Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Phong Thủy Hoán

59. QUẺ PHONG THỦY HOÁN
Trên là Tốn (gió), dưới là Khảm (nước)
Phong Thủy Hoán
Hòa vui đến cực điểm rồi thì sẽ ly tán, vì vậy sau quẻ Đoài đến quẻ Hoán. Hoán là lìa, tan tác.

Thoán từ
Hoán; hanh. Vương cách hữu miếu,
Lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.
Dịch: Lìa tan: hanh thông. Vua tới nhà Thái miếu, vượt qua sông lớn thì lợi, giữ đạo chính thì lợi.
Giảng: Trên là gió, dưới là nước (KHảm cũng có thể hiểu là mây – như quẻ Thủy lôi Truân, cũng gọi là Vân Lôi truân); gió thổi trên nước (hay mây) làm nứơc tung tóe ra (hay mây tan rã ra), cho nên đặt tên quẻ là Hóan.
Thường thì nhóm họp mới hanh thông (như quẻ tụy), nhưng ly tán cũng có khi hanh thông, chẳng hạn sương mù tụ lại nhiều quá, nắng lên, nó tan đi thì tốt, hoặc thời nhiễu lọan, dân chúng tụ họp lại chống đối, phải giải tán đi v.v.. Hể hợp thời thì tốt, trái lại thì xấu. Muốn cho công việc giải tán hanh thông thì nhà cầm quyền phải có lòng chí thành, như một ông vua tới nhà Thái miếu; lại phải biết mạo hiểm như có gan vượt qua sông lớn; sau cùng phải giữ đạo chính, đừng làm những việc bất chính.
Thóan truyện giảng ý nghĩa hanh thông của quẻ này như sau: nội quái vốn là quẻ Khôn, một hào dương của quẻ Càn vào thay hào 2 quẻ Khôn mà thành quẻ Khảm; ngọai quái vốn là quẻ Càn, hào 1 a Khôn vào thay hào 1 quẻ Càn, thành quẻ Tôn. Vậy là trong trùng quái Hoán có một hào dương cương ở trong, một hào âm nhu ở ngòai, mà hào này đắc vị, thuận theo 2 hào dương ở trên nó để tiến lên, như vậy là tốt.
Vượt qua sông lớn mà có lợi vì quẻ có cái tượng gỗ (Tốn cũng là cây, gỗ) ở trên nước, tức thuyền ở trên nứơc, nhờ thuyền mà qua sông được. Nghĩa bóng làn hờ người có tài mà làm nên việc lớn.
Đại Tượng truyện bàn rộng ra, khuyên sau khi giải tán rồi lại nên nghĩ tới việc nhóm họp lại, mà muốn nhóm họp, thống nhất nhân tâm thì nên đặt lễ tế Thượng đế, tế Tổ tiên.

Hào từ.
1.
Sơ lục: Dụng chứng, mã tráng, cát.
Dịch: Hào 1, âm: Dùng con ngựa mạnh để cứu vớt, tốt.
Giảng: Ở đầu thơi ly tán, còn có thể gom lại được; hào này âm nhu, kém tài, không đủ sức, nhưng trên có hào 2 dương cương đắc trung, ỷ thác vào được, như đi đường xa có con ngựa khỏe, cho nên tốt.

2.
Cửu nhị: Hòan, bôn kì kỉ, hối vong.
Dịch: Hào 2, dương: Lúc ly tán, nên đựa vào hào 1 làm ghế ngồi thì hối hận mất đi.
Giảng : Thời này là thời ly tán rồi, dễ có việc ăn năn; hào này dương cương đã giúp đựơc cho hào 1, bây giờ nên dựa vào 1 làm ghế ngồi, đỡ đần nhau thì khỏi phải hối hận.

