Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Địa Thiên Thái

11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI
Trên là Khôn (đất), dưới là Càn (trời)
Địa Thiên Thái

11. QUẺ ĐỊA THIÊN THÁI (thái tãi): (Tháng giêng). Thời yên ổn, thuận. Nên đề phòng lúc suy.

; trên là Khôn (đất), dưới là Càn (trời).

Lí là lễ, có trật tự trên dưới phân minh, như vậy thì yên ổn, Lí cũng có nghĩa là giẫm, là giày (dép) đi giày thì được yên ổn; vì vậy sau quẻ Lí, tiếp tới quẻ Thái. Thái nghĩa là yêu thích, thông thuận.

Thoán từ:

: 小 往 大 來, .

Thái: Tiểu vãng đại    lai,    cát, hanh.

Dịch: Thái là cái nhỏ (âm), đi, cái lớn (dương) lại, tốt, hanh thông.

Giảng: Trong quẻ , Càn là trời, cương, Đoài là chằm, nhu; trên dưới phân minh, hợp lẽ âm dương, tốt.

Trong quẻ Thái này, Càn không nên hiểu là trời, vì nếu hiểu như vậy thì trời ở dưới đất, không còn trên dưới phân minh nữa, xấu. Nên hiểu Càn là khí dương, Khôn là khí âm “khí dương ở dưới có tính cách thăng mà giao tiếp với âm, khí âm ở trên có tính cách giao tiếp với khí dương”, hai khí giao hòa, mà mọi vật được yên ổn, thỏa thích.

Một cách giảng nữa. Theo Phan Bội Châu (sách đã dẫn tr 172- 173) thì:

Nguyên Thuần âm là quẻ Khôn, là âm thịnh chi cực, cực thì phải tiêu, nhân đó một nét dương thay vào dưới, hào 1 của Khôn thành ra quẻ Phục, Phục là một dương mới sinh.

Dương sinh đến hào thứ hai thì thành quẻ Lâm , thế là dương đã lớn thêm lần lần. Khí dương sinh đến hào thứ 3 thì thành quẻ Thái, trên là Khôn, dưới là Càn.

Khôn là âm nhu, là tiểu nhân; Càn là quân tử. Quẻ Thái là tượng đạo tiểu nhân dương tiêu mòn, đạo quân tử dương lớn mạnh, hai bên ngang nhau cho nên gọi là Thái.

Thoán từ bàn thêm: “Thái là lúc cái nhỏ đi, cái lớn trở lại (...) là trời đất giao cảm mà muôn vật thông, trên dưới giao cảm mà chí hướng như nhau. Trong (nội quái) là dương, ngoài (ngoại quái) là âm, trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử thì lớn lên, mà đạo tiểu nhân thì tiêu lần.

Hào từ:

1. 初 九: 拔 茅 茹, 以 其 彙, 征 吉

      Sơ cửu:    Bạt   mao  nhự,     dĩ      kì      vị,   chinh cát.

Dịch: Hào 1, dương : Nhổ rể cỏ mao mà được cả đám, tiến lên thì tốt.

Giảng: Hào nay là người có tài, còn ở vị thấp, nhưng cặp với hào hai trên, như có nhóm đồng chí dắt díu nhau tiến lên, để gánh việc thiên hạ, cho nên việc làm dễ có kết quả như nhổ rể có mao, nhổ một cọng mà được cả đám.

2.九 二: 包 荒, 用 馮 河, 不 遐 遺,

 Cửu   nhị:  Bao hoang, dụng bằng   hà,    bất     hà     di,

       朋 亡, 得 尚 于 中 行

                  bằng vong, đắc thượng vu   trung  hành.

Dịch: Bao dung sự hoang phế (những tệ hại cũ), dùng cách cương quyết mạo hiểm như lội qua sông, không bỏ sót những việc (hoặc người ) ở xa, không nghĩ đến bè đảng, mà phải hợp với đạo trung.

