Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Nghĩ về quẻ Thiên Lôi Vô Vọng

SAU THỜI CỦA BÁC, ĐẾN PHỤC RỒI VÔ VỌNG
Vào ngày mới, sau khi ngồi ngay ngắn đâu đó, vừa nhâm nhi cafe lạnh, vừa nhìn bầu trời đầy mây báo hiệu mùa mưa sắp đến dần, ta ngẫm nghĩ về Kinh Dịch.
Ta nhớ dạo trước đã nghĩ về quẻ Bác, rồi đến Phục. Nay ta nghĩ về quẻ Vô Vọng.

Khi mà thời của tiểu nhân đến, tức cũng là lúc chu kỳ vận động của vật chất đi đến điểm "xuống", đi vào thoái trào gọi là thời Bác. Ở thời Bác mọi thứ như lớp sơn bám trên cây sắt đang rỉ sét dần khiến cho từng mảng sơn lớn nhỏ bong tróc, lở loét ra từ từ để rồi sau đó đến thời của quẻ Phục. Phục là sự phục hồi, là thời mà người quân tử lẫn kẻ tiểu nhân đều phải phục hồi sau quá trình tranh đấu. Kẻ tiểu nhân cũng phải sắp xếp lại công việc của chúng bởi chúng cũng cần phải tồn tại. Còn người quân tử rời bỏ nơi cũ, tìm đến nơi mới, chọn cho mình một vị trí mà mình cảm thấy hài lòng rồi bắt đầu tiến hành tân sự nghiệp.
Thời của tiến hành tân sự nghiệp chính là Vô Vọng.

Vô Vọng nghĩa là gì ?
Vô là Không.
Vọng là Ảo tưởng, sai lầm.
Vô vọng nghĩa là không ảo tưởng, không nên nghĩ sai.
Vì sao ?
Đó là vì trên là Thiên Trời, dưới Chấn Sấm. Trời trên Sấm dưới là hợp quy luật, là ví như lúc có sấm chớp thì ắt cũng sắp mưa, mọi vật được điềm lành sẽ sinh sôi nẩy nở nên đó là điều tốt.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Địa Trạch Lâm và lòng Nhân Từ

Vào ngày mới, nhìn nắng vàng ươm len qua những đám mây trắng xám soi xuống nhân gian, ta nhớ đến những đứa trẻ. Ta nhớ những ngày qua, khi đứng trước câu hỏi : "Giữ hay Bỏ ?" Ta đã làm gì ?

Những ngày ấy, vào những đêm thanh vắng, ta tự hỏi "Nên làm thế nào ?" và dường như Thiên-Nhân cảm ứng, hầu như ta đều lấy được quẻ Địa Trạch Lâm.
Mỗi lần như thế, ta đều xếp ngay, không phải ưu tư nữa. Chỉ một chữ Lâm thôi đã đủ để ta quyết định mình nên làm gì.

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Tuyệt chiêu "Kháng long hữu hối" và Kinh Dịch

Ở tiểu thuyết "Thiên Long bát bộ", ngay trước khi Tiêu Phong hét lớn và thi triển tuyệt chiêu "Kháng long hữu hối" trong bộ võ "Hàng long thập bát chưởng" trứ danh để giết chết Đoàn Chính Thuần - thực ra là A Châu giả dạng -, thì không đợi đến lúc A Châu gục xuống chúng ta đã biết kết cục bi thảm của chàng.

Vì sao ?

"Kháng long hữu hối" chính là hào 6 của quẻ Càn trong Kinh Dịch, dịch là "Rồng bay lên quá cao, ắt có ăn năn".

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

Bát Thuần Tốn

57. Qu THUẦN TỐN
Nội - Ngoại quái đều là Tốn (gió, thuận)


Lâm vào cảnh ở quê người thì thái độ nên thuận tòng người, cho nên sau quẻ Lũ tới quẻ Tốn. Tốn là gió mà có nghĩa là thuận, là nhập vào.

