Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.
KINH THƯỢNG
(Gồm 30 quẻ đầu)
1. QUẺ THUẦN CÀN
(càn 乾 qián): Trời (thiên 天). Đức cương kiện,
tự cường. Các thời của một đại nhân muốn lập sự nghiệp (Tháng tư).
Thoán từ:
乾: 元 亨 利 貞
Càn:
Nguyên, hanh, lợi,
trinh.
Dịch:
Càn (có bốn đức - đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và
bền.
Giảng: Văn Vương cho rằng bói được quẻ này thì tốt, hanh thông,
có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Về sau,
tác giả Thoán truyện (tương truyền là
Khổng tử, nhưng không chắc), cho quẻ này một ý nghĩa về vũ trụ, Càn gồm sáu hào
đều là dương cả, có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng cho trời.
Trời có
đức “ nguyên” vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức “hanh” vì làm ra mây, mưa để
cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức “lợi” và “trinh” vì biến hóa, khiến
cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa).
Bậc
thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Tác giả Văn Ngôn truyện cho quẻ này thêm một ý
nghĩa nữa về nhân sinh, đạo đức. Càn tượng trưng cho người quân tử. Người quân
tử có bốn đức.
Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người , tức như đức “nguyên”
của trời.
Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho
nên lễ tức như đức “hanh” của trời.
Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức
như đức “lợi” của trời.
Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm
được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức “trinh” chính và bền –
của trời.
Nguyên,
hanh, lợi, trinh mà giảng thành nhân, lễ, nghĩa, trí, (bốn đức chính của đạo
Nho) thì rõ là chịu ảnh hưởng nặng của Nho gia mà ý nghĩa và công dụng của Dịch
đã thay đổi khá nhiều rồi.
Hào
từ:
Từ đây trở xuống là Hào từ, lời Chu Công đoán về mỗi
hào.
1. 初 九: 潛 龍 勿 用
Sơ
cửu: Tiềm long vật dụng.
Dịch : Hào 1, dương: Rồng còn ẩn náu, chưa (đem tài ra)
dùng được.
Giảng: Người Trung Hoa cho con rồng là thần vật, rất biến hóa,
lúc ẩn lúc hiện, mà lại thuộc về loài dương, cho nên Chu Công dùng nó để cho ta
dễ thấy ý nghĩa các hào đều là
dương cả - trong quẻ Càn.
Hào 1, ở
dưới thấp nhất, cho nên ví nó với con rồng còn nấp ở dưới vực sâu, chưa thể làm
mây biến hóa được, còn phải đợi thời. Ý nghĩa rất rõ, Tiểu tượng truyện không giảng gì thêm. Còn Văn Ngôn truyện thì bàn rộng ra về cách xử sự của bậc thánh nhân,
người quân tử: chưa gặp thời thì nên tu đức, luyện tài, không vì thế tục mà đổi
chí, không cầu danh, ở ẩn, không ai biết mình cũng không buồn, không gì lay
chuyển được chí của mình.
2. 九 二: 見 龍 在 田.利 見 大 人.
Cửu nhị: Hiện long tại
điền,
lợi kiến đại
nhân.
Dịch: Hào 2, dương: Rồng đã hiện ở cánh đồng, ra mắt đại
nhân thì lợi.
Giảng: hào 2 là dương, ở giữa nội quái là đắc trung, như vậy là
gặp thời, tài đức giúp ích cho đời được: lại thêm hào ứng với nó là hào 5, cũng
là dương, cũng đắc trung (vì ở giữa ngoại quái); cho nên hào 2 có thế ví với
con rồng đã rời vực mà hiện lên cánh đồng; mà cũng như người có tài đức gặp
thời, nên người đồng tâm đồng đức với mình mà làm việc (lợi kiến đại nhân).
Văn ngôn: khuyên người có tài đức gặp thời này
nên giữ đức tín, đức thận trọng trong ngôn, hành, tránh tà bậy, giữ lòng thành,
giúp đời mà không khoe công, như vậy là giữ được đức trung chính của hào 2.