Giảng: Hào dương, đắc trung, đồng chí đã đông (hào 1 và 3) lại ứng hợp với hào 5 âm, cũng đắc trung, tức với vị nguyên thủ tin cậy, nghe theo mình, vậy là có tài lớn mà hoàn cảnh rất thuận lợi; nhưng cần có những đức này nữa:

- Có độ lượng, bao dung một số tệ hại cũ còn lại, đừng mong trừ tiệt ngay trong buổi đầu.

- Có đức cương quyết mạo hiểm như người có gan lội qua sông, như Luận hgữ nói: bạo hổ bằng hà.

- Tính trước những việc xa xôi sẽ xảy tới (có người hiểu là đừng bỏ sót những người ở xa).

- Đừng có tinh thần đảng phái mà có hại cho đại nghĩa.

- Cần nhất là giữ đạo trung của hào 2, việc gì cũng vừa phải thôi, chẳng hạn bao dung quá hay mạo hiểm quá đều là hại cả.

3. 九 三: 无 平 不 陂, 无 往 不 復, 

    Cửu  tam:   Vô   bình  bất     bi,      vô   vãng  bất   phục,

     艱 貞 无 咎, 勿 恤, 其 孚, 于 食 有 福

             gian  trinh  vô    cữu,   vật   tuất,    kì     phu,   vu   thực   hữu  phúc.

Dịch: Hào 3, dương: Không có cái gì bằng mãi mà không nghiêng, đi mãi mà không trở lại, trong cảnh gian nan mà giữ được chính đáng thì không lỗi. Đừng lo phiền, cứ tin ở điều chính thì được hưởng phúc.

4. 六 四: 翩 翩, 不 富, 以 其 鄰, 不 戒 以 孚

     Lục tứ:   Phiên phiên,  bất   phú,    dĩ     kì     lân,    bất   giới    dĩ   phu.

Dịch: Hào 4, âm: Dập dìu (hoặc hớn hở) với nhau, không giàu mà thành một xóm, chẳng ước hẹn mà cũng tin nhau.

Giảng: Đây đã qua nửa quẻ Thái, dương suy, bày âm (ba hào âm) tức bọn tiểu nhân kết hợp với nhau, tuy chúng không “giàu”, không có tài đức (âm có nghĩa là hư, trái với thực – dương – cho nên bảo là không giàu) nhưng cũng thành một xóm đông, đồng tâm với nhau chẳng ước hẹn mà cùng tin nhau, vì cùng sẵn lòng gian tà cả.

5. 六 五: 帝 乙 歸 妹,  以 祉, 元 吉

   Lục   ngũ:    Đế   Ất    quy  muội,    dĩ   chỉ,  nguyên cát.

Dịch: Như vua đế Ất (đời Thương) cho em gái về nhà chồng, có phúc, rất tốt.

Giảng: Hào âm này đắc trung, tuy ở địa vị chí tôn mà khiêm nhu, lại ứng hợp với hào 2, dương ở dưới; như em gái vua Đế Ất, chịu làm vợ một người hiền trong giới bình dân, sẽ được hưởng phúc.

6. 上 六: 城 復 于 隍, 勿 用 師, 

Thượng lục: Thành phục vu  hoàng,  vật  dụng  sư,

        自 邑 告 命, 貞 吝

                        tự      ấp    cáo mệnh, trinh  lận.

Dịch: Hào trên cùng, âm: Thành đổ sụp xuống, lại chỉ là đống đất. Đừng dùng quân nữa, bất quá mệnh lệnh chỉ ban ra được trong ấp mình thôi. Dù hành động của mình chính đáng nhưng vẫn thất bại mà xấu hổ.

Giảng: Đây tới lúc cuối cùng của thời Thái, sắp bĩ rồi, như cái thành sụp xuống. Vì là hào âm lại ở địa âm, đừng tranh giành (dùng quân) nữa, không cứu vãn được đâu, có ban lệnh cũng chỉ một ấp mình nghe thôi.

Hai chữ “trinh lận”, R. Wilhem giảng là: dù có kiên nhẫn (chống đỡ) cũng thất bại mà xấu hổ. Chúng tôi nghĩ hào cuối này âm nhu thái quá, không có chí kiên nhẫn được, nên dịch theo Chu Hi.