Thoán từ.
: 小亨, 利有攸往, 利見大人.
Tốn: tiểu hanh, lợi hữu du vãng , lợi kiến đại nhân.

Dịch: Thuận thì hơi được hanh thông, tiến hành thì có lợi, lựa bậc đại nhân mà tin theo thì có lợi.

Giảng: Quẻ này có một hào âm ở dưới hai hào dương, là âm phục tòng dương, nên gọi là Tốn. tiểu nhân mà phục tòng quân tử thì có thể tốt, nhưng phải có việc để tíến hành, chứ không phải chỉ ở yên mà tốt, lại phải lựa bậc đại nhân (có tài, đức) mà tin theo. Đại nhân trỏ hào 2 và hào 5, cũng mà dth, tiểu nhân là hào 1 và hào 4. Nhất là hào 5, đắc trung lại đắc chính nữa, 1 và 4 đều phải theo hào đó.

Đại tượng truyện giảng: trên là gió, dưới là gió (Tốn), là có hai luồng gió tiếp tục theo nhau. Người quân tử tiếp tục xuất phát mệnh lệnh để thi hành chính sự, mà thiên hạ phục tòng, cũng như vạn vật ngả theo gió.

Hào từ:
1.
初六: 進退, 利武人之貞.
Sơ lục: tiến thoái, lợi vũ nhân chi trinh.

Dịch: Hào 1, âm: Tiến lui tự do, thêm vào cái chí hướng bền của hạng võ dũng thì có lợi.

Giảng: Hào này âm nhu ở dưới cùng quẻ Tốn là người nhu thuận thái quá, còn nghi ngờ, không cương quyết tiến hay lui, không thể làm gì được; Hào từ khuyên phải theo cái chí kiên cường của hạng người võ dũng thì mới trị được tật nghi hoặc.

2.
九二: 巽在床下, 用史巫 紛若, ,无咎.
Cửu nhị: Tốn tại sàng hạ, dụng sử vu phân nhược, cát, vô cữu.

Dịch: Hào 2, dương: Thuận nép ở dưới giường, dùng vào việc lễ bái, đồng cốt rối ren thì tốt, không có lỗi.

Giảng: Hào dương mà ở vào vị âm thời Tốn (thuận), nên quá thuận đến nỗi nép ở dưới giường. May àm đắc trung, không phải là kẻ siểm nịnh, mà lại có lòng thành; trong việc tế thần, mà như vậy thì tốt, không có lỗi. “sử” là chức quan coi việc tế, “Vu” là chức quan coi về việc trừ tai hoạ, như đồng cốt. “Phân nhược” (rối ren) dùng để tả việc cúng tế, cầu thần.

3.
九三: 頻巽吝.
Cửu tam: Tần tốn, lận.

Dịch: Thuận tòng quá nhiều lần (quá mức), đáng xấu hổ.

Giảng: Hào này quá cương (dương ở vị dương), bất đắc trung, vốn nóng nảy, kiêu căng, thất bại nhiều lần, sau mới làm bộ tự hạ, thuận tòng, nhưng lại thuận tòng quá mức, việc gì cũng thuận tòng dù không phải lúc, đáng xấu hổ, R. Wilhem giảng: suy nghĩ đi suy nghĩ lại nhiều lần kĩ quá, mà không quyết định hành động, xấu hổ.

4.
六四: 悔亡, 田獲三品.
Lục tứ: Hối vong, điền hoạch tam phẩm.

Dịch: Hào 4, âm: Hối hận mất đi; đi săn về, được chia cho ba phần.

