Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Thủy Lôi Truân

3. QUẺ THỦY LÔI TRUÂN 

Ngọai quái (ở trên) là Khảm, nội quái (ở dưới) là Chấn. Khảm là thủy (mà cũng là vân: mây), chấn là lội (sấm) cho nên quẻ này gọi là Thủy lôi (hoặc Vân Lôi), có nghĩa là Truân
Thủy Lôi Truân

3. QUẺ THUỶ LÔI TRUÂN (truân): Thời gian truân. Tìm người giúp mình. Làm việc nhỏ thôi. Giữ gìn đừng vội vàng.


; trên là Khảm là thuỷ (mà cũng là vân: mây),

        dưới là
 Chấn (lôi- sấm) cho nên quẻ này gọi là Thuỷ lôi (hoặc Vân lôi), có nghĩa là Truân.

Theo Tự quái truyện thì sở dĩ sau hai quẻ Càn, Khôn tới quẻ Truân là vì có trời đất rồi vạn vật tất sinh sôi nảy nở đầy khắp, mà lúc sinh sôi đó là lúc khó khăn. Chữ Truân có cả hai nghĩa đó: đầy và khó khăn.

*

Thoán từ:

:      利 貞, ,

Truân: Nguyên, hanh, lợi, trinh, vật dụng hữu  du  vãng,  lợi   kiến  hầu.

Dịch: Gặp lúc gian truân, có thể hanh thông lắm (nguyên hanh), nếu giữ vững điều chính (trái với tà) và đừng tiến vội, mà tìm bậc hiền thần giúp mình (kiến hầu là đề cử một người tài giỏi lên tước hầu).

Giảng: Thoán truyện Đại tượng truyện giảng đại ý như sau: 

Tượng quẻ này là sấm (Chấn) ở dưới mà trên mưa (Khảm), tức có nghĩa động ở trong chốn hiểm, (Khảm là nước có nghĩa là hiểm trở) cho nên có nghĩa là truân. 

Lại thêm: nội quái có một hào dương (cương) hai hào âm (nhu); ngoại quái cũng thế; như vậy là cương như, dương âm bắt đầu giao nhau để sinh vạn vật mà lúc đầu bao giờ cũng gian nan: truân. 

Trong lúc gian nan mà hành động thì có thể tốt, nhưng phải kiên nhẫn giữ điều chính; đừng vội hành động mà trước hết nên tìm người tài giỏi giúp mình. Người tài đứng ra cáng đáng lúc đầu (người mình cất nhắc lên tước hầu) đó là hào 1 dương. Dương thì cương, có tài; hào 1 lại là hào chủ yếu trong nội quái (chấn) có nghĩa hoạt động. buổi đầu gian nan thì được người đó, tỉ như lập được một đoàn thể có nhiều người có tài kinh luân, thì mọi việc sẽ làm được tốt. Đó là ý nghĩa quẻ Truân.

Hào từ


1. 初 九: 磐 桓, 利 居 貞, 利 建 侯. 

      Sơ  cửu:    Bàn  hoàn,  lợi    cư    trinh,   lợi    kiến  hầu. 

Dịch: Hào 1, dương : còn dùng dằng, giữ được điều chính thì lợi, được đặt lên tước hầu (nghĩa là được giao cho việc giúp đời lúc gian truân) thì lợi.

Giảng: Như trên tôi đã nói, hào này là dương, tượng người có tài, lại đắc chính vì dương ở dương vị, cho nên giữ được điều chính và có lợi; sau cùng nó là dương mà lại dưới hai hào âm trong nội quái, có cái tượng khiêm hạ, được lòng dân. Vậy là người quân tử mới đầu tuy còn do dự, sau sẽ được giao cho trọng trách giúp đời.


2.六 二: 屯 如 邅 如, 乘 馬 班 如, 

   Lục  nhị:  Truân như, chuyên như, thừa mã  ban  như.

    匪 寇 婚  女 子 貞 不 字, 十 年 乃 字 

       Phỉ  khấu  hôn  cấu,    nữ     tử    trinh  bất    tự,     thập  niên  nãi    tự. 

Dịch: hào 2, âm: Khốn đốn khó khăn như người cưỡi ngựa còn dùng dằng luẩn quẩn (Nhưng hào 1 kia) không phải là kẻ cướp, chỉ là muốn cầu hôn với mình thôi. Mình cứ giữ vững chí, đừng chịu, mười năm nữa sẽ kết hôn (với hào 5).

