Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!
Hiển thị các bài đăng có nhãn từ thiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn từ thiện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Bùa phép có tác dụng nào đó không ?


Câu trả lời là có. Nhưng...

Bùa phép dù thần kỳ cách nào thì nó cũng phải tuân theo chân lý Nhân-Quả.

Vì sao ?
Chân lý là tuyệt đối, Nhân-Quả là chân lý. Bùa phép cũng phải tuân theo Nhân-Quả.

Người nào muốn dùng bùa phép phải hiểu rõ Nhân-Quả bằng không sẽ phải trả giá đắt, chẳng những nguy hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người thân nữa.


Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Chuyến từ thiện cuối năm

Trải lòng ngày cuối năm...

Thế là những ngày còn lại của năm Quý Tỵ này, mặc dù không có nhiều thời gian, nhưng may ta vẫn kịp làm giúp đôi vợ chồng trẻ NT&LP một việc. Đó là tặng tiền, quà và món ăn ngày Tết góp phần chia sẻ niềm vui với những người nghèo khó. Nồi thịt kho trứng nho nhỏ, vài đồng tiền mặt...đến từ đóng góp của hai vợ chồng NT&LP. Đây là tâm nguyện của hai đứa muốn trích một phần tiền bạn bè tặng dịp đám cưới vừa rồi để san sẻ niềm vui cùng người nghèo.

Nấu ăn từ thiện - Dongquangus.com
Hình minh họa

Từ thiện cuối năm - www.dongquangus.com

Gia đình anh Phước sau một năm vất vả với xấp vé số bán dạo hằng ngày mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Tiền lời từ tờ vé số chẳng bao nhiêu mà nay thì mưa dầm bán ế, mai bị giang hồ cướp vé, rồi tai nạn giao thông trên đường đi bán, rồi bệnh tật, rồi nợ nần rồi lại trả nợ, rồi nghèo tiếp...Thôi mặc cho cuộc sống thế nào, Tết đến thì nên vui cái đã. Mừng là sau một năm, mình vẫn còn hơi thở, vẫn còn dịp thấy tương lai. 

Tu thien cuoi nam - www.dongquangus.com

Anh Minh Quang thì suốt năm qua vẫn vậy, nằm đó, không làm được gì. Đôi chân anh giờ đã thôi không sưng to ra nữa mà chuyển sang dần xẹp xuống rồi khô quắt quéo tận xương. Mấy ngón chân giờ đây khô quắt như những ngón chân của xác ướp Ai Cập. Chẳng biết sắp tới anh sẽ ra sao, nhưng thôi, năm mới đến rồi, hãy vui đi đã. Nhà anh quanh năm chẳng mấy khách khứa tới lui, nay có người đến thăm, còn gì vui bằng.

Ngoài anh Phước, anh Minh Quang, còn nhiều người cũng trong hoàn cảnh tương tự thế, không kể xiết.

Mọi người biết không ? Dongquangus cũng như nhiều người khác làm từ thiện không phải vì ham làm từ thiện đâu. Cũng không phải làm từ thiện với ước mơ hão huyền thế giới sạch bóng người nghèo, lại càng không phải làm để có hên hoặc được có tiếng trên các phương tiện truyền thông mà đơn giản là để HỌC, để "Hồi quang phản chiếu", thiền định tư duy, để thấy mình đang ở đâu... Những túi quà, gạo, bánh, phong bao lì xì...chỉ là cái CỚ để đến làm khách nhà người nghèo mà thôi. Những người ở xa không đi được mà vẫn gửi quà về chưa chắc là họ ham làm từ thiện mà đơn giản là làm thế để xin lại cho tâm hồn mình hai chữ "tình người" giữa cái xã hội kim tiền này. Những kẻ tuyên bố "...Người nghèo vì làm biếng mà nghèo. Không việc gì phải cho..." rồi không làm từ thiện chỉ là những kẻ dối trá và ích kỷ bởi nói thế chắc chắn là chưa làm từ thiện hoặc làm mà không dùng não để tư duy, suy ngẫm.

Lời dongquangus nói nếu có lỡ đụng chạm ai xin bỏ qua nhé ! Năm mới sắp đến rồi, chuyện nào không vui hãy cho qua...