 

*

 

Dưới đây chúng tôi chép thêm lời bàn của Phan Bội Châu (Phan Bội Châu - Tập 9 - Chu Dịch tr. 184) “Chúng ta đọc Dịch từ lúc có Càn, Khôn, trải qua trung gian, nào Truân mà kinh luân; nào Mông mà giáo dục; nào Nhu mà sinh tụ; nào Tụng, nào mà sắp đặt việc hình, việc binh; nào Súc, nào mà chỉnh đốn việc kinh tế, việc lễ chế; hao tổn biết bao tâm huyết, chứa trữ biết bao nhiêu thì giờ. Kể về phần Khảm (hiểm) trải qua đến 6 lần:

1. - Truân, Khảm thượng                    2. - Mông, Khảm hạ

3. - Nhu,    Khảm thượng                    4. - Tụng,  Khảm hạ.

5. - ,      Khảm hạ                            6. - Tỉ,       Khảm thượng.

Thoát khỏi 6 lần nguy hiểm rồi. Vậy sau, trong có chốn nuôi, trữ là Tiểu Súc, ngoài có chốn bằng tạ (nhờ cậy, ỷ vào) là . Bây giờ mới làm nên Thái.

Thái vừa đến cuối cùng, tức khắc ra (coi quẻ sau). Ghê gớm thật! Làm nên tốn vô số công phu, mà làm hư chỉ trong chốc lát, vun đắp biết bao nền tảng, mà đánh đổ chỉ trong nháy mắt.

Không chắc đó đã là thâm ý của người sắp đặt các quẻ, nhưng việc đời quả có như vậy: Kiến thiết lâu, suy rất chóng. 

- Nguyễn Hiến Lê -

* Bản này có sự góp ý điều chỉnh của thầy Tăng Văn Y (Lục Nam, Bắc Giang), thầy Y có bổ sung các chỗ còn thiếu về chữ Hán, "đối chiếu với bản NXB Văn học 1994 có in chữ chép tay của cụ, đối chiếu với Từ điển Hán Việt trên mạng, đánh thêm một số phần,..." 


Thiên Trạch Lý

10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ
Trên là Càn (trời), dưới là Đoài (chằm)
Quẻ Lý

10. QUẺ THIÊN TRẠCH LÝ (lí lủ): Cách ở đời từ trẻ tới già: Giữ đạo trung chính, khiêm tốn.



; trên là  Càn (trời), dưới là Đoài (đầm, chằm).

Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)

Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là , do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Thoán từ:

    ,       

Lí     hổ    vĩ,    bất   điệt  nhân, hanh.

Dịch: Dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn, hanh thông.

Giảng: Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ “lí hổ vĩ” chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.

Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.

Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

Hào từ:

1. 初 九: 素 履, 往, 无 咎

      Sơ cửu:     Tố     lí,     vãng,  vô    cữu.

Dịch: Hào 1, dương: Giữ bản chất trong trắng mà ra với đời thì không có lỗi.

Giảng: Hào 1 này như người mới ra đời, còn giữ được bản chất trong trắng (ý nghĩa của chữ tố) chưa nhiễm thói đời, vì là hào dương, quân tử, có chí nguyện, cứ giữ chí nguyện mình thì không có lỗi. 

2. 九 二: 履 道 坦 坦, 幽 人 貞 吉

    Cửu  nhị:     Lí    đạo  thản  thản,     u   nhân  trinh  cát.

Dịch: Hào 2, dương: Như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ vững đường chính thì tốt.

Giảng: Hào dương này đắc trung, vẫn là hiền nhân, quân tử, bình thản giữ đạo trung không để cho lòng rối loạn thì tốt.

Tuy có hào 5 ở trên ứng với, nhưng 5 cũng là dương, không hợp, (phải một dương một âm mới tìm nhau, hợp nhau, viện nhau) cho nên bảo hào này là cô độc.