Giảng: Hào 2, âm, vừa đắc trung lẫn đắc chính, lại ứng với hào 5 cũng đắc trung đắc chính ở trên, như vậy là tốt. Chỉ hiềm cách xa hào 5 mà lại ở sát ngay trên hào 1, dương, bị 1 níu kéo, cho nên còn ở trong cảnh truân chuyên (khó khăn). Nhưng đừng ngại, hào 1 có tư cách quân tử , không phải là kẻ xấu muốn hãm hại mình, chỉ muốn cưới mình thôi (1 là dương, 2 là âm). Đừng nhận lời, cứ giữ vững chí, mươi năm nữa sẽ kết hôn với hào 5. 

Chữ tự  ở đây nghĩa là gả chồng. Theo kinh Lễ, con gái tới tuổi gã chồng thì cài trâm và đặt tên tự.


3.六 三: 即 鹿, 无 虞, 惟 入 于 林 中  

   Lục  tam:    Tức   lộc,    vô    ngu,   duy  nhập  vu    lâm  trung.

           君 子 幾, 不 如 舍, 往 吝

                      Quân tử     cơ,     bất    như   xả,   vãng   lận. 

Dịch: Hào 3 âm: Đuổi hươu mà không có thợ săn giúp sức thì chỉ vô sâu trong rừng thôi (không bắt được). Người quân tử hiểu cơ sự ấy thì bỏ đi còn hơn, cứ tíếp tục tiến nữa thì sẽ hối hận. 

Giảng: Hào 3 là âm, ở dương vị, bất chính bất trung; tính chất đã không tốt mà ở vào thời truân; hào 6 ở trên cũng là âm nhu không giúp được gì mình, như vậy mà cứ muốn làm càn, như người ham đuổi hươu mà không được thợ săn giúp (chặn đường con hươu, đuổi nó ra khỏi rừng cho mình bắt) thì mình cứ chạy theo con hươu mà càng vô sâu trong rừng thôi. Bỏ đi là hơn.


4.  :       ,

    Lục  tứ:    Thừa   mã   ban    như.    Cầu   hôn   cấu,

               ,   

                        vãng cát,     vô     bất   lợi. 

Dịch: Hào 4, âm: cưỡi ngựa mà dùng dằng. Cầu bạn trăm năm (hay đồng tâm) ở dưới (ở xa) thì không gì là không tốt. 

Giảng: Hào này âm nhu, đắc chính là người tốt nhưng tài tầm thường, gặp thời Truân không tự mình tiến thủ được. Tuy ở gần hào 5, muốn cầu thân với 5, nhưng 5 đã ứng với 2 rồi, thế là 4 muốn lên mà không được, như người cưỡi ngựa muốn tiến mà dùng dằng. Chu Công khuyên hào 4 nên cầu hôn với hào 1 ở dưới thì hơn: (vì 1 có tài đức) mà cùng nhau giúp đời, không gì là không lợi. 

Chúng ta để ý: cặp 5-2 rất xứng nhau, cả hai đều đắc chính, đắc trung, rất đẹp, cặp 4-1 không đẹp bằng: 4 bất trung, kém 2; cho nên phải kết hợp với 1 ở dưới, 1 tuy ở dưới mà đắc chính, như vậy là xứng đôi. Đó là luật: “dĩ loại tụ”, họp với nhau thì phải xứng nhau, đồng tâm, đồng đạo.


5. 九 五: 屯 其 膏; 小 貞 吉, 大 貞 凶 

   Cửu  ngũ:   Truân kì    cao;    tiểu  trinh  cát,    đại   trinh  hung 

Dịch: Hào 5, dương: Ân trạch không ban bố được (nguyên văn: dầu mỡ (cao) không trơn (truân), chỉnh đốn việc nhỏ thì tốt, việc lớn thì xấu. 

Giảng: Hào cửu ngũ này vừa chính vừa trung, ở địa vị chí tôn, đáng lẽ tốt; nhưng vì ở trong thời gian truân (quẻ Truân) lại ở giữa ngoại quái là Khảm, hiểm, nên chỉ tốt vừa thôi. Hào 2 tuy ứng với nó nhưng âm nhu, không giúp được nhiều; lại thêm hào 1 ở dưới, có tài đức, được lòng dân, uy quyền gần như lấn 5, mà ân trạch của 5 không ban bố khắp nơi được. Cho nên 5 phải lần lần chỉnh đốn các việc nhỏ đã, đừng vội làm việc lớn mà hỏng. 
Nghĩa là tuy có tài đức, có địa vị, nhưng cũng phải đợi có thế có thời nữa.


6.上 六: 乘 馬 班 如, 泣 血 漣 如. 

Thượng lục: Thừa  mã    ban   như, khấp huyết liên  như. 

Dịch: Hào trên cùng, âm. Cưỡi ngựa mà dùng dằng, khóc tới máu mắt chảy đầm đìa. 