3. 九 三: 君 子 終 日 乾 乾,
Cửu tam: Quân tử chung
nhật càn càn,
夕 惕 若. 厲, 无 咎
tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu.
Dịch: Hào 3, dương: Người quân tử mỗi
ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ. Nguy hiểm, nhưng
không tội lỗi.
Giảng: Hào 3 là dương lại ở vị ngôi dương, như vậy là rất
cương, mà không đắc trung. Hơn nữa, nó ở trên cùng nội quái mà chưa tiến lên
ngoại quái, nghĩa là ở một chỗ chông chênh, rất khó xử, cho nên bảo là nguy
hiểm (lệ). Nhưng nó vẫn là quân tử, có đức tự cường không ngừng, rất thận
trọng, lúc nào cũng như lo sợ, cho nên tuy gặp thời nguy mà cũng không đến nỗi
tội lỗi.
Văn ngôn bàn thêm: người quân tử giữ trung tín
để tiến đức; sửa lời nói (lập ngôn) vững lòng thành để lập sự nghiệp... nhờ vậy
mà thấu được đạo lý, giữ được điều nghĩa làm được sự nghiệp tới cùng, ở địa vị
cao mà không kiêu, địa vị thấp mà không lo (coi toàn văn ở phần I, Chương II
... ). Lời khuyên đó cũng tựa như lời khuyên ở hào 2.
4. 九 四: 或 躍, 在 淵, 无 咎.
Cửu tứ: Hoặc
dược, tại uyên, vô cữu.
Dịch: Hào 4, dương: Như con rồng có khi
bay nhảy, có khi nằm trong vực (biết tùy thời như thế thì) không lầm lỗi.
(Có
người dịch là như con rồng có khi bay nhảy trên vực sâu, không lầm lỗi).
Giảng: Hào 4 là dương ở vị (ngôi) âm, như vậy
là bất chính và bất trung; nó lại cũng như hào 3 ở địa vị chông chênh, mới rời
nội quái tiến lên ngoại quái, tiến chưa chắc đã tốt mà thoái thì dở dang. Cho
nên phải thận trọng xem xét thời cơ, nên tiến thì tiến (như con rồng bay nhảy)
nếu không thì chờ thời (con rồng nằm trong vực), cho nên Chu Công dùng chữ
“hoặc”: không nhất định.
Tuy bất
chính, bất trung như nó có chất cương kiện (hào dương trong quẻ Càn) nên cũng
như hào 3 là bậc quân tử, biết giữ tư cách, biết tùy thời, và rốt cuộc không có
lỗi.
Hào này
chỉ khác hào 3 ở chỗ nó có thể tiến được, còn hào 3 chưa thể tiến được.
Văn ngôn không giảng gì khác, chỉ khuyên người
quân tử tiến đức tu nghiệp, chuẩn bị cho kịp thời để có lúc ra giúp đời.
5. 九 五: 飛 龍 在 天, 利 見 大 人.
Cửu ngũ: Phi long tại thiên,
lợi kiến đại nhân.
Dịch: Hào 5, dương: Rồng bay trên trời,
ra mắt kẻ đại nhân thì lợi.
Giảng : Hào 5 là dương ở vị (ngôi) dương cao nhất trong quẻ
lại đắc trung (ở giữa ngoại quái), như vậy là có đủ những điều tốt, vừa cao quí
vừa chính trung. Nó lại được hào 2 ở dưới ứng với nó, mà hào 2 cũng cương kiện,
đắc trung như nó. Nó là hào tốt nhất trong quẻ , cho nên ví nó với con rồng bay
trên trời, và ngôi của nó là ngôi chí tôn (ngôi vua).
Chữ đại
nhân (người có tài đức) trỏ cả hào 5 lẫn hào 2: hai đại nhân ở hai hào đó nên gặp
nhau, hợp lực với nhau thì có lợi.
Văn ngôn giảng thêm rất rõ và hay về bốn chữ lợi
kiến đại nhân: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nước chảy xuống thấp,
lửa bén tới chỗ khô; mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện
mà vạn vật đều trông vào (…) Mọi vật đều theo loài của nó” (Đồng thanh tương
ứng, đồng khí tương cầu; thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng
hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (…) các tùy kỳ loại dã).