Chúng ta để ý: quẻ Càn, hào 2 và hào 5 cũng đều là dương cả, mà Hào từ bảo 2 và 5 nên tìm nhau mà làm việc; còn quẻ này thì không, như vậy là phải tùy theo ý nghĩa của quẻ (tùy thời) mà giảng.

3. 六 三: 眇, 能 視; 跛, 能 履

    Lục  tam:  Miễu,  năng   thị;     bả,    năng   lí.

     履 虎 尾, 咥 人, 凶武 人 為 于 大 君

               Lí     hổ     vĩ,    điệt  nhân,  hung. Võ   nhân   vi     vu    đại   quân.

Dịch: Hào 3, âm: Chột (mà tự phụ là) thấy tỏ, thọt (mà tự phụ là) đi nhanh, như vậy thì nguy như dẫm lên đuôi cọp mà bị nó cắn. Đó là kẻ vũ phu mà đòi làm việc của một ông vua lớn.

Giảng: Hào này âm nhu mà ở ngôi dương cương, bất chính, bất trung, trên dưới đều là hào dương cả, không lượng tài mình kém (âm) mà đua đòi theo các hào dương, không khác người thọt tự khoe là đi nhanh; đó là hạng võ phu mà đòi làm một ông vua lớn, sẽ gặp họa, như dẫm lên đuôi cọp, bị cọp cắn.

4. 九 四: 履 虎 尾, 愬 愬,           終 吉

      Cửu tứ:      Lí     hổ     vĩ,   sách  sách (hoặc sóc sóc) chung cát.

Dịch: Hào 4, dương: Dẫm lên đuôi cọp, nhưng biết sợ hãi, nên quẻ sẽ tốt.

Giảng: Hào này, dương mà ở vị âm, cũng bất trung, bất chính như hào 3, cũng ở sau một hào dương cương, cũng như dẫm lên đuôi cọp, nhưng hào 3 hung, hào 4 cát, chỉ do lẽ: 3 bản chất nhu, tài kém, u mê mà ở vị dương, chí hăng; còn 4 bản chất cương, có tài, sáng suốt mà ở vị âm, biết sợ hãi, thận trọng.

5. 九 五: 夬 履, 貞 厲

   Cửu ngũ:    Quyết  lí,    trinh   lệ.

Dịch: Hào 5, dương: Quyết tâm hành động quá thì tuy chính đáng cũng có thể nguy.

Giảng: Hào 5 đắc chính, đắc trung, rất tốt, nhưng ở địa vị chí tôn trong quẻ Lí (nói về cách ở đời) thì e có lòng cương quyết quá mà tự thị, ỷ thế, mà hóa nguy.

6. 上 九: 視 履, 考 祥, 其 旋, 元 吉

Thượng cửu:   Thị    lí,     khảo tường,   toàn, nguyên cát.

Dịch: Hào trên cùng, dương, xem cách ăn ở trong đời người, cho nên Hào từ diễn ý nghĩa của toàn quẻ chứ không diễn ý nghĩa của riêng hào cuối. Cũng là một lệ ngoại như hào cuối cùng quẻ Tiểu súc.

Quẻ này tên là Lí có nghĩa là lễ, là dẫm lên, nhưng cả 6 hào đều nói về cách ăn ở trong suốt đời người: mới ra đời thì phải giữ tính chất phác trong trắng, rồi sau giữ vững đường chính (hào 2); biết sức mình, đừng tự phụ (hào 3) để tránh nguy, biết thận trọng, sợ hãi thì tốt (hào 4), và ở địa vị cao nhất, đừng ỷ thế mà cương quyết quá (hào 5), cách ăn ở được như vậy cho tới cuối đời thì tốt không gì bằng.

Chúng ta để ý: Quẻ này cũng chỉ có một hào âm mà không có nghĩa thống lĩnh quần dương như quẻ tiểu súc. Như vậy là biến dịch. 