Giảng: Hào này ở trên cùng, là thời gian truân tới cực điểm. Nếu là hào dương (có tài trí) thì gian truân cùng cực sẽ biến thông; nhưng hào này là hào âm, bất tài, bất trí, nhu nhược, chỉ biết lên lưng ngựa rồi mà vẫn dùng dằng mà khóc đến chảy máu mắt (Hào 3 tuy ứng với hào 6 nhưng cũng âm nhu, chẳng giúp được gì).


Đọc xong ba quẻ đầu này chúng ta cũng đã thấy: thể của hào chỉ có: âm và dương, vị của hào chỉ có 6: từ hào sơ đến hào thượng; nhưng ý nghĩa mỗi hào rất thay đổi, tùy ý nghĩa của trọn quẻ, cho nên hào 1 dương quẻ Càn không giống hào 1 dương quẻ Truân; hào 5 dương quẻ Truân cũng không giống hào 5 dương quẻ Càn; hào 2 âm quẻ Khốn không giống hào đó quẻ Truân, hào 6 âm quẻ Truân cũng không giống hào đó của quẻ Khôn. Ý nghĩa của quẻ quyết định ý nghĩa của hào, nói cách khác: quẻ là cái thời chung của các hào, mà hào là mỗi việc, mỗi hoàn cảnh trong thời chung đó.


-Nguyễn Hiến Lê -

* Bản này được thầy Tăng Văn Y (Lục Nam, Bắc Giang) góp ý điều chỉnh, có bổ sung các chỗ còn thiếu về chữ Hán, "đối chiếu với bản NXB Văn học 1994 có in chữ chép tay của cụ, đối chiếu với Từ điển Hán Việt trên mạng, đánh thêm một số phần,..."  



Bát Thuần Khôn

2. Quẻ BÁT THUẦN KHÔN
 
Nội quái, ngoại quái đều là Khôn

Que Khon

2. QUẺ THUẦN KHÔN (khôn kūn): Đất (địa ). Đức nhu thuận của người dưới, phụ nữ - Văn minh (Tháng mười).

; nội quái (ở dưới) và ngoại quái  (ở trên) đều là Khôn

.

Thoán từ:

:     , , ,

Khôn: Nguyên, hanh,  lợi,   tẫn  mã   chi  trinh. Quân tử   

  ,先 迷 , 西 .

   hữu  du  vãng, tiên   mê   hậu  đắc, chủ   lợi.    Tây  nam  đắc bằng, đông

  ,

   bắc  táng bằng.  An  trinh, cát.

Dịch: Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng  thì lầm, để cho người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được, chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. Đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bền vững, tốt.

Giảng: Quẻ Càn gồm 6 hào dương, quẻ Khôn gồm 6 hào âm. Càn “tượng”(1) trời thì Khôn “tượng” đất. Càn cương kiện thì Khôn nhu thuận. Càn tạo ra vạn vật ở vô hình, thuộc phần khí; nhưng phải nhờ Khôn vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn; chỉ khác Khôn phải ở sau Càn, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn; cho nên các đức nguyên, hanh, lợi, Khôn có đủ như Càn; chỉ riêng về đức trinh (chính và bền) thì Khôn hơi khác: tuy chính và bền nhưng phải thuận. Văn Vương dùng con ngựa cái để “tượng” Khôn: ngựa là giống mạnh mà ngựa cái có tính thuận theo ngựa đực.

Cũng vì Khôn có đức thuận, cho nên khởi xướng phải là Càn, Khôn chỉ tiếp tục công việc của Càn. Người quân tử nếu ở vào địa vị khôn, phải tùy thuộc người trên thì làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn, chờ người ta khởi xướng rồi mới theo thì được việc, như vậy là có đức dày như đất, chở được muôn vật, lớn cũng không kém đức của trời (Càn): "Quân tử dĩ hậu đức tải vật", đó là bài học rút ra từ quẻ Khôn, cũng như “Quân tử dĩ tự cường bất tức” là bài học rút ra từ quẻ Càn. 

Chu Công còn khuyên đi về phía Tây Nam vì trên Hậu thiên bát quái Khôn ở phía Tây nam (có học giả hiểu là phía Tây và phía Nam) thì được bạn (hoặc được tiền bạc, vì chữ “bằng” cò thể hiểu là bằng hữu, cũng có thể hiểu là bằng bối 朋貝: bối là vỏ sò ngao xưa dùng làm tiền, 1 bằng là 2 hoặc 10 bối) nếu đi về phía Đông bắc thuộc dương thì mất bạn (hoặc tiền bạc). 

Được quẻ này, nến theo những lời khuyên đó mà an lòng, giữ đức bền vững thì tốt. 

