Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Quốc vận Việt Nam 2014 (phần 4) - Trung Quốc rút giàn khoan là có ý gì ?

"Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời …” (Tôn Nữ Hỷ Khương)

Quốc gia vốn vô ngã, nên cũng thật vô thường, mọi thứ con người tạo ra đều chẳng trường tồn. Quốc vận lẽ ra ta chẳng nói nữa nhưng con người vốn có tình, cứ mong ngóng quốc gia hưng vong ra sao nên theo hỏi, ta nhân vậy mà tâm trạng cũng muốn dạo chơi đây đó nên trả lời thế này:

Việc quân giặc kéo giàn khoan trở về là có ý gì ? 

Nhằm ngày này -tháng này -năm nay, ta thấy tượng giặc đang Độn.
Độn nghĩa là rút, trú ẩn, thoái lui...


Tại sao lại rút ?


Đó là vì đã ở lâu quá rồi thì cũng phải rút về, cũng như ngồi lâu rồi phải đứng dậy, cũng như hết đêm rồi tới ngày, hết Đông lại sang Xuân, giặc chẳng thể cứ trườn qua, lượn lại mãi ngoài đó, sức đâu mà chịu nổi ?! Như chuyện bên Tàu, năm xưa Gia Cát Lượng xuất binh Kỳ Sơn đánh nhau với quân Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Nhà Tư Mã đóng cửa doanh trại nhậu nhẹt không ra. Gia Cát Lượng dùng không biết bao nhiêu mẹo dụ đều không thành, sau cùng đành rút quân về.

Thế lẽ nào giặc chào thua ?
Không !
Độn quẻ vốn Độn mà chẳng phải Độn. Độn để trở lại, Độn để hiển hiện một mưu đồ mới. Tượng Độn vốn là "Báo ẩn sơn Nam".

Quân giặc về Bắc để gây họa ở Nam vậy.

-dongquangus-

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Thiếu hay không thiếu ?

Trong không gian Kinh Dịch, khi ta cuốc lấy mớ đất kia thì không có nghĩa hố đất kia bị trống trơn, mà thay vào đó là đầy một bầu không khí trong hố ấy nếu ở Trái Đất, nếu ngoài không gian thì cũng bị lấp đầy bởi vô số hạt này kia. Còn mớ đất ta vừa cuốc đi ấy, dù có quăng đi đâu thì cũng không ra khỏi vũ trụ được và vì thế lượng đất có trong vũ trụ không đổi, không mất, không hết mà cũng không thừa, không dư...Chúng chỉ chuyển từ chỗ thừa sang chỗ thiếu, từ chỗ cao sang chỗ thấp, từ chỗ mạnh sang chỗ yếu...sao cho quân bình, hài hòa. Khi quân bình rồi thì chúng vẫn không ngừng vận động, lại có lực tác động làm chuyển sang trạng thái thừa hoặc thiếu để rồi tiếp tục hành trình như trước, cứ thế mãi mãi...
Người hiểu rõ được nguyên lý trên và thực hành theo sẽ không làm điều gì quá đáng trong đời, từ đó mà bớt gây ra những chuyện phiền hà, bớt gieo thêm nghiệp chướng.


Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Thời và Điểm

Khi Thời và Điểm gặp nhau thì Việc mới Thành.
Cũng khi Thời và Điểm gặp nhau thì Việc mới Bại.


-dongquangus-

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

Quan hệ Vợ Chồng nhìn qua lăng kính của thuyết Âm Dương

Chúng ta tưởng thuyết Âm Dương là cái gì đó khó hiểu, chỉ dành cho giới bói toán, hàn lâm nghiên cứu y lý hoặc Dịch lý... Thực ra ngay trong đời sống hằng ngày, có nhiều hiện tượng Âm Dương rất rõ ràng, trong đó có quan niệm triết lý về địa vị của đàn ông và đàn bà trong mối quan hệ Vợ-Chồng, chỉ là chúng ta có chịu để ý và ứng dụng hay không thôi.

Chữ Chồng nghĩa là chồng lên, là trên úp xuống, ám chỉ người đàn ông là cực Dương, tánh Dương ở trên thường phải hướng xuống mới nhuận.
Còn chữ Vợ vốn là tiếng Việt ngày nay, ngày xưa gọi Vợ là Bợ. Theo các nhà nghiên cứu, chữ Bợ xuất phát từ tiếng của người dân tộc miền núi, gọi là B-lợ, có nghĩa là bợ, đỡ, ở dưới nâng lên. Lâu ngày người Việt nói B-lợ thành Bợ, sau cùng là Vợ ngày nay. Vì đa phần các dân tộc Việt theo Mẫu hệ nên gọi vợ chồng là Bợ Chồng. Bợ Chồng nghĩa là vợ ở dưới nâng chồng lên, là đỡ lên, cũng ám chỉ người đàn bà là cực Âm, tánh Âm ở thấp mà thường phải hướng lên trên mới gọi là nhuận. Thành ngữ "Nâng khăn sửa túi" cũng xuất phát từ quan niệm này.
Chồng là Dương trên hướng xuống, vợ Âm ở dưới hướng lên, thế là Âm Dương gặp nhau mới thân mật vậy. Đấy cũng là một "trật tự", một "tư thế" hợp lý, đảm bảo sự tốt đẹp lâu dài cho vợ chồng.