6. 上 九: 亢 龍 有 悔.
Thượng
cửu: Kháng long hữu hối.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Rồng lên cao
quá, có hối hận.
Giảng: Hào dương này ở trên cao của quẻ, cương kiện đến cùng
rồi, như con rồng bay lên cao quá, không xuống được nữa, nếu vẫn còn hành động
thì sẽ có điều đáng tiếc, vì lẽ thịnh quá thì tất suy, đầy thì không được lâu,
(doanh bất khả cửu).
Văn ngôn: giảng thêm: Hào 5 địa vị rất quí (vì ở
trên cao hơn hết) nhưng không có ngôi, cao mà không có dân (vì hào 5 là vua mới
có dân), các người hiền ở dưới mình mà không giúp đỡ mình (vì hào 3 tuy ứng với
hào 6 nhưng lại ở nội quái, mà giữa hào 3 và hào 6 có hào 5 là vua làm chủ hào
3 rồi) cho nên hào 6 mà hoạt động thì tất có điều phải ăn năn. (Lời giảng trong
Văn ngôn, tác giả Hệ Từ truyện dẫn lại trong thiên thượng,
Chương VIII, Tiết 9).
Tóm lại
thời của hào này là thời không nên họat động gì cả, sớm rút lui đi thì còn giữ
được tư cách người quân tử.
7. 用 九: 見 群 龍 無 首,吉.
Dụng cửu: Kiến quần long vô
thủ, cát.
Dịch:
(nghĩa từng chữ) Dùng hào dương: thấy bầy rồng không có đầu, tốt.
Chú
thích: Chu Hi giảng: Gặp quẻ Càn này mà sáu hào (dương) đều biến (ra âm) cả,
tức là cương mà biến ra nhu, thì tốt. Thánh nhân dùng cái tượng bầy rồng (sáu
hào dương) mà không đầu (tức là nhu) để diễn ý đó.
J. Legge,
R. Wilhem đều hiểu theo Chu Hi mà không giảng gì thêm. Duy Phan Bội Châu đưa
thêm ý kiến riêng, đại ý bảo “Dụng cửu” không phải là một hào, nhưng theo hào
từ của Chu Công thì cũng giả thiết là một hào. “Quần long vô thủ” là sáu hào
dương đều biến cả. Con rồng hoạt động khác thường là cốt ở cái đầu. Sáu hào dương đã biến (ra
âm) hết thì không còn hình tích hoạt động nữa, cho nên gọi là rồng không
đầu.
Nhưng cụ
cũng nhận rằng đó chỉ là mặt chữ mà giải thích nghĩa đen thôi, chứ cái “ý thâm
diệu của thánh nhân thì sâu xa huyền bí quá”. Nghĩa là lời kinh tối nghĩa quá,
cụ không hiểu nổi.
- Cao
Hanh hiểu khác, bảo “bầy rồng không đầu, nghĩa là bầy rồng đã bay lên trời, đầu
bị mây che, nên chỉ thấy mình và đuôi. Đó là cái tượng rồng cưỡi mây lên trời,
tốt”.
Cách
giảng đó dễ hiểu, nhưng hai chữ “dụng cửu” có nghĩa gì đây, phải là một “hào”
mới không, thì ông không cho biết. Cứ theo cách ông giảng “dụng lục” của quẻ
Khôn – coi quẻ sau – cho “dụng lục” là một hào, thì chắc ông cũng cho “dụng
cửu” của quẻ Càn là một hào. Nếu vậy thì “hào” này ra sao? Có phải là cả sáu
hào của quẻ đều từ dương biến ra âm, như Chu Hi giảng không?
- Tào
Thăng giải nghĩa khác nữa: “Cửu” là hào dương biến; “dụng” là lợi dụng, “vô
thủ” là không có đầu mối. Đạo Càn (quần long) vận hành, biến hóa kỳ diệu, vạn
vật nhờ đó mà thành công, nhưng cái lý do nó không thể thấy được (vô thủ), hễ
dùng nó hợp thời thì tốt.