Câu “Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc” có người hiểu là: “Người quân tử có đi đâu thì trước lầm sau đúng”, mà không giảng tại sao lại như vậy. Hiểu như chúng tôi ở trên thì có lý hơn, làm rõ cái đạo “thuận tòng thì tốt” của Khôn. Chữ “du” ở trong kinh Dịch thường dùng như chữ “sở"

Hào từ: 

1.  :  ,    

    Sơ     lục:     sương,  kiên  băng chí. 

Dịch: Hào 1, âm: Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến.

Giảng: Đây là hào âm đầu tiên trong quẻ. Âm thì lạnh, nên Chu Công ví với sương lạnh mới kết lại thì thành sương, rồi lần lần, lạnh hơn, nước sẽ đông lại thành băng. Hào này có hàm cái ý phải thận trọng từ bước đầu. Tiểu tượng truyện không giảng thêm, còn Văn ngôn truyện thì khuyên ta: 

“Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc (để đến đời sau); nhà nào tích lũy điều chẳng lành thì tất có thừa tai vạ (để đến đời sau). Như việc bề tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không ở trong một buổi sớm chiều; tất dần dà có từ lâu rồi, mà người ta không biết lo toan từ sớm vậy”. (Tích thiện chí gia tất hữu dư khách, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương: Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triều nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hĩ. Do biện chi bất tảo biện dã).” 

 

¾¾¾¾

(1) (Từ đây, chúng tôi gọi tắt tượng trưng, biểu tượng  là "tượng")


Chúng ta để ý: hào 1 quẻ Càn, Dịch chỉ khuyên cứ ở ẩn, tu đức luyện tài chờ thời; còn hào 1 quẻ Khôn này, Dịch răn phải đề phòng từ đầu, nếu không sẽ gặp họa; như vậy Dịch tin ở Dương hơn đạo Âm, trọng Dương hơn Âm.


 
 
2.       ,      

 Lục   nhị:  Trực phương đại,   bất    tập    vô    bất    lợi. 

Dịch: Hào 2, âm: (Đức của mình) thẳng, vuông, lớn thì chẳng phải học tập mà cũng không có gì là không lợi. 

Giảng: Hào này rất tốt: thể là âm, vị cũng là âm (hào chẳn), thế là đắc chính, cho nên bảo là có đức thẳng (trực) nó lại đắc trung, (ở giữa nội quái) cho nên bảo là vuông vức (phương) nó lại ở trong quẻ Khôn, có qui mô lớn, nên chẳng cần học tập khó khăn mà hành động nào cũng hợp đạo lý. 

Văn ngôn giảng thêm: người quân tử muốn như hào 2 này mà ngay thẳng ở trong lòng thì phải có đức kinh; vuông ở ngoài (khi tiếp vật) thì phải có đức nghĩa. Có hai đức kính, nghĩa đó thì sẽ không cô lập (?). Nguyên văn: “bất cô”, Chu Hi giảng là to lớn, tức có ý cho rằng: Kính thì “trực”, nghĩa thì “phương”. Có đủ kính và phương thì là “đại”. Chúng tôi hiểu theo câu: “Đức bất cô, tất hữu lân” (người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình (bạn đây là hào 5, ứng với 2) không biết có đúng không.

3.  :      ,   
     
Lục tam: Hàm chương khả trinh, hoặc

               ,    

                     tòng vương sự,     vô  thành hữu chung. 

Dịch: Hào 3, âm: Ngậm chứa (đừng để lộ ra) đức tốt mà giữ vững được, có khi theo người trên mà làm việc nước, đừng chiếm lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả. 

Giảng: Hào 3 là âm mà ở vào địa vị dương (lẻ), như vậy là không chính, nhưng nó vốn có đức nhu thuận của quẻ Khôn, thêm được tính cương kiện của vị dương, thì lại là tốt (đây là lẽ biến hóa của Dịch). 

Nó đứng trên cùng nội quái, tức có thể có chức phận, cho nên bảo là có lúc theo bề trên làm việc nước. Nhưng nó nên nhũn, nhu thuận (đức của Khôn) chỉ làm trọn nghĩa vụ mà đừng chiếm lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả. 

Văn ngôn bàn thêm: Ngậm chứa đức tốt, theo người trên làm việc mà không dám chiếm lấy sự thành công, đó là đạo của Đất, của vợ, của bề tôi (địa đạo, thê đạo, thần đạo). Đó là cách cư xử của người dưới đối với người trên.

4.  :  ,  ,  .

    Lục cửu:    Quát  nang,   vô    cữu,    vô    dự. 

Dịch: Hào 4 âm: Như cái túi thắt miệng lại (kín đáo giữ gìn) thì khỏi tội lỗi mà cũng không danh dự. 