-Nguyễn Hiến Lê -


Bài liên quan:

👉      Cho hay không








Phong Thiên Tiểu Súc

9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC
Trên là Tốn (gió) dưới là Càn (trời)
Phong Thiên Tiểu Súc 

9. QUẺ PHONG THIÊN TIỂU SÚC (tiểu súc xiảo chũ): Thời âm thịnh, ngăn cản được dương, nên đối phó với tiểu nhân ra sao?

; trên là Tốn (gió), dưới là

 
Càn (trời). Chữ súc trong quẻ có nghĩa là nuôi (như mục súc); lại có nghĩa là chứa, dùng như chữ súc tích (chứa chất), và nghĩa: ngăn lại, kiềm chế.

Tự quái truyện bảo đã nhóm họp, gần vũi với nhau (tỉ) thì phải có chỗ nuôi nhau, cho nên sau quẻ Tỉ tới quẻ Tiểu súc  .

Chữ súc này có nghĩa là nuôi (như mục súc); lại có nghĩa là chứa, dùng như chữ súc tích (chứa chất), và nghĩa: ngăn lại, kiềm chế.

Thoán từ:

  :      ,    西  

Tiểu súc: Hanh. Mật  vân  bất   vũ,   tự   ngã   tây  giao.

Dịch: Ngăn cản nhỏ (hoặc chứa nhỏ vì chứa cũng hàm cái nghĩa ngăn, bao lại, gom lại) hanh thông. Mây đen kịt (chưa tan) mà không mưa ở cõi tây của ta.

Giảng: Có ba cách giảng theo tượng của quẻ:

- Quẻ Càn (cương kiện) ở dưới quẻ Tốn (nhu thuận) có nghĩa là âm (Tốn) ngăn cản được dương (Càn), nhỏ ngăn cản được lớn.

- Hoặc: Gió (Tốn) bay trên trời (Càn) còn xa mặt đất, sức ngăn cản của nó còn nhỏ, cho nên gọi là Tiểu súc.

- Xét các hào thì hào 4 là âm nhu đắc vị; hào này quan trọng nhất trong quẻ (do luật: chúng dĩ quả vi chủ) ngăn cản được 5 hào dương , bắt phải nghe theo nó, cho nên gọi là Tiểu súc (nhỏ ngăn được lớn).

Ngăn được hào 2 và hào 5 đều dương cương thì việc chắc sẽ hanh thông. Nhưng vì nó nhỏ mà sức ngăn cản nhỏ, nên chưa phát triển hết được, như đám mây đóng kịt ở phương Tây mà chưa tan, chưa mưa được. Theo Phan bội Châu,  chữ  “ngã” (ta) ở đây trỏ Tốn, mà Tốn là âm, thuộc về phương Tây. Nhưng theo Hậu Thiên bát quái thì Tốn là Đông Nam.

Chu Hi cho rằng chữ “ngã” đó là Văn Vương tự xưng. Khi viết thoán từ này, Văn Vương ở trong ngục Dữu Lý, mà “cõi tây của ta” tức cõi Kỳ Châu, ở phương Tây của Văn Vương.

Đại Tượng truyện khuyên người quân tử ở trong hoàn cảnh quẻ này (sức còn nhỏ) nên trau dồi, tài văn chương (ý văn đức) chẳng hạn viết lách, chứ đừng hoạt động chính trị.

Hào từ

1. 初 九: 復 自 道, 何 其 咎 ? 

     Sơ cửu:   Phục  tự     đạo,  hà    kỳ    cữu?  Cát.

Dịch: Hào 1, dương : trở về đạo lý của mình, có lỗi gì đâu? Tốt.

Giảng: hào này là dương cương lại ở trong nội quái Càn, có tài, có chí tiến lên, nhưng vì ở trong quẻ Tiểu Súc, nên bị hào 4, ứng với nó ngăn cản. Nó đành phải quay trở lại, không tiến nữa, hợp với đạo tùy thời, như vậy không có lỗi gì cả.

2. 九 二: 牽 復, 吉

   Cửu   nhị:  khiên  phục, cát.

Dịch: Hào 2, dương. Dắt nhau trở lại đạo lý thì tốt.