3.
Lục tam: Hoán kì cung, vô hối.
Dịch: Hào 3, âm:đánh tan lòng riêng tây của mình đi thì không hối hận.
Giảng: Hào này âm nhu, bất trung ,bất chính, là người có lòng vị kỉ, nhưng ở vị dương lại được hào trên cùng chính ứng với nó, mà có lòng lo việc đời (vì là dương cương); nếu 3 bỏ tính vị kỉ đi, lo gánh việc đời với hào trên cùng, thì sẽ không hối hận.

4.
Lục tứ: hóan kì quần, nguyên cát. Hóan kì khâu, phỉ di sở tư.
Dịch: Hào 4 âm: Giải tán bè phái của mình đi, rất tốt. Vì như vậy là giải tán cái nhỏ để tập hợp cái lớn lại thành gò đống; điều đó người thường không thể nghĩ tới được.
Giảng: Hào này âm nhu, thuận, giúp đỡ hào 5 vừa cương vừa đắc trung, như vị đại thần giúp một minh quân, mà biết giải tán bè phái của mình đi (sở di nói vậy vì hào 1 ở dưới không ứng viện với 4, cũng như 4 không còn bè phái), để đòan kết, tập hợp cả quốc dân mà cùng lo cứu nước; như vậy là giải tán cái nhỏ để gom cái lớn lại thành gò đống, rất tốt. người thường không hiểu được lẽ đó mà chê sao lại giải tán đảng của mình. Muốn vậy phải là người đắc chính (âm ở vị âm) , và đắc trung, cương cường như hào 5.

5.
Cửu ngũ: Hóan hãn kì đại hiệu, hóan vương cư,vô cữu.
Dịch: Hào 5, dương: Ban bố hiệu lệnh lớn khắp nước như mồ hôi phát ra ở khắp thân thể, phát hết kho lẫm của vua để chu cấp cho dân, không có lỗi.
Giảng: năm chữ “Hóan hãn kì đại hiệu” tối nghĩa. Chu Hi giảng là hủy bỏ các hiệu lệnh trước đi, những hiệu lệnh đó như mồ hôi, chảyra mà không trở lại”. Chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên làban bố hiệu lệnh đi khắp nơi. J Legge và R. Wilhem cũng hiểu như vậy, nhưng giảng là những hiệu lệnh đó cứu nguy được cho dân như người bị bệnh mà phát tán, làm cho mồ hôi tóat ra vậy.
Ba chữ sau: “Hòan vương cư” nghĩa dễ hiểu: vua nên tán tài để tụ dân, cũng như hào 4, giải tán bè phái để tụ dân, đều là chính sách tốt ở thời ly tán cả.

6.
Thượng cửu: hóan kỳ huyết khử, địch xuất, vô cữu.
Dịch: Hào trên cùng, dương: Tan (trừ) được máu) vết thương cũ), thóat khỏi kinh sợ (chữ [ ] ở đây nên đổi làm chữ dịch [ ] là kinh sợ), không có lỗi.
Giảng: hào này ở ucối thời ly tán, sắp hết xấu; nó có tài (dương cương), lại được hào 3 ứng viện, cho nên nó thành công, trừ được vết thương ly tán và thóat khỏi cảnh lo sợ.
  
*
Phan Bội Châu so sánh quẻ này với quẻ Tụy, đại ý như sau:
Tụy và Hóan là hai thời trái ngược nhau, một thời nhóm họp một thời lìa tan, nhưng thời nào cũng hanh thông được cả, miễn là biết hành động hợp lúc và có lòng chí thành: Thoán từ hai quẻ đều có 4 chữ: “Vua tới Thái miếu”, nghĩa là phải chí thành như nhà vua khi vào tế ở Thái miếu.
Nhưng hai quẻ khác nhau ở chỗ. Tụy có 4 chữ: “lợi kiến đại nhân”, Hóan có 4 chữ: “Lợi thiệp đại xuyên” vì ở thời Tụy, thuận cảnh, chỉ cần có người tài đức là làm nên việc còn ở thời Hoán, nghịch cảnh, phải có tài đức mà lại phải mạo hiểm nữa. Đó là thâm ý của cổ nhân.
Sáu hào quẻ Hóan ý nghĩa rất phân mình: hào 1, còn mong cứu chữa được; hào 2 ly tán đã nhềiu rồi, chưa cứu được; hào 3 có thể bắt tay làm việc, muốn vậy phải bỏ lòng vị kỹ đi; hào 4, phải giải tán bè phái để đòan kết tòan dân; hào 5 phải ra hiệu lệnh mới, ban phát của riêng, hào 6 thì thành công. Quan trọng nhất là lời khuyên hào 4 và 5. 


