Sáng một ngày trời vừa nắng vàng đó mà trong chốc lát đã bị mây mờ che khuất, để lại trần gian một bầu không gian chẳng thấy mặt trời mà cũng không hẳn tối tăm. Sau khi đã ngồi ngay ngắn, vừa nhâm nhi cafe ta nghĩ về Kinh Dịch.
Ta xem tượng Trời, rồi cúi nhìn Đất nghe chuyện Người, ta bèn nghĩ tới quẻ Hỏa Thủy Vị Tế. Quẻ thứ 64, quẻ cuối cùng trong Kinh Dịch.
Vị Tế nghĩa là gì ?
Vị là : chưa.
Tế là : qua sông, qua bên kia...
Vị Tế nghĩa là Chưa qua sông.
Trước Vị Tế là Ký Tế. Ký Tế nghĩa là Đã qua sông. Vì sao đến quẻ cuối lại vẫn "chưa qua sông" ?
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏa Thủy Vị Tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hỏa Thủy Vị Tế. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014
Hỏa Thủy Vị Tế
64. QUẺ HỎA THỦY VỊ TẾ
Trên là Ly (lửa), dưới là Khảm
(nước).
Kí tế là qua sông rồi, cũng rồi, nhưng theo luật thiên
nhiên, không có lẽ nào hết hẳn được, hết mùa này đến mùa khác, hết thời này đến
thời khác, hết lớp này đến lớp khác, sinh sinh hóa hóa hòai, cứ biến dịch vô
cùng, cho nên tuy xong rồi nhưng vẫn là chưa hết, chưa cùng ,do đó sau quẻ kí
tế tới quẻ Vị tế: chưa qua sông, chưa xong, chưa hết.
Thoán từ:
Vị tế: Hanh. Tiểu hồ ngật tế, nhu kì vĩ, vô du lợi.
Dịch: chưa xong, chưa cùng: được hanh thông. Con chồ
nhỏ sửa sọan vượt qua sông mà đã ướt cái đuôi, không qua được, không có gì lợi
cả.
Giảng: Quẻ này trái hẳn quẻ trên: lửa ở trên nứơc, nước và
lửa không giao nhau, không giúp được nhau; cả 5 hào đều ở trái ngôi cả; dương ở
vị âm, mà âm ở vị dương, cho nên gọi là vị tế: chưa xong.
Vị tế chứ không phải là bất tế, chưa qua sông được chứ
không phải là không qua được, sẽ có thời qua được, lúc đó sẽ hanh thông. Thời
đó là thời của hào 5, có đức nhu trung, biết thận trọng mà ở giữa quẻ Ly (thời
văn minh). Vả lại tuy 5 hào đều trái ngôi, nhưng ứng viện nhau cương nhu giúp
nhau mà nên việc: thêm một lẽ hanh thông nữa.
Thóan từ khuyên đừng nên như con chồn con, nóng nảy
hấp tấp, mới sửa sọan qua sông mà đã làm ướt cái đuôi, không qua được nữa, không
làm được việc gì lợi cả, không tiếp tục được đến cùng.
Đại tượng khuyên phải xem xét kỹ càng mà đặt người,
vật vào chỗ thích đáng, thì mới nên việc, đừng đặt lửa ở trên nứơc chẳng hạn
như quẻ này.
Hào từ:
1.
Sơ lục: nhu kì vĩ, lận.
Dịch: Hào 1, âm: để ướt cái đuôi, đáng ân hận.
Giảng: Âm nhu, tài kém, ở vào đầu thời Vị tế, mà lại
bước chân vào chỗ hiểm (khảm), như con chồn sắp sửa qua sông mà đã làm ướt cái
đuôi, không biết tính trước phải ân hận.
2.
Cửu nhị: Duệ kì luận, trinh cát.
Dịch: Hào 2, dương: kéo lết bánh xe, giữ đạo trung
chính thì tốt.
Giảng: dương cương là có tài, ở vị âm là bất chính,
thấy hào 5 ở ngôi tôn, ứng với mình àm âm nhu, có ý muốn lấn lướt 5, như vậy sẽ
hỏng việc, cho nên hào từ khuyên nên giảm tính cương của mình đi (như kéo lết
bánh xe, hãm bớt lại) và giữ đạo trung của mình (hào 2 đắc trung) thì tốt, vì
hễ trung thì có thể chính được.
3.
Lục tam: Vị tế: trinh hung, lợi thiệp đại xuyên.