Giảng: Hào này với hào 5 là bạn đồng chí hướng: cùng dương cương, cùng đắc trung, cùng muốn tiến cả, nhưng cùng bị hào 4 âm ngăn cản, nên cùng dắt nhau trở lại cái đạo trung, không để mất cái đức của mình.

3. 九 三: 輿 說 輻, 夫 妻 反 目

   Cửu  tam:    Dư  thoát  bức,   phu   thê   phản  mục.

Dịch: Hào 3, dương : Xe rớt mất trục; vợ chồng hục hặc với nhau.

Giảng: Hào 3 quá cương (vì thể vị đều là dương ) mà bất trung, hăng tiến lên lắm, nhưng bị hào 4 ở trên ngăn chặn, nên tiến không được, như chiếc xe rớt mất trục. Hào này ở sát hào 4, dương ở sát âm, mà không phải là ứng của hào 4, như một cặp vợ chồng hục hặc với nhau. Lỗi ở hào 3 vì không biết tùy thời, không nhớ mình ở trong thời Tiểu súc mà nhịn vợ.

4. 六 四: 有 孚, 血 去, 惕 出无 咎

     Lục   tứ:    hữu   phu,  huyết khứ,    dịch  xuất,  vô    cữu.

Dịch: Hào 4, âm: nhờ có lòng chí thành, nên thương tích được lành, hết lo sợ, mà không có lỗi.

Giảng: Hào này là âm, nhu thuận mà đối với các hào dương thì khó tránh được xung đột, có thể lưu huyết và lo sợ, nhưng nó đắc chính (âm ở ngôi âm), ở gần hào 5 là thân với bậc chí tôn, lại ở vào thời Tiểu súc, có hào 1 ứng hợp với nó, dắt hào 2 cùng giúp nó, nên nó tránh được lưu huyết, lo sợ, không có lỗi.

Tiểu tượng truyện giảng: hết lo sợ, nhờ hào trên ( hào 5) giúp đỡ nó.

5. 九 五: 有 孚, 攣 如, 富 以 其 鄰

   Cửu   ngũ:  Hữu   phu,  luyên  như, phú    dĩ      kì    lân.

Dịch: Hào 5, dương. Có lòng thành tín, ràng buộc dắt dìu (cả bầy hào dương), nhiều tài đức, cảm hóa được láng giềng.

Giảng: Hào này ở ngôi chí tôn, có uy tín, làm lãnh tụ các hào dương khác; nó trung chính, tức có lòng thành tín, kéo các hào dương kia theo no, mà giúp đở hào âm 4 ở cạnh nó, ảnh hưởng tới 4, sai khiến được 4, khiến cho 4 làm được nhiệm vụ ở thời Tiểu súc.

Chữ   có người đọc là luyến và giảng là có lòng quyến luyến.

6.  :    ,   ,       

Thượng cửu: Kí    vũ,    kí     xử, thượng  đức   tái.

             ,     

                     Phụ trinh  lệ. Nguyệt  cơ    vọng, quân tử   chinh hung.

Dịch: Hào trên cùng, dương: Đã mưa rồi, yên rồi, đức nhu Tốn của 4 đã đầy (ngăn được đàn ông rồi), vợ mà cứ một mực (trinh) ngăn hoài chồng thì nguy (lệ) đấy. Trăng sắp đến đêm rằm (cực thịnh), người quân tử (không thận trọng, phòng bị) vội tiến hành thì xấu.

Giảng: Đây đã tới bước cuối cùng của quẻ Tốn mà cũng là bước cuối cùng của quẻ Tiểu súc. Hào 4 đã thành công đến cực điểm, các hào dương hòa hợp với nó cả rồi, như đám mây kịt đã trút nước, mọi sự đã yên. Tới đó, hào 4 nên ngưng đi, cứ một mực ngăn chặn các hào dương thì sẽ bị họa đấy. Mà các hào dương (quân tử ) cũng nên lo đề phòng trước đi vì sắp tới lúc âm cực thịnh (trăng rằm) rồi đấy. Âm có nghĩa là tiểu nhân.