Giảng: Hào này âm nhu, hào 1 ứng với nó cũng âm nhu, không giúp gì được nó, mà lại bị kẹt giữa 4 hào dương ở trên và dưới, xấu; nhưng nhờ nó đắc chính, địa vị cao (ở ngoại quái, sát hào 5) mà lại có đức tự khiêm, thuận tòng, nên được trên dưới mến, chẳng những không có gì hối hận mà còn được thưởng công. Thời xưa đi săn về, chia làm 3 phần (phẩm vật): một phần để làm đồ tế, một phần để đãi khách, một phần giao cho nhà bếp. Có công lớn mới được chia như vậy.

5.
九五: 貞吉, 悔亡, 无不利, 无初有終.
先庚三日, 後庚三日.吉.
Cửu ngũ: Trinh cát, hối vong, vô bất lợi, vô sở hữu chung.
Tiên canh tam nhật, hậu canh tam nhật, cát

Dịch: Hào 5, dương : giữ đạo chính thì tôt, hối hận mất đi, không có gì là không lợi, mới đầu không khá mà cuối cùng tốt; (đinh ninh như ) trước ngày canh ba ngày, (đắn đo như) sau ngày canh ba ngày, tốt.

Giảng: Hào này ở thời Tốn, phải thuận tòng, mà bản thể và vị đều là dương cả, mới đầu không tốt (vô sợ), e có điều hối hận, may mà đắc trung, đắc chính, hợp với tư cách một vị chủ, cứ giữ đức trung, chính ấy thì sau sẽ tốt (hữu chung), hối hận mất hết mà không có gì không lợi. Tuy nhiên, muốn kêt quả được tốt thì trước khi hành động, canh cải, phải đinh ninh cân nhắc cho kỹ, rồi sau khi canh cải phải khảo nghiệm chu đáo.

Trong thập can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh Tân, Nhâm, quí, Canh đứng hàng thứ 7, quá giữa, tới lúc phải thay đổi. (chữ Canh trong hào từcũng dùng như chữ Canh  là đổi) Ba ngày trước ngày Canh là ngày Đinh, chữ Đinh  này mượn nghĩa chữ đinh 叮嚀 (đinh ninh); ba ngày sau ngày Canh là ngày Quí, chữ quí này  mượn nghĩa chữ quĩ 揆度 (quĩ đạc là đo lường)

Cách dùng chữ ở đây cũng như cách dùng chữ trong Thoán từ quẻ Cổ.

6.
上九: 巽在床下, 喪其資斧, 貞凶.
Thượng cửu: Tốn tại sàng hạ, táng kì tư phủ, trinh hung.

Dịch: Hào trên cùng, dương: Thuận nép ở dưới giường, mất đồ hộ thân, cứ giữ thói xấu đó thì càng bị hoạ.

Giảng: Ở trên cùng quẻ Tốn là thuận tòng đến cùng cực như kẻ nép ở dưới giường; tới nỗi đức dương cương – ví với đồ hộ thân (tư phủ) của mình cũng mất luôn. Cứ giữ thói xấu xa, đê tiện, siểm nịnh đó thì càng bị hoạ. 


Bài liên quan:

Hỏa Sơn Lữ

56. Qu HỎA SƠN LỮ

Trên là Ly (lửa), dưới là Cấn (núi)


Thịnh lớn đến cùng cực thì phải suy, đến nỗi mất chỗ ở, phải đi ở đậu đất khách, cho nên sau quẻ Phong tới quẻ Lữ. Lữ là bỏ nhà mà đi tha phương.

Thoán từ:
: 小亨. 旅貞, 吉.
Lữ: tiểu hanh, Lữ trinh, cát.

Dịch: Ở đậu; hơi hanh thông. Đi ở đậu mà giữ đạo chính thì tốt.

Giảng: chỗ ở của lửa là mặt trời hay lò, chứ không phải ở trên núi: trên núi lâu lâu vẫn có đám lửa cháy rừng hay đốt rừng, nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi. Cho nên dùng các tượng lửa (ly) ở trên núi Cấn để chỉ cảnh bỏ nhà mà đi ở đậu quê người.