Giảng: Hào 4 là âm ở địa vị âm trong một quẻ toàn âm, mà không đắc trung như hào 2, ví như người quá nhu thuận, vô tài, không có chút cương cường nào. Đã vậy, mà ở sát hào 5, tức là có địa vị một đại thần, tài thấp mà địa vị cao, nên phải thận trọng thì mới khỏi tội lỗi, an thân, mặc dầu không có danh dự gì. 

Hào 4 quẻ Càn cũng ở địa vị như hào này, nhưng là dương, có tài năng, nên còn có thể bay nhảy, tiến được (hoặc dược), khác nhau ở chỗ đó. 

Văn ngôn cho hào này có cái tượng “âm cự tuyệt dương” (vì không có chút dương nào cả từ bản thể tới vị), như vậy là âm dương cách tuyệt nhau, trời đất không giao nhau (thiên địa bế), lúc đó hiền nhân nên ở ẩn (hiền nhân ẩn), rất thận trọng thì không bị tai họa.

5.      . 

 Lục ngũ:  Hoàng thường, nguyên cát. 

Dịch : hào 5, âm: Như cái xiêm màu vàng, lớn, tốt (rất tốt). 

Giảng: Hào 5 là hào chí tôn trong quẻ , đắc trung. Tuy nó không đắc chính vì là âm mà ở vị dương; nhưng ở trong quẻ Khôn, như vậy lại tốt vì có chút cương, không thuần âm, thuần nhu, như hào 4, tức là có tài, nhưng vẫn là Khiêm nhu (vì là âm). Âm còn hàm ý văn vẻ nữa, trái với dương cương kiện là võ. Cho nên Chu Công cho là hào này rất tốt, và “tượng” bằng cái xiêm màu vàng. Vàng là màu của đất, của trung ương (hàm ý không thái quá, không bất cập) của vàng, đồng, nên người Trung Hoa thời xưa rất quí; chỉ vua chúa mới được dùng màu vàng trong y phục. Xiêm là một bộ phận y phục ở phía dưới, đẹp đẽ, hàm cái nghĩa khiêm hạ, không tự tôn. 

Văn ngôn bàn thêm: người quân tử có đức trung (màu vàng) ở trong mà thông suốt đạo lý, ở ngôi cao mà vẫn khiêm, tự coi mình ở thể dưới (như cái xiêm); như vậy là chất tốt đẹp ở bên trong mà phát ra bề ngoài, làm nên sự nghiệp lớn, tốt đẹp như vậy là cùng cực. 

Như vậy Dịch tuy coi âm (Khôn) không quí bằng dương (Càn), nhưng có lúc coi trọng đức khiêm nhu, mà Dịch cho là đức của người văn minh. Tinh thần đó là tinh thần hiếu hòa, trọng văn hơn võ. Hào 5 quẻ Càn, Chu Công cho là đại quí (long phi tại thiên) nhưng chỉ bảo: “Lợi kiến đại nhân”; còn hào 5 quẻ khôn thì khen là ”nguyên cát” hào tốt nhất trong Kinh Dịch, là có nghĩa vậy.

6.  :    ,    . 

  Lục thượng: Long chiến vu    dã,     kỳ  huyết  huyền hoàng. 

Dịch: Hào trên cùng âm : Như rồng đánh nhau ở đồng nội, đổ máu đen máu vàng. 

Giảng: Hào này âm lên tới điểm cực thịnh. Âm dương tuy bổ túc nhau, nhưng bản thể vẫn là ngược nhau, đối địch nhau. Khi âm cực thịnh, dương cũng vậy (hào 6 quẻ Càn) thì hai bên tất tranh nhau, và cả hai đều bị hại. Đạo đến đó là cùng rồi. cũng vẫn cái nghĩa thịnh cực thì suy như hào 6 quẻ Càn. 

Văn ngôn: không giảng gì khác, chỉ cho biết rằng “huyền hoàng”: là sắc của trời đất, âm dương . 

Cao Hanh ngờ rằng hai chữ đó   thời xưa dùng như hai chữ (vì đọc như nhau) và có nghĩa là chảy ròng ròng. Không rõ thuyết nào đúng, nhưng đại ý vẫn là tai hại cả cho hai bên.

7.    . 

   Dụng  lục:  Lợi  vĩnh  trinh. 

Dịch: (nghĩa từng chữ) Dùng hào âm: phải (nên) lâu dài, chính và bền. 

Giảng: Hai chữ “dụng lục” ở đây cũng như hai chữ “dụng cửu” ở quẻ Càn rất tối nghĩa, và câu 7 này mỗi nhà giảng một khác. Dưới đây tôi chỉ đưa ra ba thuyết: 

• Thuyết của tiên Nho: sáu hào âm biến ra sáu hào dương, tức Thuần Khôn biến thành Thuần Càn, như một người nhu nhược biến ra một người cương cường, cho nên bảo là: phải (nên) lâu dài, chính và bền. 