*

Đọc quẻ Tiểu súc này chúng tôi nhớ tới Võ Hậu đời Đường và Từ Hi Thái Hậu đời Thanh. Họ như hào 4, thông minh, có tài, mới đầu nhu thuận, nhờ ở gần vua (hào 5), được vua sủng ái, che chở, lại lấy được lòng người dưới (hào 1, hào 2), gây phe đảng rồi lần lần “thống lĩnh quần dương“, cả triều đình phải phục tòng họ. Tới khi họ thịnh cực, sắp suy, bọn đại thần có khí tiết, mưu trí mới họp nhau lật họ. Ngoài đời không đúng hẳn như trong quẻ, nhưng cũng không khác mấy.

Ở các thời đó, chắc nhiều nhà Nho Trung Hoa đọc lại quẻ này. 
- Nguyễn Hiến Lê -

* Bản này có sự góp ý điều chỉnh của Thầy Tăng Văn Y (Lục Nam, Bắc Giang), có bổ sung các chỗ còn thiếu về chữ Hán, "đối chiếu với bản NXB Văn học 1994 có in chữ chép tay của cụ, đối chiếu với Từ điển Hán Việt trên mạng, đánh thêm một số phần,..." 

Trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu này của Thầy !


Bài liên quan:
                                                                👉      Số phận con gián
                                                                👉      18-6 âm lịch




Thủy Địa Tỷ

8. Quẻ THUỶ ĐỊA TỈ (tỉ bỉ)

Trên là Khảm (nước), dưới là  Khôn (đất)


 Phép nhóm bạn tìm thầy. Thành tín, không vị lợi riêng. Để cho người ta tự do

; trên làKhảm (nước), dưới là  Khôn (đất).

Sư là đám đông, trong đám đông người ta gần gũi nhau, liên lạc với nhau, cho nên sau quẻ Sư là quẻ Tỉ (tỉ là gần gũi, liên lạc).

Chúng ta để ý: quẻ Tỉ này Khảm trên, Khôn dưới, ngược hẳn với quẻ Sư trước Khôn trên, khảm dưới.

Thoán từ:

    ,          

Tỉ  cát: Nguyên phệ, nguyên vĩnh trinh, vô cữu.

                        

              Bất ninh phương lai, hậu  phu hung.

Dịch: Gần gũi thì tốt. Bói lần thứ nhì mà được như lần đầu (nguyên phệ) rất tốt, lâu dài, chính thì không có lỗi.

Kẻ nào ở chỗ chưa yên (hoặc gặp trắc trở) sẽ lại với mình (hoặc mình nên vời lại); kẻ nào tới sau (trễ) thì xấu.

Giảng: Quẻ này là trên đất có nước, nước thấm xuống đất, đất hút lấy nước, cho nên có nghĩa là gần gũi, thân thiết, giúp đỡ nhau.

Lại thêm một hào dương cương, trung chính (hào 5) thống lĩnh năm hào âm, có cái tượng ông vua (hay người trên) được toàn thể dân (hay người dưới) tin cậy, qui phục do lẽ đó mà gọi là “tỉ”. Nhưng hào 5 đó ở địa vị chí tôn nên phải thận trọng, tự xét mình kỹ càng (nguyên phệ) mà thấy có đủ những đức nguyên, vĩnh, trinh thì mới thật không có lỗi.

“Bất ninh phương lai”, Chu Hi giảng là trên dưới ứng hợp với nhau, chắc là muốn nói hào 5 (trên) và hào 2 (dưới), một dương một âm. Còn ba chữ “hậu phu hung” thì không sách nào cho biết là ám chỉ hào nào, có lẽ là hào trên cùng chăng? 

Hào từ.

1. 初 六: 有 孚 比 之, 无 咎 

     Sơ    lục:   Hữu  phu,   tỉ      chi,    vô    cữu.

        有 孚 盈 缶, 終 來 有 他 吉

                      Hữu phu doanh phẫu, chung  lai   hữu   tha    cát.

Dịch: Hào 1, âm : (Mới đầu) Có lòng thành tín mà gần gũi nhau thì không có lỗi. Nếu lòng thành tín nhiều như đầy một cái ang thì có thêm điều tốt khác nữa.