Chúc mọi người năm mới thân tâm an lạc.

-dongquangus-

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Khám phá bếp ăn người nghèo

Trong những lần đi từ thiện, tôi thường "rình" chụp hình nồi xoong của người nghèo. Không phải mình ham ăn mà rình đâu nhe, nhung một sự bất ngờ khám phá sẽ biết được thường ngày họ ăn cơm ra sao.

 

Đây là bữa cơm trong ngày của một bà cụ nghèo. Nồi cá kho có một khúc đầu này bà đã ăn 2 ngày nay rồi. Phần cơm kia bà nấu ăn tới ngày mai.


Còn đây là phần cơm trưa của một người tâm thần nghèo tên là Hạnh. Hôm mình tới đúng lúc chú Hạnh đang ăn cơm. Bữa trưa chỉ vỏn vẹn cơm trắng và mắm cá chốt (mắm sống).


Nồi thịt heo kho chỉ có mấy miếng xắt mỏng lét. Một cây nấm mới hái ngoài vườn để sẵn trên dĩa chờ trưa kho chung với thịt. Đây là phần ăn của hai chị em nhà nghèo ở một vùng nông thôn hẻo lánh ở miền Tây.


Còn cái nồi tép này là của vợ chồng cụ ông N.V.Tý. Họ dự định ăn nhiêu đây trong ngày.
Ông Tý nay ngoài 70 rồi, cách đây mấy năm ông đi bán bánh mì dạo, rồi vì cảm thương cụ bà tên là Hương tuổi cũng tầm 70 sống neo đơn mà lại bị bệnh viêm khớp không làm gì nổi trừ việc đứng lên ngồi xuống mà ông đến ở chung bầu bạn. Nay không biết ông bà ra sao rồi, chứ hôm mình đến ông Tý đang bị sốt, không ngồi dậy nổi. Còn bà cụ thì cứ đi rề rề, mặt mày nhăn nhó vì đau nhức.


Một bữa nọ, mình bất ngờ tới thăm và tặng quà cho gia đình nghèo nọ. Đúng ngay lúc họ đang ăn trưa và chụp lại bữa ăn này. Món canh là nước cơm, mắm tép không có tép, chao, rau luộc, trứng chiên.


Đây là nồi cơm của một gia đình 5 người và tất cả đều bị bệnh tâm thần với mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nồi cơm này họ nấu từ hôm qua, lớp cơm phía trên còn sống nhăn nhưng có vẻ họ vẫn chén tuốt. Bà con  hàng xóm cho biết gia đình này mỗi lần nấu cơm là nấu hết toàn bộ số gạo họ có trong nhà bất chấp có ăn nổi hay không, dư hay thiếu, nên để dành hay không. Thí dụ như có ai cho gia đình tâm thần này 10 kg gạo thì họ sẽ nấu sạch 10 kg gạo này trong một ngày. Eo ơi ! Bởi thế mà hàng xóm luôn chia nhau túi gạo nhà họ, hôm thì hộ này nấu dùm một nồi, hôm thì hộ nọ nấu dùm một nồi.

-dongquangus-

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Thế giới của bệnh nhân tâm thần

Trong thế giới bệnh nhân tâm thần, ổ khóa, cửa sắt là những thứ quen thuộc. Mỗi lần lên cơn tâm thần là họ sẽ đối diện với chúng.

Không còn cách nào khác, nếu tiêm thuốc hoài thì không tốt, khuyên răn cũng khó nghe. Chịu thôi, có cách gì làm được thì làm.




Mà thả họ ra thì sao ? Họ ra khỏi phòng bằng cách "đi" như thế này.


Chị này vui tính lắm.
Khi mình đi ngang qua cửa, chị gọi : - Anh ơi ! Chụp cho em tấm hình đi !
- Ờ ờ ! Đứng ngay ngắn nhe ...! Chuẩn bị...1...2...
- Khoan ! Đợi em làm dáng cái !  Chừng nào nghe em hô "A Di Đà Phật" rồi em cắn miếng thịt heo thì anh hãy chụp nhe !
- ...!!! 
Có đi từ thiện, đến những chỗ này mới biết...
-dongquangus-

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Những mảnh đời trên "ốc đảo"

Trong chuyến từ thiện mới đây, tôi đã gặp những mảnh đời ... 