- Nguyễn Hiến Lê -

Địa Lôi Phục

24. QUẺ ĐỊA LÔI PHỤC
Trên là Khôn (đất), dưới là Chấn (sấm)
Địa Lôi Phục
Vật không bao giờ tới cùng tận; quẻ Bác, hào dương ở trên cùng thì lại quay trở xuống ở dưới cùng (cùng thượng phản hạ); cho nên sau quẻ Bác tới quẻ Phục. Phục là trở lại (phát sinh ở dưới). Như vậy là đạo tiểu nhân thịnh cực thì phải tiêu, đạo quân tử suy cực thì lại thịnh lần.
Thoán từ.
: , 出入无疾, 朋來无咎.
反復其道, 七日來復, 利有攸往
Phục: Hanh, Xuất nhập vô tật, bằng lai vô cữu.
Phản phục kì đạo, thất nhật lai phục, lợi hữu du vãng.
Dịch: Trở lại: Hanh thông. Ra vào không gặp tai nạn, bạn bè sẽ lần lượt tới, không lầm lỗi nữa. Vận trời phản phục (tráo đi trở lại), cứ bảy ngày thì trở lại, hành động việc gì cũng có lợi.
Giảng: Khí dương bây giờ trở lại, cho nên hanh thông. Người quân tử (dương) ra vào tự do, không bị tai nạn; rồi sẽ có các hào dương khác kéo nhau tới, cũng như bạn bè tới, không còn lầm lỗi nữa (ý muốn nói; sau quẻ này sẽ tới quẻ Lâm, có hai hào dương ở dưới, rồi tới quẻ Thái, có ba hào dương ở dưới, tới quẻ Đại tráng (4 hào dương) quẻ Quải, (5 hào dương) quẻ Càn (cả 6 hào đều dương), thế là sáu quẻ dương cứ tăng lần. đó là vận phản phục của trời đất, cứ bảy ngày thì trở lại. Chữ nhật (ngày) ở đây thay cho chữ hào; bảy ngày mới trở lại vì sau quẻ Càn, tới quẻ Cấu, một hào âm sinh ở dưới 5 hào dương, ngược lại với quẻ Phục (một hào dương ở dưới 5 hào âm), lúc đó mới hết một vòng (1).
Thoán truyện giảng thêm: Sở dĩ ra vào không bị tai nạn, bạn bè kéo tới, không còn lầm lỗi, vì tượng của quẻ: nội quái Chấn là động, ngoại quái Khôn là thuận; hoạt động mà thuận theo đạo trời thì tốt. Cái đạo của trời đó là tĩnh lâu rôi thì động, ác nhiều rồi thì thiện, có vậy vạn vật mới sinh sôi nẩy nở. Xem quẻ Phục này thấy một hào dương bắt đầu trở lại, tức là thấy cái lòng yêu, nuôi dưỡng vạn vật của trời đất (kiến thiên địa chí tâm).
Đại tượng truyện bảo các vua đời xưa tới ngày đông chí, ngày mà dương bắt đầu sinh (tượng của quẻ Phục: sấm nấp ở dưới đất) thì đóng các cửa ải, không cho khách đi đường và con buôn qua lại mà vua cũng không đi xem xét các địa phương, là có ý muốn yên lặng để nuôi cái khí dương mới sinh.