Cảnh đó là cảnh bất đắc dĩ, nhiều lắm chỉ có thể hơi hanh thông được thôi, nếu người đi ở đậu biết giữ đức trung, thuận, như hào 5, yên lặng như nội quái Cấn, sáng suốt như ngoại quái Ly. Hào 5 đắc trung mà lại là âm ở giữa hai hào dương, biết thuận theo dương. Cái đạo ở đậu là mềm mỏng, đừng làm cao để người ta khỏi ghét; nhưng mặt khác, cũng phải yên lặng sáng suốt giữ tư cách, đạo chính của mình để người ta khỏi khinh. Giữ cho đạo được nghĩa lý trong hoàn cảnh đó thật là khó (lữ chỉ thời nghĩa, đại hĩ tai: lời Thoán truyện).

Đại tượng truyện cũng lại áp dụng vào việc hình pháp, khuyên phải xử đoán sáng suốt (Ly) và thận trọng (như Cấn) đừng giam tội nhân quá lâu trong ngục (quân tử dĩ minh thận dụng hình, như bất lưu ngục)

Hào từ.
1.
初六: 旅瑣瑣, 斯其所取災.
Sơ lục: Lữ toả toả, tư kì sở thủ tai.

Dịch: Hào 1, âm: Ở đậu mà tư cách nhỏ nhen, tẳn mẳn tức là tự chuốc lấy hoạ.

Giảng: hào này âm nhu, ở vị thấp nhất, ví với người chí đã cùng, tư cách hèn hạ đối với chủ nhà mình ở đậu mà tham lam, tẳn mẳn, khiến người ta ghét, như vậy là tự rước hoạ vào mình.

2.
六二: 旅即次, 懷其資, 得童僕, 貞.
Lục nhị: Lữ tức thứ, hoài kì tư, đắc đồng bộc, trinh.

Dịch: Hào 2, âm: Ở đất khách, được chỗ trọn an lành, giữ được tiền bạc, lại có đầy tớ tín cẩn.

Giảng: Ở đất khách nên nhu thuận, mà hào này âm nhu, đắc trung, đắc chính, trên lại ứng với hào 5, cũng âm nhu, đắc trung mà lại văn minh (ở ngoại quái Ly), như gặp được chủ nhà tốt, mình có chỗ trọn an lành, lại giữ được tiền, có đầy tớ tín cẩn, mọi việc đều tốt cả.

3.
九三: , 焚其次, 喪其童僕, , 厲.
Cửu tam: Lữ, phần kì thứ, táng kì đồng bộc, trinh, lệ.

Dịch: Hào 3, dương: Ở đất khách, mà (tự mình) đốt chỗ trọ, mất đầy tớ, dù chính đáng cũng nguy.

Giảng: Hào này quá cương (dương ở vị dương), bất trung, ở đất khách như vậy không tốt, vị lại khá cao, có ý tự cao, bị chủ nhà trọ đuổi, như vậy không khác gì tự đốt chỗ trọ của mình, đầy tớ cũng không ưa mình, mất lòng cả người trên kẻ dưới, dù mình có chính đáng, cũng nguy.

4.
九四: 旅于處, 得其資斧, 我心不快.
Cửu tứ: Lữ vu xử, đắc kì tư phủ, ngã tâm bất khoái.

Dịch: Hào 4, dương: tới đất khách, được chỗ ở tạm, có tiền của và đồ hộ thân (tượng trưng bằng cái búa), nhưng trong lòng không vui.

Giảng: tuy dương cương nhưng ở vị âm, lại ở dưới cùng ngoại quái, là biết mềm mỏng, tự hạ, tức biết xử thế, cho nên được chỗ ở tạm, có tiền của, vật liệu để phòng thân, nhưng ở trên, hào 5 âm nhu không giúp đỡ gì được 4, ở dưới, hào 1, ứng với 4 âm nhu, lại thấp hèn, cũng chẳng giúp đỡ 4 được gì, vì vậy là lòng 4 không vui.