Vậy cơ hồ
Tào không cho “dụng cửu” là một hào, mà chỉ có nghĩa là cách dùng quẻ
Càn.
- Chu
Tuấn Thanh trong “Lục thập tứ quái kinh
giải” – Cổ tịch xuất bản xã – đưa ra một cách giải nữa cho “Dụng cửu” là
tóm lại nghĩa của sáu hào thuần dương, Thuần dương là cái đức của trời, là gốc
của vạn vật không có gì ở trước nó được, ở trước nó thì xấu, theo sau nó thì
tốt. Đó là ý nghĩa của hai chữ “vô thủ”. Nghĩa này theo tôi, khó chấp nhận
được.
- Nghiêm
Linh Phong trong “
Thuyết
của Vương An Thạch, Đô Khiết, cho câu: “Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ, cát” không
phải là một tiết riêng mà chỉ là tiếp theo tiết “Thượng cửu”.
Thuyết
của Ngô Nhân Kiệt, bảo các bản Dịch thời cổ, cho đến đời Phi Trực nhà Hán không
có hai chữ “Dụng cửu”, đời sau thêm vào v.v...
Tóm lại
câu “Dụng cửu ...” này, tới nay vẫn còn là một bí mật, không ai hiểu rõ nghĩa,
toàn là đoán phỏng. Nếu coi nó là một hào thứ bảy tức trường hợp cả 6 quẻ Càn
biến một lần ra âm hết, thì trường hợp đó cả ức triệu lần chưa chắc đã xảy ra
một(1), các sách bói, đoán số không khi nào dùng nó cả. Về triết lý, thì ý nghĩa của nó
chẳng có gì đặc biệt, cũng chỉ là biết cương mà cũng biết nhu, hợp thời mới
tốt.
¾¾¾¾
(1) Muốn vậy thì dùng cách gieo 3 đồng tiền
(coi cuối phần 1) phải gieo 6 lần, lần nào cũng có 3 đồng đều xấp cả: điều đó
theo luật xác suất khó xảy ra lắm.
PHỤ LỤC
Dưới đây
chúng tôi trích dẫn vài cách giải hào 1 quẻ Càn của một số học giả gần đây, để
độc giả so sánh.
- Chu
Tuấn Thanh (sách đã dẫn)
“Rồng có
81 cái vảy! đủ chín lần chín, cho nên dùng nó để tượng trưng hào dương. Rồng
tới tiết xuân phân thì lên trời, tiết thu phân thì nấp dưới vực. Hào dương ở vị
trí 1, tức là tháng giêng theo lịch nhà
- Tào
Thăng (sách đã dẫn).
“Người
thời cổ thấy con rồng khéo biến hóa, cho nó là thần kỳ, dùng nó để đại biểu
năng lực. Nếu lấy chữ “long” (rồng) làm chữ “năng” (lực) mà giảng thì con rồng
ở dưới vực không dùng được, vì năng lực nó còn tiềm phục, chưa hiện, chưa sinh
tác dụng được (...).
Dùng cái
phép của hào mà giảng thì hào 1 ở dưới hào 2, hào 2 chưa động thì hào 1 không
thể động trước. Hào 1 biến động quẻ Càn này thành quẻ Cấu (trên là Thiên, dưới
là Phong) thì cũng chỉ là mới gặp “ở âm” (?) mà thôi, cho nên bảo là rồng còn
ẩn náu, chứa dùng được (Cấu có nghĩa
là gặp).
- Cao
hanh (sách đã dẫn). Tôi chỉ trích câu cuối:
“Con rồng
còn ẩn ở dưới vực mà không hiện, có cái “tượng” tĩnh mà không động. Bói được
quẻ này thì không nên thi hành.
Chúng tôi
không biết các học giả Trung Hoa gần đây còn những cách giảng nào mới mẻ hơn
không, chứ ba cách trên không kỹ gì hơn cách của người xưa, mà cũng chẳng phát
huy thêm được gì.