Những mảnh đời ấy, họ không ở quá xa chúng ta như vùng hải đảo khơi xa hay vùng biên giới ngút ngàn, họ ở gần chúng ta đấy nhưng ít ai biết đến, bởi tuy gần mà xa, bởi họ ở trên "ốc đảo". 

Muốn đến được nơi họ ở phải đi bằng xuồng ba lá thế này. Len lỏi, vòng vo qua mấy con mương, con rạch lớn nhỏ.

Họ sống trên 1 khoảnh đất của ông bà để lại. Xung quanh mảnh đất là đất vườn của người khác. Không có lối nào cho xe máy tới nhà họ. Từ đường lộ vào đến nhà họ là không có lối đi riêng, cũng chẳng có lối mòn nào dẫn tới. Chỉ có thể đi bằng xuồng ba lá mà thôi. Khi tôi tới, cả đám nhỏ ùa ra vỗ tay hoan hô, chào đón cứ như quanh năm nhà này chẳng có mấy khách khứa tới thăm. Vừa đặt chân tới bờ, cả đám xếp hàng ngay ngắn rồi cúi đầu dạ thưa tôi với thái độ rất lễ phép. Đứa nào cũng cười thật vui. Tôi thấy thế mà thầm nói con nhà nghèo mà thật biết lễ độ, khen ai khéo dạy dỗ con cháu.


Hằng ngày, những em bé này, cả thảy 6 đứa. Nhà đứa nào cũng nghèo te tua. Đứa lớn nhất mới 10 tuổi, đều đi học bằng cách đi xuồng qua bên kia rạch, rồi lên bờ đi bộ 5 km tới trường. Học xong rồi về cũng khoảng đường như thế. Mẹ chúng chèo xuồng đưa chúng lên bờ đi học rồi họ lại chèo đi vòng mấy con rạch, thấy có quài dừa nước nào "được cái" thì chặt về bán. Thực ra thì dừa nước mọc trên đất của người ta nhưng thương mấy cô nhà nghèo mà cho hái.  Những trái dừa nước ấy, là trái mà chúng ta hay ăn trong những ly chè Thái, chè thập cẩm bán đâu đó ở Sài Gòn.  Nếu bán nguyên quài thì giá 4 ngàn đồng/quài, nếu chẻ sẵn ra ướp đá thì 10 ngàn/kg. Một ngày hái cao tay chừng 5 kg là cao vì dừa nước chậm ra trái lắm. Có khi mấy tháng một quài mới được cái. Còn cây ô-rô mọc nhấp nhô sát bờ sông thì họ cắt bán cho tiệm thuốc Nam, giá cũng rẻ ngang mớ rau thôi.

Bởi thế mà nhà các bé nghèo lắm. Đàn bà, con nít, người già yếu thì đông, mà người nam lao động chính thì ít. Đứa thì mẹ mất sớm, đứa thì cha lâm bệnh hôm làm nổi hôm thì nằm một chỗ. Ông bà nội tụi nhỏ tuổi cao sức yếu mà nhà nghèo nên bệnh tật gì cứ uống thuốc cảm cho đỡ ...mệt. Chứ tiền đâu mà đi bệnh viện. Cứ thế, tiền thì ít mà sức khỏe lại kém. Cái nghèo nó cứ lẫn quẫn.

Đây là hai anh em. Đứa lớn 10 tuổi, đứa nhỏ 7 tuổi. Nhìn nụ cười hồn nhiên của bé gái, thấy thương nó quá. Nó thích chụp hình lắm. Nó cứ tò tò sau lưng tôi rồi nói "Chú chụp hình con đi !". Tôi mỉm cười quay lại và...click.
Cách đây 3 năm, trong 1 lần chèo ghe đi hái dừa, mẹ tụi nó chẳng may té sông chết đuối (hình thờ sau lưng). Hai đứa trẻ sớm mồ côi mẹ. Ba tụi nó tên Hiền, là thợ hồ, làm lụng vất vả mà tiền không bao nhiêu. Ở vùng nông thôn mà, phụ hồ kiếm được mấy đồng. Thế mà còn bị bệnh nữa chứ. Hôm tôi tới anh bị sốt, nằm một chỗ, muốn ngồi dậy ra tiếp tôi mà dậy không nổi.