• Thuyết của Cao Hanh: hỏi về việc cát hay hung lâu dài, mà được “hào” này thì lợi. 

• Thuyết của Tào Thăng: Khôn thuận theo Càn cho nên gọi là lợi; Khôn động thì mở ra, tĩnh thì đóng lại. Cho nên bảo chính và bền, ý muốn nói: đạo Khôn đơn giản mà tác tác thành vạn vật. 

Chú ý: Chỉ hai quẻ Càn và Khôn là có Văn ngôn truyện, dụng Cửu và dụng Lục; từ quẻ sau trở đi không còn những tiết đó nữa.


-Nguyễn Hiến Lê -


* Bản này có sự góp ý điều chỉnh của Thầy Tăng Văn Y (Lục Nam, Bắc Giang), có bổ sung các chỗ còn thiếu về chữ Hán, "đối chiếu với bản NXB Văn học 1994 có in chữ chép tay của cụ, đối chiếu với Từ điển Hán Việt trên mạng, đánh thêm một số phần,..." 

Trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu này của Thầy !



Bài liên quan:
                                                                   👉      Mùa thi tới rồi





Bát Thuần Chấn

51. QUẺ THUẦN CHẤN
Trên dưới đều là Chấn (sấm, động). Bát Thuần Chấn
Vạc là một đồ dùng quan trọng trong nhà, làm chủ giữ nó, không ai bằng con trai trưởng, cho nên sau quẻ Ðỉnh tới quẻ Chấn. Chấn là sấm mà cũng là trưởng nam.

Thoán từ:
, 亨.震來虩虩, 笑言啞啞.震驚百里, 不喪匕鬯.
Chấn hanh. Chấn lai hích hích, tiểu ngôn ách ách.
Chấn kính bách lý, bất táng chuỷ xướng.
Dịch: Sấm động thì hanh thông. Lúc sấm nổ ầm ầm mà nớp nớp lo sợ thì sau sẽ cười nói ha ha. Sấm động trăm dặm mà không mất muỗng và rượu nghệ (đồ tế thần)
Giảng: Sấm phát động thì vạn vật mới nảy nở, cho nên bảo là hanh thông.
Khi có điều gì kinh động mà nớp nớp lo sợ, giữ gìn sửa mình thì không bị tai hoạ mà sau sẽ được vui vẻ. Sấm vang động xa đến trăm dặm, mà tinh thần vẫn vững, không đến nỗi đánh mất đồ tế thần (cái muỗng và rượu làm bằng lúa mạch hoà với nghệ) thế là tốt, hanh thông. Nói đến việc tế thần là để diễn cái ý: giữ được tôn miếu, xã tắc.

Hào từ:
1.
初九: 震來虩虩, 後笑言啞啞, 吉.
Sơ cửu: chấn lai hích hích, hậu tiếu ngôn ách ách, cát.
Dịch: Hào này ở đầu thời sấm động. Hào từ y hệt Thoán từ, chỉ thêm hai chữ “hậu” (sau) và “cát” tốt.

2.
六二: 震來, 厲.億喪貝, 躋于九陵, 勿逐七日得.
Lục nhị: Chấn lai, lệ; ức táng bối, tê vu cửu lăng, vật trục, thất nhật đắc.
Dịch: Hào 2, âm: Sấm nổ, có cơ nguy, e mất của chẳng (sợ hãi) chạy lên chín từng gò để tránh; dù mất của những đừng đuổi theo, bảy ngày sẽ được.
Giảng: Hào này âm nhu lại cưỡi lên hào 1 dương cương, nhút nhát, sợ 1 áp bức, e có cơ nguy, lại ngại mất của, nên phải tránh xa (lên chín tầng gò); nhưng nó vốn trung, chính, khéo xử nên đừng quá lo mà khiếp sợ, cứ bình tĩnh, dù có mất tiền, sau cũng lấy lại được.

3.
六三: 震蘇蘇, 震行无眚.
Lục tam: Chấn tô tô, chấn hành vô sảnh.
 Dịch: Sấm động mà sinh thác loạn; cứ tránh đi, bỏ điều bất chính thì không bị hoạ.
 Giảng: Hào âm, ở vị dương, là hạng người bất chính, nên lo sợ tới thác loạn; nếu trở về đường chính thì không bị tai hoạ.

4.
九四: , 遂泥.
Cửu tứ: chấn, toại nê.
 Dịch: Hào 4, dương: sấm động, bi say mê chìm đắm.
 Giảng: Hào dương này, bất trung, bất chính, mà lại bị hãm vào giữa bốn hào âm, hai ở trên, hai ở dưới, nên gặp việc chấn động, lo sợ, không tự thoát được, chỉ chìm đắm thôi.