Trong lý luận của giới Lý số, việc một mệnh đi ngược với "trật tự" này thì sẽ gây ra rối loạn, bởi Âm không Âm mà Dương cũng không Dương, rất dễ gặp bất hạnh trong hôn nhân. Chỉ cần mệnh đó tánh Âm không hướng lên mà đã đòi ở trên hay tánh Dương ở trên mà không thèm xuống dưới thì Âm Dương chẳng gặp nhau, như Chồng chẳng chồng lên, Vợ chẳng bợ chồng thì quan hệ tình cảm sẽ gian nan. Người thấu hiểu quy luật này thì dù mệnh có định mệnh thể nào thì chắc chắn cũng sẽ giảm được rất nhiều bất hạnh.

Lại có người nói khi Chồng từ trên xuống, Vợ từ dưới lên trở thành một "trật tự" sẽ nhàm chán.
Chúng ta đừng tưởng rằng như vậy.

Vì sao ?

Vì đó không phải là một sự kiềm kẹp hay một dây chuyền khép kín gây bức bối và dễ chán.
Sự nhàm chán xảy ra là do Âm hoặc Dương đã không vận động nữa.
Vì sao ?
Vì Dịch cũng như thuyết Âm Dương luận rằng mọi thứ không gì đi mãi mà không quay lại, mọi thứ trong vũ trụ này không bao giờ ngừng vận động. Dương khí giáng xuống rồi lại quay trở lên, Âm khí hướng lên rồi lại quay trở xuống. Dương khí sau khi trở lên rồi lại giáng xuống, Âm khí cũng thế, trở xuống rồi lại quay lên. Cứ thế, không ngừng vận động và Vợ Chồng cũng vậy, không ngày nào ngừng nghỉ, chỉ cần một bên ngừng là Âm Dương không sanh. Âm Dương không sanh thì chẳng còn quan hệ gì. Chả phải không còn quan hệ gì mới gọi là nhàm chán sao ?

-dongquangus-

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Thủy Phong Tỉnh - Nước trong chỉ để cho người có đức

Trưa ngày nhân thế, ta ngồi nghỉ ngơi, nhìn ngoài trời mưa giăng giăng, dòng người xanh vàng hối hả qua lại. Ta bỗng nhớ tới hôm ấy, khi người nói chuyện kim tiền, ta bèn tặng cho một quẻ. Đó là quẻ Thủy Phong Tỉnh.
Với cái Tâm xem quẻ mà không thấy mình có tướng xem quẻ. Vì không thấy mình có tướng xem quẻ nên ta gạt bỏ cái Tôi ra ngoài. Sau khi gạt bỏ cái Tôi, ta thấy quẻ Tỉnh nói...

Quẻ Thủy Phong Tỉnh nói gì thế ?

Nói rằng Tỉnh nghĩa là cái giếng. Giếng là chỗ có nước, chứa nước, nơi người múc nước từ đấy lên mà uống để sống. Cũng nói trên là Khảm, là nước, dưới là Tốn, là cái gầu. Cái gầu ở dưới múc nước lên mà dùng thì đó chính là Tỉnh.

Lại nói triết lý rằng, vì cái giếng chứa nước, nước từ mạch ngầm trong lòng đất mà ra, người ta đi đâu đó ngang qua múc nước uống cũng được, người ở gần đó tới múc nước uống cũng được. Còn giếng thì vẫn thế, vẫn ở yên đó, chẳng phân biệt người tốt hay người xấu, ai lấy nước cũng được. Thoải mái, cạn thì thôi, ai siêng đào sâu tiếp sẽ có thêm nước, không siêng bỏ đó thì lấp mất, chẳng có nước dùng.

Ta lại nói tiếp rằng, quẻ Tỉnh có 6 hào, riêng hào 3 này động, tức là "Thần" ám chỉ chuyện nằm ở đây :
Hào 3 nói rằng:
"九三: 井渫不食, 為我心惻.可用汲. 王明, 並受其福.
Cửu tam: tỉnh tiết bất thực, vi ngã tâm trắc.
Khả dụng cấp; vương minh, tịnh thụ kì phúc."
Dịch là : Giếng trong mà lại chẳng dùng, để lòng ta thương xót,
(Thôi thì) vẫn còn dùng được đấy (nhưng) phải để cho ông vua có đức sáng dùng thì mọi người mới được hưởng phúc.
Xem đến đây, ta cất tiếng thở dài, chẳng phải thất vọng mà là thở dài sảng khoái, vừa thán phục Đất Trời, vừa được nhẹ nhõm thân tâm...
Sao trên thì nói Giếng vẫn rộng mở, ai muốn múc thì múc, thảy đều cho cả, không phân biệt người tốt người xấu nhưng rồi tới đây lại chỉ cho "ông vua có đức sáng" dùng thôi ?
Đó là vì ai khôn, có nhận thức (mượn hình ảnh ông vua có đức sáng) thì biết trân trọng nguồn nước, thường biết đậy nắp cẩn thận để có nước sạch mà dùng, ai ngu, không có ý thức thì bỏ rác bỏ phân vào làm nước bẩn không dùng được nữa. Riêng giếng "lòng ta thương xót" nhưng cũng chẳng phiền hà chi, trên thì vẫn rộng mở, dưới thì chứa đầy, ai "đào" thì có nước, ai lấp thì cạn thôi. Hết sức nhân từ. Đời người mà sống với cái Tâm không phân biệt, buông xả cao độ như "Giếng" thì phúc đức vô lượng còn gì sánh bằng ? Sau cùng không phải ai khác ngoài chính mình sẽ trở thành "ông vua sáng suốt" ấy mà thôi.

(Còn nữa, nhiều lắm !)

-dongquangus-