Hào từ.
1.
初九: 不遠復, 无祇悔, 元吉.
Sơ cửu: Bất viễn phục, vô ḱ hối, nguyên cát.
Dịch: Hào 1, dương. Tuy lầm lỗi nhưng thời gian chẳng xa, trở lại tốt lành ngay, thì không đến nỗi ăn năn lớn; rất tốt (chữ Kì ở đây có nghĩa là lớn).
Giảng: Hào 1, dương cương, ở đầu quẻ Phục, có nghĩa là người đầu tiên trở lại đạo, biết tu thân, nên rất tốt.
Theo Hệ từ hạ truyện chương V, thì Khổng tử cho rằng Nhan Hồi có đức của hào 1 này, vì Nhan có lỗi lầm gì thì biết ngay mà biết rồi thì sửa liền không mắc lần thứ nhì nữa.

2.
六二: 休復, 吉.
Lục nhị: Hưu phục, cát.
Dịch: Hào 2, âm: Trở lại đẹp đẽ (hữu), tốt.
Giảng: Hào này âm nhu đắc trung, chính, vốn tốt rồi, mà lại ở gần hào 1 là người quân tử, tức là người biết khắc kỉ, trở lại đạo nhân nghĩa; cho nên tuy là âm mà tốt lành.

3.
六三: 頻復, , 无咎.
Lục tam: Tần phục, lệ, vô cửu.
Dịch: hào 3, âm (Mắc lỗi nhưng) sửa lại nhiều lần, tuy đáng nguy, mà kết quả không có lỗi.
Giảng: Hào này bất trung, bất chính, lại ở thời cuối cùng của nội quái Chấn (có nghĩa là động), ví như người không bền chí, theo điều thiện không được lâu, sửa lỗi rồi lại mắc lỗi trở lại, như thế là đáng nguy (lệ), nhưng lại biết phục thiện sửa đi sửa lại nhiều lần, nên rốt cuộc không có lỗi.

4.
六四: 中行, 獨復.
Lục tứ: Trung hành, độc phục.
Dịch: Hào 4, âm: ở giữa các tiểu nhân (các hào âm: 2,3 và 5,6 ) mà một mình trở lại theo quân tử (hào 1), tức theo đạo.
Giảng: hào này âm nhu, đắc chính ở giữa các hào âm, nhưng chỉ một mình nó ứng với hào 1 là dương, quân tử, cho nên Hào từ khen là một mình nó biết theo người thiện.

5.
六五: 敦復, 无悔.
Lục ngũ: Đôn phục, vô hối.
Dịch: Hào 5, âm: Có đức dày trở lại điều thiện, không có gì hối hận.
Giảng: Hào này nhu thuận, đắc trung lại ở vị tôn quí, như một người có đức dày phục thiện (trở lại điều thiện), biết tự sửa mình, cho nên không hối hận.

6.
上六: 迷復, 凶.有災眚.
用行師, 終有大敗, 以其國君凶, 至于十年, 不克征.
Thượng lục: Mê phục, hung, hữu tai sảnh, Dụng hành sư, chung hữu đại đại, dĩ kì quốc quân hung, chí vu thập niên, bất khắc chính.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Mê muội, không trở lại, sẽ bị tai vạ từ ngoài đưa đến (tai) và tự mình gây nên (sảnh); đã vậy lại cậy võ lực mà dùng quân đàn áp người, rốt cuộc sẽ đại bại, làm cho quốc quân cũng bị khốn nạn (hung), tới mười năm (tới chung cục) cũng không khá được.
Giảng: hào này ở trên cùng, như kẻ tiểu nhân hôn mê đến cùng cực, không biết trở lại, cho nên bị đủ thứ tai vạ. Nó có thế lực nhất trong các hào âm (đám tiểu nhân ) vì ở trên cùng, muốn dùng võ lực đàn áp người, rốt cuộc sẽ đại bại, gây vạ lây cho nước nó, không bao giờ khá được. Chữ thập (số 10) là số cuối cùng (số 1 là số đầu) cho nên thập niên ở đây có nghĩa là tới cùng, chớ không nhất định là 10 năm.
Tiểu tượng truyện bảo hào trên cùng này sở dĩ hung là vì làm trái đạo vua (phản quân đạo), tức đạo của hào 1. Hào 1 này là hào dương duy nhất trong quẻ, làm chủ cả quẻ cho nên gọi là vua.