5.
六五: 震往來, 厲.意无喪, 有事.
Lục ngũ: Chấn vãng lai, lệ; ức vô táng, hữu sự.
 Dịch: Hào 5, âm: Sấm tới hay lui cũng đều thấy nguy; cứ lo (ức) sao cho khỏi mất đức trung (vô táng), thì làm được công việc.
 Giảng: Hào âm, hay lo sợ, chỉ thấy toàn là nguy, nhưng ở vị 5, có đức trung; cứ giữ đức đó thì sấm tới hay lui (vãng lai cũng có thể hiểu là hào 5 này tới hay lui) cũng không sao mà còn làm được công việc nữa.

6.
上六: 震索索, 視矍矍, 征凶.震不于其躬, 于其鄰, 无咎, 婚媾有言.
Thượng lục: Chấn tác tác, thị quắc quắc, chinh hung.
Chấn bất vu kì cung, vu kì lân, vô cữu, hôn cấu hữu ngôn.
 Dịch: Hào trên cùng: Sấm động mà kinh hoảng, mắt nhớn nhác, nếu đi tới (hành động) thì xấu. Nếu đề phòng trước từ khi sự chấn động chưa tới bản thân mình, mới tới hàng xóm, thì không lầm lỗi, mặc dầu bà con có kẻ chê cười mình.
 Giảng: Hào này âm nhu, gặp hoàn cảnh cực kỳ chấn động (vì ở trên cùng quẻ Chấn) cho nên có vẻ quá sợ sệt, mà không có tài nên không nên hành động gì cả, chỉ nên đề phòng trước thôi. Bốn chữ: “hôn cấu hữu ngôn” Chu Hi hiểu là nói về việc gả cưới, không khỏi có lời ngờ vực; các sách khác đều hiểu là bị bà con (hôn cấu) chê cười. Tại sao lại chê cười? Tại hào này nhút nhát: Tại không dám hành động chăng? 

- Nguyễn Hiến Lê -


Thiên Phong Cấu

44. QUẺ THIÊN PHONG CẤU
Trên là Càn (trời), dưới là Tốn (gió)
Thiên Phong Cấu

Lời giảng của Tự quái truyện rất ép: Quải là quyết, phán quyết; phán quyết xong rồi thì biết được lành hay dữ, tất có người để gặp gỡ, cho nên sau quẻ Quải tới quẻ Cấn (gặp gỡ).
Thoán từ
: 女壯, 勿用取女.
Cấu: Nữ tráng, vật dụng thú nữ.
Dịch: Gặp gỡ: Con gái cường tráng, đừng cưới nó (cũng có nghĩa là tiểu nhân đương lúc rất mạnh, đừng thân với nó).
Giảng: Trời (Càn) ở trên, gió (Tốn) ở dưới, gió đi dưới trời, tất đụng chạm vạn vật, cho nên gọi là Cấu (gặp gỡ).
Quẻ này một hào âm mới sinh ở dưới (thuộc về tháng 5), đụng với 5 hào dương ở trên, cũng như một người con gái rất cường tráng, đụng với (Cấn) năm người con trái, chống được với 5 người còn trai, hào đó lại bất đắc chính (âm ở vị dương), như người con gái bất trinh, không nên cưới nó.
Thoán truyện đưa thêm một nghĩa khác, trái hẳn, tương truyền là của Khổng tử; một hào âm xuất hiện ở dưới năm hào dương, là âm dương bắt đầu hội ngộ (gặp nhau: cấu), vạn vật nhờ đó sinh trưởng, các phẩm vật đều rực rỡ. Tốt. Lại thêm hào 5 dương cương , trung chính , thế là đạo quân tử được thi hành khắp thiên hạ (cương ngộ trung chính, thiên hạ đại hành dã). Cho nên ý nghĩa chữ “Cấu” này thật lớn lao. Đại tượng truyện chỉ coi tượng quẻ, không để ý tới nghĩa gặp gỡ của quẻ, mà đưa ra lời khuyên người quân tử nên thi hành mệnh lêệnh, báo cáo, hiểu dụ khắp bốn phương, như gió thổi vào khắp vạn vật ở dưới trời.

Hào từ
1.
初六: 繫于金柅, 貞吉.有攸往見凶.羸豕孚蹢躅.
Sơ lục: Hệ vu Kim nê, trinh cát; hữu du vãng kiến hung. Luy thỉ phu trịch trục.
Dịch: Hào 1, âm: chặn nó lại bằng cái hãm xe bằng kim khí, thì đạo chính mới tốt; nếu để cho nó (hào 1) tiến lên thì xấu. Con heo ấy tuy gầy yếu, nhưng quyết chắc có ngày nó sẽ nhảy nhót lung tung.
Giảng: Hào âm (tiểu nhân) này mới xuất hiện, phải chặn ngay nó mới được, đừng cho nó tiến lên thì đạo chính của người quân tử mới tốt; nếu để nó tiến lên thì xấu. Vì bây giờ nó tuy còn non, yếu, nhưng một ngày kia nó sẽ mạnh, nhảy nhót lung tung. Đừng nên coi thường nó.
 Đó là cách trừ kẻ tiểu nhân mà cũng là cách trừ những tật mới phát sinh.

