổn mình ?

Chào ngày mới, tuần mới, trong không khí không quá nóng, giữa bầu trời đầy mây không dày không mỏng, với cái mạng internet chập chờn, ta ngồi ngẫm về Kinh Dịch.

Ta dùng quẻ Quan mà thấy đức của quẻ Tổn.


Quẻ Tổn nói rằng "Tổn kỷ lợi nhân" nghĩa là tổn mình để lợi ích cho người. 


Thoạt đầu, nghe có vẻ không ổn, các "thầy miệt vườn" lập được quẻ này có lẽ sẽ cho rằng có điều bất ổn, sẽ tổn hại tiền tài, người vật... Nhưng nếu suy nghĩ thật kỹ, ta sẽ thấy chẳng tổn thất gì.


Thực ra, như Hào 6 quẻ nói : 

"上九: 弗損益之, 无咎.貞吉.利有攸往, 得臣无家.
Thượng cửu: phất tổn ích chi, trinh cát. Lợi hữu du vãng, đắc thần vô gia ."

Dịch là "Hào thượng: Làm ích cho người mà chẳng tổn gì cho mình mới không có lỗi. Chính đáng thì tốt, làm việc gì cũng không sợ bị thiệt hại, sẽ có người tốt giúp đỡ, chẳng phải chỉ nhà mình mới là nhà."


Thật là hay ! Hay quá !


Cái ta tổn mất mà không sợ bị thiệt hại là cái gì ? Chính là cái Tôi. 
Ta bỏ cái Tôi thì "Chẳng phải chỉ nhà mình mới là nhà" nghĩa là đất trời mênh mông, vũ trụ bao la, đâu cũng là nhà. Nếu ta coi "nhà của Tôi" là của ta thì ta chỉ có một cái nhà, khép lại chật chội trong bốn bức tường mà thôi. Giả sử làm vua có thể có một ngàn cái nhà thì số lượng nhà vẫn giới hạn ở đơn vị hàng ngàn. Giả sử làm vua thống trị địa cầu, có một tỷ cái nhà thì con số đó vẫn giới hạn ở đơn vị hàng tỷ trong khi đối với vũ trụ, số đơn vị nhà là không có giới hạn.
Tương tự, tiền của tôi, cơ ngơi làm ăn của tôi, quan điểm chính trị của tôi...cũng thế.

Vấn đề ích cho người là ích cái gì  ? Ta chẳng tổn cái gì ?

Hãy nhớ rằng tất cả mọi thứ bất kể đó là vật chất hay phản vật chất, là một cái gì đó có thể sờ, nắn, ngửi, nếm được hay là tinh thần đều nằm trong vũ trụ, tùy Thời và Điểm mà các thứ trong nó chuyển dịch ở chỗ này hay sang chỗ khác, để rồi khi tương tác với nhau lại quay về. Tiền bạc hay những lợi ích bản thân, đừng tưởng nó mất. Tất cả đều chuyển động và không hề ra khỏi vũ trụ. Không thứ gì có thể ra khỏi vũ trụ bởi không có cái gọi là "bên ngoài vũ trụ".



-dongquangus-



Đừng nghĩ quan điểm của tôi được tất cả chấp nhận, chừng dăm ba người gật gù là đủ lắm rồi.




Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Sai lầm về cái nhìn



Sau cùng, mọi nhận xét, phê bình của chúng ta về lăng kính nhìn đời của người khác đều dẫn đến sai lầm bởi ngay cái lúc nói về cái nhìn của người khác thì cũng là lúc chúng ta đang tự đặt mình "ngồi" vào cái góc nhìn của chính mình.

Trong khi đó thực sự không cách gì biết được người ta nhìn đời qua lăng kính nào và đời thì luôn có vô vạn góc nhìn không bao giờ kể xiết.

Vì sao ?

Chúng ta cho rằng một người tốt nghiệp trường cao cấp chính trị của ĐCS sẽ nhìn đời qua lăng kính của tư tưởng chính trị ĐCS hay một tay "Rân chủ" với não trạng của kẻ "hận vong quốc", mọi ngôn từ, văn phong đều "sặc mùi" chống Cộng sẽ nhìn qua lăng kính TBCN hay cho rằng một ông thầy chùa suốt đời sẽ nhìn đời qua lăng kính Phật giáo, đi đâu cũng nói chuyện về Phật.

Thực ra một con người, suy nghĩ của họ mênh mông còn hơn đại dương, làm sao "Lấy thước mà đo lòng người" ? Những gì họ nói mỗi ngày tại một góc đường, xó chợ chưa chắc đã là tất cả những gì của đời họ. Có khi đó chỉ là những câu nói cần nói ở đó, tại thời điểm đó cho một mục đích cụ thể, cho một việc làm cần làm... Sau khi nói xong, tại thời điểm khác, họ lại đến chỗ khác và lại thể hiện cái nhìn của mình qua lăng kính khác.


Ví dụ, chúng ta cho rằng một ông thầy chùa sẽ luôn nhìn đời qua lăng kính Phật giáo nhưng vấn đề Phật trong lòng ông ấy là Phật như thế nào ? Trong khi Phật trong lòng chúng ta là Phật như thế nào ? Nếu lấy Phật trong lòng chúng ta ra để nhận xét về Phật trong lòng ông ấy thì thật là ngạo mạn, sai lầm.

-dongquangus-