Các sách cho “tư phủ” là cái búa sắc bén, và giảng là : lữ khách tới nơi, không có quán trọ, chỉ có mảnh đất gai góc, phải dùng búa bén để phá bụi bờ mà làm chỗ ở, nên trong lòng không vui.

5.
六五: 射雉, 一矢亡, 終以譽命.
Lục ngũ: Xạ trĩ, nhất thỉ vong, chung dĩ dự mệnh.

Dịch : Hào 5, âm : Bắn con trĩ, mất một mũi tên, sau được khen và phúc lộc (hoặc chức vị: mệnh) .

Giảng: Thường hào 5 trỏ ngôi vua, nhưng nếu vua là làm lữ khách thì là vua mất nước, cho nên chỉ nên coi là một lữ khách thôi, một lữ khách văn mình (ở ngoại quái ly), nhũn nhặn, mềm mỏng (âm nhu) được lòng mọi người (đắc trung) , như vậy tất được tốt đẹp như bắn được con trĩ (một loài chim đẹp – tượng quẻ Ly) tốn hao không mấy mà được tiếng khen, và phúc lộc.

6.
上九: 鳥焚其, 旅人先 , 後號咷, 喪牛于易, 凶.
Thượng cửu: điểu phần kì sào, lữ nhân tiên tiếu, hậu hào đào, táng ngưu vu dị, hung.

Dịch: Hào trên cùng, dương: con chim cháy mất tổ, người lữ hành trước cười, sau kêu khóc, vì láu táu (vô ý) đánh mất con bò (đức nhu thuận), xấu.

Giảng: thân phận ở đậu mà lại ở trên chủ nhà, đã là nghịch cảnh rồi, đã vậy lại quá cương (hào dương), mất lòng người, tất bị đuổi đi, như con chim cháy mất tổ. Mới đầu hớn hở, vì được ở trên người, sau phải kêu khóc vì mất chỗ trọ. Sở dĩ vậy vì khinh dị đánh mất đức nhu thuận (tượng bằng con bò) rất cần ở thời ở đậu.


*


Cuối quẻ Lữ này, cụ Phan Bội Châu có ghi cảm tưởng:

“xử cảnh khốn nạn không gì bằng Lữ, thiệp thế rất khó khăn cũng không gì bằng Lữ. Tạp quái (truyện) nói rằng: “Lữ là ít người thân yêu, là đường cùng khốn của người vậy: Lữ quả thân dã, nhân chi cùng dã.

“Tuyền sáu hào không một chữ cát, chữ hanh nào cả . . Dở sinh gặp hồi đen rủi, gởi thân ở đất khách quê người . . may khỏi tai hoạ là hạnh phúc đã lớn rồi. Vậy nên trung chính như Lục Nhị (hào 2, âm), văn minh nhu trung như Lục ngũ (hào 5, âm) mà hào từ không có chữ cát hanh. Huống gì quá cương , bất trung như Cửu tam (hào 3, dương). Thượng cửu (hào trên cùng, dương) nữa ru? Vậy nên người ở vào thời Lữ, nên mang chặt lấy hai chữ nhu, trung làm bùa hộ thân”


Đọc lời của Cụ, chúng tôi vô cùng cảm thán. Trong mấy chục năm, vì quốc gia, dân tộc, Cụ gởi thân quê người, gặp biết bao cảnh tủi nhục, nỗi gian nguy, rốt cuộc cũng không tránh khỏi tai hoạ, nhưng lúc nào cũng giữ được tư cách, khí phách chí hướng. Ai hiểu được tình cảnh lữ thứ, hiểu được quẻ Lữ hơn Cụ? 


Bài liên quan:
                                                                👉      Thời của Lữ
                                                                👉      Thời Tạm Thời
                                                                👉      Ngẫm về quẻ Lữ