Tôi áy náy lắm. Vì ban đầu, ngay cả người dẫn đường cũng không ngờ là có gia đình anh và rằng gia đình anh lại nghèo thế. Quà mang tới chỉ có 2 phần cho 2 gia đình bên cạnh nhà anh, còn anh thì không có. Tôi cũng không ngờ có mấy đứa trẻ vì theo giới thiệu chỉ nhắc tên người lớn nên không mang theo bánh kẹo để vui chơi với chúng.
Chuyến này tôi quyết định trở lại. Hy vọng có thể san sẻ phần nào những khó khăn vất vả của gia đình anh.
Nay đã có người tặng quần áo cho tụi nhỏ. Nặng cỡ nào tôi cũng vác tới trao tận tay tụi nó. Ai gửi tiền tôi cũng sẽ mang tới. Hy vọng tụi nhỏ sẽ có chút tiền mà tiếp tục ăn học.

-dongquangus-

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Thăm trại bảo trợ bệnh nhân tâm thần

Một buổi sáng đẹp trời.
Mình đến Trại bảo trợ bệnh nhân tâm thần trong tâm trạng tỉnh táo, thoải mái, ...


Hôm nay mình  - một kẻ được cho là không có dấu hiệu bệnh tâm thần - sẽ cùng mọi người phát quà ăn sáng cho các bệnh nhân được kết luận là bị bệnh tâm thần. 
Quà sáng là món bánh mì kẹp thịt. Thịt heo nạc đùi tươi ngon được các thành viên trong nhóm đích thân ra chợ lựa mua rồi mang về tự ram từ hồi khuya. Bánh mì thì đặt mua ngay tại lò bánh mì. Bánh nóng hổi, thơm phức, vừa trút khỏi khay nướng. Người thì rọc bánh, người thì chan nước sốt, người dồn dưa leo, người dồn thịt vào bánh...Ai nấy hăng hái vừa làm vừa cười nói...

Có người còn tự kiếm mối lái chọn mua những trái mít thật tươi đóng góp thêm làm món tráng miệng. Nhìn những múi mít, giòn, thơm mà phát thèm.

Ăn thì phải uống. Nước sâm được chính tay các thành viên trong nhóm nấu từ một bài thuốc Bắc (sanh địa, táo, bông cúc, rễ tranh, sâm đất, .v.v...). Vì "phi lợi nhuận" nên nước sâm chất lượng cao, đậm, mùi rất thơm, vị ngọt dịu, mát. Thích hợp cho bệnh nhân tâm thần.

Mỗi bệnh nhân được phát một túi quà, trong đó có bánh mì thịt, mít tươi, bánh ngọt. Nước sâm uống thoải mái.

Các bệnh nhân được phục vụ chu đáo, chỉ cần ngồi ngay ngắn, sẽ có ngay món bánh mì nóng giòn, nước sâm ngọt mát.

Cái ăn cái uống đúng là quý, nhưng cái quý hơn cả chính là tình người, là sự quan tâm của người dành cho người. Các bệnh nhân rất vui tính, họ rất hay hỏi han tình hình sức khỏe, gia đình, công việc của các thành viên nhóm từ thiện dù chỉ mới gặp lần đầu. Họ rất quan tâm tình hình thế giới bên ngoài khu trại này.

Cũng có bệnh nhân không thể ăn bánh mì do răng yếu và do bệnh hơi nặng không thể tự ăn uống được.

Đây vừa là một bệnh viện, vừa là một khu ...tạm giam. Bởi vì các bệnh nhân này là những người tâm thần lang thang đường phố được nhà nước gom vào trại đây. Họ là những người vô thừa nhận. Họ chẳng biết người thân của họ là ai, có người có người thân biết đấy nhưng người thân của họ không thừa nhận. Họ chẳng nhớ nỗi họ từ đâu tới. Họ cũng chẳng biết họ sẽ đi về đâu.
Lòng mình tự hỏi ...
Bao giờ họ hết bệnh tâm thần ?
Giả như sau khi hết bệnh rồi...họ sẽ đi về đâu ?

Tạm thời vẫn chưa có lời đáp...

-dongquangus-