2. 六 二: 比 之 自 內, 貞 吉

    Lục   nhị:    Tỉ     chi    tự     nội,    trinh  cát.

Dịch: Hào 2, âm: Tự trong mà gần gũi với ngoài, chính đáng thì tốt.

Giảng: Hào này âm nhu, đắc trung và chính, ở nội quái, ứng hợp với hào 5 dương cương cũng đắc trung và chính ở ngoại quái, cho nên nói là tự trong mà gần gũi với ngoài. Hai bên thân nhau vì đạo đồng chí hợp (cùng trung, chính cả), chứ không phải vì 2 làm thân với bề trên để cầu phú quí, như vậy là chính đáng, không thất thân, nên tốt.

3. 六 三: 比 之 匪 人

   Lục   tam:     Tỉ    chi   phỉ   nhân

Dịch: Hào 3 âm: Gần gũi người không xứng đáng.

Giảng: Hào này âm nhu, không trung không chính, chung quanh lại toàn là âm nhu, cho nên ví với người xấu, không xứng đáng.

4. 六 四: 外 比 之, 貞 吉

    Lục   tứ:   Ngoại   tỉ    chi,    trinh  cát.

Dịch: Hào 4, âm: Gần gũi với bên ngoài (hào 5) giữ đạo chính thì tốt.

Giảng: Hào âm ở ngôi 4 đắc chính, tốt hơn hào 3; lại ở gần hào 5, như vậy là thân với người hiền ( 5 trung và chính ) và phục tòng bề trên, cho nên tốt.

5: 九 五: , 王 用 三 驅

   Cửu   ngũ.  Hiển  tỉ,  vương dụng  tam  khu,

       失 前 禽; 邑 人 不 誡, .

                    thất  tiền  cầm;   ấp   nhân   bất   giới,  cát.

Dịch: Hào 5, dương: Đạo gần gũi rất quang minh. Như khi săn thú, vua chỉ vây ba mặt (còn mặt trước bỏ ngỏ) cho cầm thú thoát ra (phía đó). Người trong ấp (người chung quanh) được cảm hoá, không phải răn đe, tốt.

Giảng: Hào này ở ngôi chí tôn, dương cương mà trung chính, cho nên cả 5 hào âm (cả thiên hạ) đều phục tòng; đạo gần gũi như vậy, là rất quang minh. Ai tòng phục vua thì cứ tới, không tùng phục mà chống lại thì cứ rút lui, không ép ai cả; để cho mọi người tự do tới lui, cũng như đi săn, không bao vây cả bốn mặt mà chừa một mặt cho cầm thú thoát ra. Do đó người chung quanh được cảm hóa, không phải răn đe mà họ cũng giữ được đào trung chính như vua.

6. 上 六: 比 之 无 首, 凶

Thượng lục:    Tỉ    chi     vô    thủ,   hung.

Dịch: Hào trên cùng, âm: không có đầu mối để gần gũi, xấu.

Giảng: Hào âm này ở trên cùng bất trung, không sao gần gũi với những hào âm dưới được, thế là không có đầu mối, là vô thủy (thủ ở đây có nghĩa là thủy) mà vô thủy thì vô chung, cho nên xấu.

 

*

 

Quẻ này nói về phép nhóm bạn tìm thầy. Phải cẩn thận từ lúc đầu, thành tín, trung chính, vì đạo chứ không vì lợi. Và phải để cho tự do, không nên ép buộc.

- Nguyễn Hiến Lê -

* Bản này có sự góp ý điều chỉnh của Thầy Tăng Văn Y (Lục Nam, Bắc Giang), có bổ sung các chỗ còn thiếu về chữ Hán, "đối chiếu với bản NXB Văn học 1994 có in chữ chép tay của cụ, đối chiếu với Từ điển Hán Việt trên mạng, đánh thêm một số phần,..." 

Trân trọng cảm ơn sự đóng góp quý báu này của Thầy !


Bài liên quan: