Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Thiên Sơn Độn


33. Qu THIÊN SƠN ĐỘN

Trên là Càn (Trời), dưới là Cấn (núi)

Quẻ Độn
Hễ ở lâu thì phải rút lui, lánh đi, hết ngày thì tới đêm, hết đông tới xuân, ngồi lâu phải đứng dậy, già rồi nên về hưu . . , cho nên sau quẻ Hằng (lâu) tới quẻ động (là trốn lánh đi).

Thoán từ:
: , 小利貞.
Độn: Hanh, tiểu lợi trinh.
Dịch: Trốn lánh đi thì hanh thông; trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì có lợi.
Giảng: Trên là trời, dưới là núi: ở chân núi thì thấy đỉnh núi là trời, nhưng càng lên càng thấy trời lùi lên cao nữa, tới đỉnh núi thấy trời mù mịt tít vời, như trời trốn lánh núi, cho nên đặt tên quẻ là Độn.
Quẻ này hai hào âm ở dưới đẩy bốn hào dương lên trên, có cái tượng âm (tiểu nhân) mạnh lên, đuổi dương (quân tử) đi, trái hẳn với quẻ Lâm. Độn thuộc về tháng 5, Lâm thuộc về tháng 12.
Ở thời Động, âm dương tiến mạnh, dương nên rút lui đi là hợp thời, được hanh thông (có thể hiểu là : đạo quân tử vẫn hanh thông). Tuy nhiên âm mới có 2, dương còn tới 4, chưa phải là thời Bĩ (cả 3 âm đều tiến lên), nên chưa đến nỗi nào, trong các việc nhỏ, giữ được điều chính thì còn có lợi, còn làm được.
Sở dĩ chưa đến nỗi nào, còn hanh thông vì trong quẻ có hào 5, dương, ứng với hào 2, âm; cả hai đều trung chính. Vậy ở thời đó, chưa nên trốn hẳn, nên tính xem việc nào còn làm được thì làm, tùy cơ ứng biến, cho nên Thoán truyện bảo lẽ tùy thời trong quẻ Độn này rất quan trọng.
Đại tượng truyện khuyên trong thời này quân tử nên xa lánh tiểu nhân, cứ giữ vẻ uy nghiêm, đừng dữ dằn với chúng quá.

Hào từ:
1
初六: 遯尾, , 勿用有攸往.
Sơ lục: độn vĩ, lệ, vật dụng hữu du vãng.
Dịch: Hà 1, âm: Trốn sau cùng, như cái đuôi, nguy đấy, đừng làm gì cả.
Giảng: Hào ở dưới cùng, nên ví với cái đuôi ở lại sau cùng. Nó là âm, nhu nhược, hôn ám, không trốn theo kịp người, còn rù rờ ở sau, nên bảo là nguy.

2.
六二: 執之用黃牛之革, 莫之勝說.
Lục nhị: chấp chi dụng hoàng ngưu chi cách, mạc chi thăng thoát.
Dịch: Hào 2, âm: Hai bên (hào 5 và hào 2) khăng khít (bền chặt) với nhau như buộc vào nhau bằng da bò vàng, không thể nào cởi được.
Giảng: hào 2 âm, đắc trung đắc chính, ứng với hào 5 dương cũng đắc trung đắc chính, cho nên tương đắc, khắng khít với nhau, không thể rời nhau được, 2 không thể bỏ 5 mà trốn được.
Màu vàng (da bò vàng) là màu trung, ám chỉ hai hào đó đều đắc trung.

3.
九三: 係遯, 有疾厲, 畜臣妾, 吉.
Cửu tam: Hệ độn, hữu tật lệ, súc thần thiếp, cát.
Dịch: Hào 3, dương, lúc phải trốn mà bịn rịn tư tình thì nguy; nhưng nuôi kẻ tôi tớ trai gái thì tốt.
Giảng: Hào dương này ở gần hào 2 âm, có vẻ bịn rịn tư tình với hào đó, không thể trốn mau được, như bị bệnh mà nguy; có tư tình đó thì không làm được việc lớn, chỉ nuôi bọn tôi tớ trai gái mình tốt với họ thì họ vui lòng mà dễ sai khiến, được việc cho mình.
Bốn chữ “súc thần thiếp, cát” tôi hiểu theo Phan Bội Châu; Chu Hi giảng rất mù mờ, lúng túng; J. Legge giảng là: nếu 3 đổi hào 2, như nuôi tôi tớ trai gái thì tốt. R. Wilhem giảng là 3 vẫn giữ được sự tự quyết, đừng để cho hào 2 sai khiến mình thì tốt.

4.
九四: 好遯, 君子吉, 小人否.
Cửu tứ: Hiếu độn, quân tử cát, tiểu nhân phủ.
Dịch: Hào 4 dương: Có hệ lụy với người, nhưng trốn được, quân tử thì tốt, tiểu nhân thì không.
Giảng: Hào này cũng tối nghĩa; chữ  có người đọc là hảo , chữ  có người đọc là bĩ, vì vậy có nhiều cách hiểu, với hào 1 âm nhu, có tình thân thiết (hệ lụy) với nhau; nhưng 4 là quân tử, 1 là tiểu nhân , 4 cắt được tư tình mà trốn đi, theo lệ phải (chính nghĩa); chỉ hạng quân tử mới làm vậy được, tiểu nhân thì không .

5.
九五: 嘉遯, 貞吉.
Cửu ngũ: gia độn, trinh cát.
Dịch: Hào 5, dương, trốn mà theo điều chính cho nên tốt.
 Giảng: Hà 5, dương có đức trung chính, ứng với hào 2 cũng trung chính, ở thời Độn, cả 2 hào trung chính dắt nhau trốn bọn tiểu nhân, giữ được điều chính, cho nên tốt.

6.
上九: 肥遯, 无不利.
Thượng cửu: Phi độn, vô bất lợi.
Dịch: Hào trên cùng, dương: trốn mà ung dung, đàng hoàng, không có gì là không lợi.
 Giảng: Vào lúc cuối thời Độn, càng trốn được xa càng được tự do. Hào này dương cương quân tử, không bịn rịn với hào nào cả (vì hào 3 cũng là dương), có thể ung dung, đàng hoàng trốn được, không nghi ngại gì cả.
 *
 Ý nghĩa quẻ Độn: trốn phải hợp thời; trốn sau cùng là trễ, thì nguy (hào 1) trốn mà còn vương tư tình thì xấu (hảo 3); trốn một cách trung chính thì tốt (hào 5); trốn mà không bịn rịn thì được ung dung (hào 6) . Lại có trường hợp vì hoàn cảnh mà không được trốn đi (hào 2). 

- Nguyễn Hiến Lê -

Bát Thuần Đoài



58. QUẺ THUẦN ĐOÀI
Trên dưới đều là Đoài (chằm, hòa duyệt)
Bát Thuần Đoài
Tốn có nghĩa là nhập vào, hễ nhập được vào lòng nhau, hiểu lòng nhau, thì mới ưa nhau mà hòa duyệt, vui vẻ với nhau, cho nên sau quẻ Tốn tới quẻ Đòaii. Đòai là chằm mà cũng có nghĩa là hòa duyệt.

Thoán từ.

Đoài; Hanh. Lợi trinh.
Dịch: Vui thì hanh thông. Hợp đạo chính thì lợi.
Giảng: Đòai là chằm, cũng là thiếu nữ. nước chằm làm cho cây cỏ vui tươi, sinh vật vui thích; thiếu nữ làm cho con trai vui thích. Vui thích thì han thông,miễn là phải hợp với đạo chính; phải ngay thẳng, thành thực, đoan chính. Đòai có hai d dương ở phía trong, một hào âm ở ngòai, nghĩa là trong lòng phải thành thực rồi ngòai mặt nhu hòa, như vậy là hợp với đạo chính, tốt.
Thoán truyện – Giảng rộng ra: vui vẻ mà hợp với đạo chính thì là thuận với trời, hợp với người. Vui vẻ mà đi trứơc dân thì dân quên khó nhọc; vui vẻ mà xông vào chốn nguy hiểm thì dân quên cái chết mà cũng xông vào; đạo vui vẻ (làm gương cho dân) thật lớn thay; khuyến khích dân không gì bằng.
 Đại Tượng truyên thiên về sự tu thân, khuyên người quân tử nên họp bạn cùng nhau giảng nghĩa lý, đạo đức, rồi cùng nhau thực hành (dĩ bằng hữu giảng tập), để giúp ích cho nhau mà hai bên cùng vui vẻ.

Hào từ.
1.
Sơ cửu: Hòa đóai, cát.
Dịch: Hào 1, dương: Hòa thuận, vuivẻ, tốt.
Giảng: dương ở dưới cùng quẻ đòai là quân tử mà khiêm hạ, ở trên lại không tư tình với ai (vì 4 cũng là dương, không phải là âm, tiểu nhân) , nên chỉ dùng đạo chính mà hòa thuận vui vẻ với mọi người, tốt.

2.
Cửu nhỉ: Phu đòai, cát, hối vong.
Dịch: Hào 2, dương: Trung trực mà vui vẻ, tốt, hối hận mất đi.
Giảng: Ở gần hào 3, âm nhu, tiểu nhân, nhưng hào 2 này đã dương cương mà lại đắc trung, cho nên có đức thành thực cương trung, không nhiễm xấu của hào 3, không bị hối hận.

3.
Lục tam: Lai đóai, hung.

Dịch: Hào 3, âm: Quay lại cầu vui với người ở dưới, xấu.
Giảng: Âm nhu, bất trung bất chính, là hạng tiểu nhân tìm vui mà không giữ đạo; là phận gái ở giữa bốn người con trai (4 hào dương, 2 ở trên, 2 ở dưới), cầu vui với 2 người ở trên, thì không dám vì phận thấp, phải quay lại cầu với 2 người ở dưới, nhưng họ cũng không thèm, vì hào 1 cương trực mà chính, hào 2 cương trực mà trung, kết quả là xấu.

4.
Cửu tứ; Thương đóai, vị ninh, giới tật, hữu hỉ.
Dịch: Hào 4, dương: cân nhắc xem nên cầu vui ở phía nào mà chưa quyết định được rồi sau theo chính bỏ tà, đáng mừng.
Giảng: Dương cương mà ở vị âm, chưa thật là quân tử, ở trên thừa tiếp hào 5 vừa trung vừa chính, nhưng ở dưới lại gần hào 3, tiểu nhân, cho nên mới đầu do dự, cân nhắc xem nên hướng về phía nào; nhưng nhờ có đức dương cương, đồng đức với 5, nên sau hướng về 5, quyết tâm bỏ tà theo chính, thật đáng mừng.

5.
Cửu ngũ : Phu vu bác, hữu lệ.
Dịch: Hào 5, dương: Nếu tin kẻ tiểu nhân mà tiêu mòn (bác) hết đức trung chính của mình thì nguy.
Giảng: Hào này dương cương, trung chính, địa vị chí tôn, ở vào thời Đóai mà thân cận với hào trên cùng âm nhu là kẻ tiêu nhân làm chủ sự vui, rồi ham vui bậy bạ thì nguy; đây là lời răn kẻ trị nước.

6.
Thượng lục: Dẫn đóai.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Đem sự vui thú tới.
Giảng: Ở trên cùng quẻ Đòai mà âm nhu là kẻ chuyên siểm nịnh, dụ dỗ người ta tìm vui một cách bất chính. Tất nhiên là xấu rồi, chẳng cần nói.
 * 
Chúng ta để ý; 6 hào thì 2 hào âm là tiểu nhân dụ dỗ 4 hào dương quân tử, và 4 hào này giữ được chính đạo cả, vì Kinh dịch tin như Khổng tử rằng muốn làm vui lòng người quân tử mà không dùng chính đạo thì không thành công (duyệt chi bất dĩ đạo, bất duyệt dã. Luận ngữ XIII 25). 

- Nguyễn Hiến Lê -



Hỏa Phong Đỉnh



50. QUẺ HỎA PHONG ĐỈNH
Trên là Ly (lửa), dưới là Tốn (gió)
Quẻ Đỉnh
Cách là biến đổi, có công dụng “cách vật” (biến đổi các vật ) dễ thấy nhất là cái đỉnh (vạc) vì nó dùng để nấu ăn, biến đồ sống thành đồ chín; cho nên sau quẻ Cách tới quẻ Ðỉnh.

Thoán từ:
: 元吉, 亨.
Ðỉnh: Nguyên cát, hanh.
Dịch: Vạc (nấu ăn): rất tốt, hanh thông.
Giảng: Nhìn hình của quẻ , ta thấy vạch đứt ở dưới cùng như cái chân vạc, ba vạch liền ở trên như cái thân vạc trong chứa thức ăn, vạch đứt ở trên nữa như hai tai vạc vạch liền ở trên cùng là cái đòn để khiêng vạc, vì vậy gọi là quẻ đỉnh.
Theo nghĩa thì nội quái Tốn là cây, gỗ (ở đây không nên hiểu tốn là gió), ngoại quái Ly là lửa; đút cây vào lửa để đốt mà nấu thức ăn.
 Ở trên đã xét quẻ Tỉnh, về việc uống; ở đây là quẻ Đỉnh, về việc ăn. Cổ nhân trong việc nấu nướng, trước hết để tế Thượng đế, rồi để nuôi bậc thánh hiền. Tế Thượng đế thì cốt thành tâm, nuôi thánh hiền thì cốt trọng hậu. Đó là ý nghĩa câu trong Thoán truyện.  “thánh nhân phanh (chữ ở đây đọc là phanh như chữ dĩ hưởng Thượng đế, nhi đại phanh (đại ở đây là trọng hậu dưỡng thánh hiền”. Vì vậy quẻ Ðỉnh có cái nghĩa rất tốt.
Quẻ Ly có đức thông minh, sáng suốt; quẻ Tốn có đức vui thuận; hào 5, âm nhu mà được ngôi chí tôn, đắc trung, ứng với hào 2 dương cương ở dưới ; vậy quẻ Đỉnh có đủ những đức sáng suốt, vui thuận, đắc trung, cương (hào 2) nhu (hào 5) ứng viện nhau để làm việc đời, thì có việc gì mà không hanh thông?

Hào từ:
1.
初六: 鼎顛趾, 利出否, 得妾, 以其子, 无咎.
Sơ lục: Đỉnh điên chỉ, lợi xuất bĩ, đắc thiếp, dĩ kì tử, vô cữu
Dịch: Hào 1, âm :Vạc chống chân lên, trút những đồ dơ bụi bặm (bĩ) ra thì lợi; (ngẫu nhiên gặp may) như gặp được người thiếp để sinh con cho mình, không lỗi.
 Giảng: Hào này là cái chân vạc, âm nhu mà ứng với hào 4 dương cương ở trên có cái tượng chống chân lên trên, tuy xấu, nhưng vì vạc chưa đựng thức ăn, chưa đặt lên bếp thì nhân nó chống chân lên mà trút hết các dơ bẩn ra, rốt cuộc hoá tốt; ngẫu nhiên gặp may như người đàn ông có vợ rồi, gặp một người thiếp thấp hèn nhưng sinh con cho mình, không có lỗi.

2.
九二: 鼎有實, 我仇有疾, 不我能即, 吉.
Cửu nhị: Đỉnh hữu thực, ngã cửu hữu tật, bất ngã năng tức, cát.
Dịch: Hào 2, dương: Vạc chứa thức ăn rồi; kẻ thù oán ta vì ghen tuông, nhưng không tới gần ta được. tốt.
Giảng: Hào này dương cương ở vị trung, hữu dụng rồi như cái vạc đã chứa thức ăn. Vì nó thân với hào 5 ở trên, mà không để ý đến hào 1 âm ở sát nó, nên nó bị 1 ghen tương mà oán nó. Nhưng nó quân tử, ứng với hào 5, nên 1 không tới gần mà hãm hại được nó. Nên cẩn thận thôi, vẫn là tốt.

3.
九三: 鼎耳革, 其行塞, 雉膏不食.方雨, 虧悔, 終吉.
Cửu tam: Đỉnh nhĩ cách, kì hành tắc, trĩ cao bất thực; phương vũ, khuy hối, chung cát.
Dịch: Hào 3, dương: như cái tai vạc dương thay đổi, chưa cất vạc lên được, thành thử mỡ chim trĩ (mỡ ngon) chưa đem ra cho người ta ăn; nhưng sắp mưa rồi, không còn ăn năn nữa, kết quả sẽ tốt.
Giảng: Hào này ở giữa lòng vạc, dương cương, là hạng người tốt, có hào trên cùng ứng với nó, nhưng bị hào 5 ngăn cách (cũng như cái tai vạc hào 5 còn dương sửa, chưa cất vạc lên được) thành thử chưa đắc dụng, cũng như món ăn (hào 3) chưa đem ra cho người ta ăn được. Nhưng 3 có tài, lại chính đáng (dương ở vị dương) thì chẳng bao lâu 5 vả sẽ hợp nhau, âm(5) dương (3) giao hào, tượng như trời sắp mưa, không còn gì ân hận nữa; lúc đó 3 sẽ đắc dụng, kết quả sẽ tốt.

4.
九四: 鼎折足, 覆公餗其形渥, 凶.
Cửu tứ: Đỉnh chiết túc, phúc công tốc (túc) kì hình ốc, hung.
Dịch: Hào 4, dương: Chân vạc gẫy, đánh đổ thức ăn của nhà công hầu, mà bị hình phạt nặng, xấu.
Giảng: Hào này ở vị cao, gần ngôi chí tôn, vậy là có trách nhiệm lớn, nhưng ứng hợp với 1, âm nhu ở dưới, nên không gánh nỗi trách nhiệm, như cái vạc gẩy chân, đánh đổ thức ăn, mà bị tội.
 Theo Hệ từ hạ truyên Chương v, Khổng tử cho rằng hào này cảnh cáo những kẻ đức mỏng mà ngôi tôn, trí nhỏ mà mưu lớn, sức yếu mà gánh nặng.

5.
六五: 黃耳, 金鉉, 利貞.
Lục ngũ: Đỉnh hoàng nhĩ, kim huyễn, lợi trinh.
Dịch: Hào 5, âm: Vạc có tai màu vàng, có đòn xâu bằng kim khí; giữ được đạo chính thì bền.
Giảng: Hào này là cái quai vạc, đắc trung cho nên tượng bằng màu vàng; ở trên nó là hào dương cương, tượng bằng cái đòn xâu bằng kim khí (chất cứng), vậy là người có tài, đức, chỉ cần giữ được đạo chính thôi.

6.
上九: 鼎玉鉉, 大吉, 无不利.
Thượng cửu: Đỉnh ngọc huyễn, đại cát, vô bất lợi.
Dịch: Hào trên cùng dương: vạc có cái đòn xâu bằng ngọc rất tốt, không gì là không lợi.

Giảng: Hào trên cùng này là cái đòn để xâu vào tai vạc mà khiêng; nó dương cương mà ở vị âm (chẳn), vừa cương vừa nhu, nên ví nó với chất ngọc vừa cứng vừa ôn nhuận. Ở cuối thời Đỉnh, như vậy là rất tốt.
  *
 Quẻ này cũng như quẻ Tỉnh, hào trên cùng tốt nhất vì tới lúc thành công. 

- Nguyễn Hiến Lê -