2.
九二: 包有魚, 无咎.不利賓.
Cửu nhị: Bao hữu ngư, vô cữu; bất lợi tân.
 Dịch: Hào 2, dương: nhốt con cá (hào 1) vào trong bọc, không có lỗi; nhưng đừng cho nó (hào 1) gặp khách.
Giảng: Hào 2 này tuy ở sát hào 1, nhưng có đức dương cương , lại đắc trung , cho nên chế ngự được 1, như nhốt lỏng nó trong cái bao (ví hào 2 với con cá vì cá thuộc âm), như vậy không có tội lỗi.
Nhưng 1 chính ứng với hào 4; 4 muốn làm thân với 1 lắm, nó bất trung bất chính, không có đức như 2, sẽ bị 1 mê hoặc mất, cho nên Hào từ khuyên hào 2 phải ngăn không cho 1 gặp 4 (chữ tân là khách, trỏ hào 4).

3.
九三: 臀无膚, 其行次且, , 无大咎.
Cửu tam: Đồn vô phu, kì hành tư thư, lệ, vô đại cữu.
Dịch: Hào 3, dương: như bàn toạ không có da (ngồi không yên mà đứng dậy) đi thì chập chững, có thể nguy đấy, nhưng không có lỗi lớn.
Giảng: Hào 3 này quá cương (dương ở vị dương) , bất trung, muốn có bạn là 1, nhưng hào 2 đã là bạn của 1 rồi; ngó lên trên có hào trên cùng ứng với 3, nhưng cũng là dương như 3, thành thử có vẻ ngồi không an, mà đi thì chập chững, có thể nguy đấy. Nhưng nó đắc chính (dương ở vị dương) nên biết giữ đạo, không mắc lỗi lớn.

4.
九四: 包无魚, 起凶.
Cửu tứ: Bao vô ngư, khởi hung.
Dịch: Hào 4, dương: Trong bọc của mình không có cá, hoạ sẽ phát.
Giảng: Hào này ứng với 1, nhưng bị 2 ngăn không cho gặp (coi lại hào 2), 1 đã như ở torng cái bọc của 2 rồi, cho nên cái bọc của 4 không cógì cả. Sở dĩ vậy cũng do lỗi của 4, bất trung, bất chính, làm mất lòng 1. Người trên mà mất lòng kẻ dưới, thì hoạ sẽ phát.

5.
九五: 以杞包瓜, 含章, 有隕自天.
Cửu ngũ: Dĩ kỉ bao qua, hàm chương, hữu vẫn tự thiên.
Dịch: Hào 5, dương: dùng cây kỉ mà bao che cây dưa, ngậm chứa đức tốt, (sự tốt lành) từ trên trời rớt xuống.
Giảng: Hào này ở địa vị tối cao, dương cương , trung chính, có đức tốt mà không khoe khoang (ngậm chứa đức tốt), bao bọc cho kẻ tiểu nhân ở dưới (hào 1) như cây kỉ, cao, cành lá xum xuê che cây dưa (thuộc loài âm). Như vậy là hợp đạo trời, sẽ được trời ban phúc cho.

6.
上九: 姤其角, , 无咎.
Thượng cửu: Cấu kì giác, lận, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, dương: gặp bằng cái sừng, đáng hối tiếc, không đổ lỗi cho ai được.
Giảng: Hào này ở trên cùng, thời Cấu (gặp gỡ) cho nên ví với cặp sừng. Gặp nhau mà bằng cặp sừng (đụng nhau bằng sừng) ý nói quá cương – đáng hối tiếc. Mọi sách đều dịch “vô cữu” là không có lỗi mà không giảng tại sau quá cương mà không có lỗi. Riêng Phan Bội Châu hiểu là: không đổ lỗi cho ai được.
  
*
Quẻ Cấu này khuyên ta:
- Phải chế ngự tiểu nhân (và tật của ta) từ khi nó mới xuất hiện hào 1).
- Muốn chế ngự tiểu nhân thì nên có độ lượng bao dụng có đức trung chính như hào 2, hào 5); nếu quá cương (như hào 3) bất trung bất chính (như hào 4) thì tiểu nhân sẽ không phục mình. 

- Nguyễn Hiến Lê -