 *
Quẻ này xét về sự sửa lỗi để trở về đường chính. Tốt nhất là hạng người tự nhận thấy lỗi rồi sửa liền, không mắc phải lần nữa, rồi tới hạng ở gần người tốt, mà bắt chước vui vẻ làm điều nhân, nghĩa; sau tới hạng có đức dày trở lại điều thiện, hạng ở giữa kẻ xấu mà một mình theo đạo; hạng không bền chí, giữ điều thiện được lâu, nhưng biết phục thiện thì cũng không lỗi.
Xấu nhất là hạng mê muội không biết trở lại đường chính. Ý nghĩa không có gì đặc biệt. 

- Nguyễn Hiến Lê -


Thủy Trạch Tiết

60. QUẺ THỦY TRẠCH TIẾT
Trên là Khảm (nước), dưới là Đoài (chằm) 
Quẻ Tiết
Không thể để cho ly tán hoài được, tất phải chặn bắt lại, tiết chế lại, cho nên sau quẻ Hóan tới quẻ Tiết.

Thoán từ:
 Tiết : Hanh. Khổ tiết bất khả trinh.
 Dịch: Tiết chế thì hanh thông. Nhưng tiết tiết chế đến mức cực khổ thì không ai chịu được lâu.
 Giảng: Theo tượng quẻ, trên chằm có nước; bờ chằm hạn chế số nước chứa trong chằm, cho nên đặt tên là quẻ Tiết.
 Cái gì cũng vừa phải thì mới tốt, thái quá cũng như bất cập đều xấu cả. Quẻ này có ba hào cương , ba hào nhu, không bên nào quá; lại them hào 2 và hào 5 đều là dương cương mà đắc trung, như vậy là xử sự đươc trúng tiết, cho nên việc gì cũng hanh thông. Nhưng tiết chế qua, bắt người ta khổ cực thì không ai chịu được lâu, như vậy không còn hanh thông nữa.
 Thóan truyện khuyên nhà cầm quyền nên theo luật tiết chế của trời đất: bốn mùa thay đổi, nắng mưa, nóng lạnh đều có chừng mực, mà trị dân: hạn chế lòng ham muốn, tính xa xỉ của con người, bắt dân làm việc vừa sức thôi, như vậy không tốn của cải, không hại dân (tiết dĩ chế độ, bất thương tài, bật hại dân). Lời đó giống lời khuyên trong Luận ngữ: “Tiết dụng nhi ái dân” (dè dặt trong việc tiêu dùng mà yên dân).
 Đại tượng truyện khuyên người quân tử (quân tử ở đây trỏ hạng người trị dân) đặt ra số, độ, nghĩa là hạn định một chừng mực nào đó trng sự làm việc và hưởng thụ của dân, tùy đạo đức, tài nghệ của mỗi người. (Quân tử , dĩ chế số độ, nghị đức hạnh). Như vậy là Đại tượng truyện đã cho chữ tiết một tác dụng rất lớn: tiết chế có nghĩa gần như kế họach hóa ngày nay và có mục đích thi hành sự công bằng trong xã hội, như lời Đại tương truyện quẻ khiêm (xứng vật binh thí: cho sự vật được cân xứng, quân bình).