Dịch: Hào 3, âm: chưa thành đâu, nếu cứ tiến hành thì
bị họa, vượt qua sông lớn thì lợi.
Giảng: Âm nhu, vô tài, lại bất trung, bất chính, không
làm nên việc đâu, nếu cứ tiến hành thì xấu. Nhưng đã cảnh cáo: tiến hành thì
xấu mà sao lại bảo qua sông lớn thì lợi? Mâu thuẩn chăng? Vì vậy mà có người
ngờ trứơc chữ lợi, thiếu chữ bất vượt qua sông lớn thì không lợi, mới phải.
Có thể giảng như vầy: xét về tài đức của 3 thì không
nên tiến hành, nhưng xét về thời của 3: Ở cuối quẻ Khảm, là sắp có thóat hiểm,
hơn nữa trên có hào 6 dương cương giúp cho, thì sắp có cơ hội vượt qua sông lớn
được. Lúc đó sẽ có lợi.
4.
Cửu tứ: trinh cát, hối vong. Chấn dụng phạt
Quỉ Phương, tam niên, hữu thưởng vu đại quốc.
Dịch: Hào 4, dương: giữ đạo chính thì tốt, hối hận mất
đi. Phấn phát (Chấn) tinh thần, cổ vũ dũng khi mà đánh nứơc quỉ Phương, lâu ba
năm, nhưng rồi được nước lớn thưởng cho.
Giảng: Có tài dương cương, mà ở vào thời thóat khỏi hiểm
(nội quái Khảm), tiến lên cõi sáng của văn minh (ngọai quái Ly), trên có hào 5,
âm , là ông vua tin vậy mình ,thì đáng lẽ tốt. Chỉ vì hào 4 này bất chính
(dương ở vị âm) nên khuyên phải giữ đạo chính. Lại khuyên phải phấn phát tinh
thần và kiên nhẫn mới làm được việc lớn cho xã hội, như việc đánh nước quỉ
phương thời vua Cao Tôn (coi hào 3, quẻ Kí tế) ba năm mới thành công.
5.
Lục ngũ: trinh, cát, vô hối. Quân tử chi quang hữu phu, cát.
Dịch: Hào 5, âm: Có đức trung chính, tốt, không có
lỗi. Đức văn minh của người quân tử do chí thành mà rực rỡ , tốt.
Giảng: Hào này âm ở vị dương là bất chính, nhưng vì âm
nhu, đắc trung (trung còn tốt hơn chính) ở vào giữa ngọai quái Ly, là có đức
văn minh rực rỡ, lại ứng với hào 2 đắc trung, dương cương ở dưới, nên hai lần
được khen là tốt; lần đầu vì có đức trung, văn minh lần sau vì có lòng chí
thành, hết lòng tin ở hào 2.
6.
Thượng cữu: Hữu phu vu ẩm tửu, vô cữu
Nhu kì thủ, hữu phu, thất thị.
Dịch: Hào trên cùng, dương: tin tưởng chờ đợi như
thong thả uống rượu chơi thì không lỗi, nếu quá tự tin mà chìm đắm trong rượu
chè (ướt cái đầu) thì là bậy.
Giảng: Dương cương ở trên cùng quẻ là cương tới dùng
cực, cũng ở cuối ngọai quái Ly là sáng đến cùng cực, đều là quá cả. Sắp hết
thời Vị tế rồi, mà hào 4 và 5 đã làm được nhiều việc rồi, hào 6 này chỉ nên tự
tín, lạc thiên an mệnh, vui thì uống rượu chơi mà chờ thời, như vậy không có
lỗi. Nếu quá tự tín đến mức chìm đắm trong rượu chè (như con chồn ướt cái đầu),
không biết tiết độ thì mất cái nghĩa, hóa bậy.
*
Kinh Dịch bắt đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn, gốc của vạn vật; ở
giữa là hai quẻ Hàm và Hằng, đạo vợ chồng, gốc của xã hội, tận cùng bằng hai
quẻ Kí tế và Vị tế đã xong rồi lại chưa xong; như vậy là hàm cái nghĩa việc
trời đất cũng như việc của lòai người, không bao giờ xong, cái gì tớt chung rồi
lại tiếp ngay tới thủy. Mà đạo Dịch cũng vậy không bao giờ hết. Dịch cho ta
niềm hy vọng ở tương lai. Thật là một triết lý lạc quan.
- Nguyễn Hiến Lê -
Bài liên quan:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)