Hào từ:
1.
Sơ cửu: Bất xuất hội đình, vô cữu.
Dịch: Hào 1, dương: không ra khỏi sân ngõ, không có lỗi.
Giảng: Hào này dùng chữ tiết với nghĩa tự mình tiết chế mình, tức dè dặt. Ở với tời Tiết chế, làm việc gì cũng phải đúng mức (trung tiết) mớ itốt. Hào, 1 dương cương, đắc chính, ở đầu thời Tiết chế, biết thận trọng, không ra khỏi sân ngõ, vì biết là thời chưa thông, hãy còn tắc, như vậy là đúng với đạo tiết chế, không có lỗi. Hai chữ “hộ đình chúng tôi dịch theo nghĩa “ngọai chi đình” của Chu Hi. J legge dịch là không ra khỏi cái sân ở ngòai cái cửa (door): R. Wilhem dịch là không ra khỏi cái sân và cái cửa (door).

2.
Cửu nhị: Bất xuất môn đình, hung.
Dịch: Hào 2, dương: không ra khỏi cái sân ở trng cửa, xấu.
Giảng: Hào này đáng lẽ ra giúp việc được, vì thời đã khác thời của hào 1 đã thộng ồi không tắc nữa mà lại được hào 5 ở trên cũng dương như mình giúp sức cho; vậy mà đóng cửa không ra cũng như 1, hành vi đó xâu (hung).
Chữ môn J.Legge và R Wilhem đều dịch là gate, cửa ngõ, tức cửa ở ngòai cùng. Từ Hải chỉ giảng: cửa có một cánh gọi là hộ, hai cánh gọi là môn, tối không biêt cái nào là cửa ngõ, cái nào là cửa nhà. Phan Bội Châu không phân biệt thế nào là môn, là hộ, dịch là cửa hết. điểm đó không quan trọng; chỉ cần hiểu đại khái là không ra khỏi nhà, không đi đâu.

3.
Lục tam: Bất tiệt nhược, tất ta nhược, vô cữu.
Dịch: Hào 3, âm: không dè dặt (tự tiết chế mình) mà phải than vãn, không đổ lỗi cho ai được.
Giảng: Âm nhu, bất trung bất chính, lại cưỡi lên hai hào dương, mà muốn tiến tới cõi nguy hiểm (quẻ Khảm ở trên), như vậy là không biết dè dặt, tựchế, rước vạ vào thân, còn đổ lỗi cho ai được nữa.

4.
Lục tứ: An tiết, hanh.
Dịch: Hão, âm: Vui vẻ tự tiết chế (không miễn cưỡng) hanh thông.
Giảng: Nhu thuận, đắc chính, vâng theo hào 5, thực tâm dè dặt, tự tiết chế đúng thời, cho nên hanh thông.

5.
Cửu ngũ: Cam tiết, cát. Vãng hữu thượng.
Dịch: Hào 5, dương: Tiết chế mà vui vẻ (cho là ngon ngọt) thì tốt. Cứ thế mà tiến hành thì được người ta trọng, khen.
Giảng: Hào này ở vị chí tôn, làm chủ quẻ Tiết, có đủ cácđức dương cương trung chính tự tiết chế một cách vui vẻ, thiên hạ noi gương mà vui vẻ tiết chế, cho nên tốt; và cứ thế mà tiến hành thì có công lớn, đáng khen.

6.
Thượng lục: Khổ tiết, trinh hung. Hối vong.
Dịch: Hào trên cùng, âm: Tiết chế mà tới mức cực khổ, nếu cứ giữ mãi (trinh) thôi đó thì xấu. Nếu biết hối hận, bớt thái quá đi thì hết xấu.
Giảng: Hào này trái với ha trên, vì ở trên cùng quẻ Tiết, có nghĩa là tiết chế thái quá, tới cực khổ, không ai chịu được hòai như vậy.
Hai chữ “hối vong” ở đây không có nghĩa thường dùng là hối hận tiêu tan đi, mà có nghĩa là nếu hối hận thì cái xấu (hung) sẽ tiêu tan đi.
Sau một cuộc ly tán, phong tục suy đồi, kinh tế cùng quẩn, cho nên phải tiết dục, tiết chế nhu cầu. Nhưng tiết chế một cách vừa phải thôi (không nên thái quá) mà hợp thời thì mới tốt. Chúng ta nhận thấy 6 hào chia làm 3 cặp: 1 và 2 liền nhau mà 1 tốt, 2 xấu; 3 với 4 liền nhau mà 3 xấu, 4 tốt; 5 và 6 liền nhau mà 5 tốt 6 xấu; chỉ do lẽ hoặc hợp thời hay không, đắc trung , đắc chính hay không. 


 - Nguyễn Hiến Lê -

Thủy Hỏa Kí Tế


63. QUẺ THỦY HỎA KÍ TẾ
Trên là Khảm (nước), dưới là ly (lửa)
Quẻ Kí Tế
Quá là hơn, tài đức có chỗ nào hơn người trong một việc gì đó thì làm nên việc ấy, cho nên sau quẻ Tiểu quá tởi quẻ Kí tế. tế là vượt qua sông, là nên; kí tế là đã vượt qua, đã nên, đã thành.

Thoán từ.

Kí tế: Hanh tiểu, lợi trinh. Sơ cát, chung loan.

Dịch: đã xong: Hanh thông, nếu làm nốt các việc nhỏ, cố giữ được những việc đã thành rồi thì mới lợi. Mới đầu tốt, cuối cùng tHì lọan (nát bét).
Giảng: Trong thóan từ này, hai chữ ‘Hanh tiểu”, Chu Hi ngờ là “tiểu hanh” mới đúng; tiểu hanh nghĩa là việc nhỏ, được hanh thông. Chúng tôi cho cách hiểu của Phan Bội Châu (theo Thóan truyện) là đúng hơn, nên dịch như trên.
 Quẻ này trên là nước, dưới là lửa. Lửa có tính bốc lên mà ở dưới nước , nước thì chảy xuống, thế là nước với lửa giao với nhau, giúp nhau mà thành công. Cũng như nồi nước để ở trên bếp lửa, lửa bốc lên mà nước mới nóng, mới sôi được.
 Lại xét sáu hào trong 1 : hào dương nào cũng ở vị dương hào âm nào cũng ở vị âm; mà hào nào cũng có ứng viện: 1 dương có 4 âm ứng; 2, âm có 5 dương, ứng; 3, dương , có 6 âm ứng; đâu đó tốt đẹp cả, mọi việc xong xuôi, thế là hanh thông.
 Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì mới thật là hòan thành. Hòan thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà rốt cuộc sẽ nát bét. Nghĩa lúc trị phải lo trứơc tới lúc lọan.
 Thóan truyện giảng mới đầu tốt vì hào 2 ở nội quái có đức nhu thuận mà đắc trung; và rốt cuộc sẽ lọan vì ngừng không tiến nữa, không đề phòng nữa (chung chỉ tắc lọan).
 Đại Tượng truyện cũng căn dặn phải phòng trước lúc lọan, lúc suy.

Hào từ.
1.
Sơ cử: duê kì luận, nhu kì vĩ, vô cữu.

Dịch: Hào 1, dương: kéo lết bánh xe (chậm lại), làm ứơt cái đuôi thì không có lỗi.
 Giảng: hào này là dương, có tài, ở tRong nội quái Ly (lửa) có tính nóng nảy, lại ở đầu quẻ Kí tế, có chí cầu tiến quá hăng. Nên hào từ khuyên phải thận trọng, thủng thẳng (kéo lết bánh xe lại), chưa qua sông được đâu (như con chồn ướt cái đuôi, không lội được), như vậy mới khỏi có lỗi .

2.
Lục nhị: Phụ táng kỳ phất, vật trục, thất nhật đắc.

Dịch : Hào 2, âm: Như người đàn bà đánh mất cái màn xe, đừng đuổi theo mà lấy lại cứ đợi bảy ngày sẽ được.
 Giảng: Hào này ở giữa nội quái Ly, có đức văn minh, trung chính, có thể thực hiện được chí mình. Nó ứng với hào 5 dương cương, trung chính, ở địa vị chí tốn; nhưng ở thời Kí tế, đã xong việc, nên 5 không đóai hòai tới 2, thành thử 2 như người đàn bà có xe để đi. Mà đánh mất cái màn che bốn mặt xe, không đi được. tuy nhiên vì 2 trung chính mà đạo trung, chính không bị bỏ lâu bao giờ, nên đừng mất công theo đuổi, cứ đợi rồi tự nhiên sẽ được như ý.

3.
Cửu tam: Cao tôn phạt quỉ Phương tam niên,

Khác chi, Tiêu nhân vật dụng.

Dịch : Hào 3, dương: Vua Cao Tôn đánh nước Quỉ Phương, ba năm mới được, đừng dùng kẻ tiểu nhân.
 Giảng: Hào này là dương ở vị dương, nên quá cương cường, hóa ra khinh suất, phải thận trong như vua Cao Tôn, tức Vũ đinh (1324-1264) nhà Ân, khi đánh một rợ nhỏ là quỉ Phương mà cũng mất ba năm mới được.
 Đừng dùng kẻ tiểu nhân là lời khuyên chung, chứ không phải chỉ khuyên riêng hào 3 này.

4.
Lục tứ: chu hữu y như, chung nhật giới.

Dịch : Hào 4, âm: Thuyền bị nước vào, có giẻ để bít lỗ, phải răn sợ suốt ngày.
 Giảng: Đã bắt đầu lên ngọa quái Khảm, nguy hiểm, phải phòng bị cẩn thận, như người ngồi chiếc thuyền bị nước vào , phải có giẻ để bít lỗ. Hào này âm như, ở vị âm, đác chính, là người thận trọng biết lo sợ.

5. Cửu ngũ: Đông lân sát ngưu, bất như tây lân

chi thược tế, thực thụ kì phúc.

Dịch: Hào 5, dương: Hàng xóm bên đông mổ bò (làm tế lễ lớn) mà thực tế không hưởng được phúc bằng hàng xóm bên tây chỉ tế lễ sơ sài.
Giảng: Hàng xóm bên đông là hào 5, bên tây là h2. Cả hai hào đều đắc trung, đắc chính, lòng chí thành ngang nhau; 5 ở địa vị chí tôn làm lễ lớn, nhưng được hưởng phúc thì 2 lại hơn 5, chỉ vì 2 gặp thời hơn; 2 ở vào đọan đầu Kí tế sức tiến còn mạnh, tương lại còn nhiều; 5 ở vào gần cuối Kí tế, lại ở giữa quẻ Khảm (hiểm), tiến tới mức chót rồi, sắp nguy, thịnh cực thì phải suy.

6.
Thượng lục: Nhu kì thủ, lệ.

Dịch: Hào trên cùng, âm: Ướt cái đầu, nguy.
 Giảng: tiểu nhân bất tài (hào này là âm) ở thời cuối cùng của Kí tê, lại ở trên hết quẻ kHảm, càng nguy nữa, như một người lội qua sông, nứơc ngập cả đầu.
 * 
Kí tế vốn là một quẻ tốt, nhưng chỉ ba hào đầu là khá tốt, còn ba hào sau thì càng tiến lên càng xấu: hào 5, kém phúc hào 2, mà hào trên cùng (ướt đầu) so với hào 1 (ướt đuôi) còn xấu hơn nhiều. Vẫn là lời khuyên gặp thời thịnh phải cẩn thận, đề phòng lúc suy.