Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2024

Áp lực xã hội & hỏi đáp với Kinh Dịch - phần 1

-Đông Quang-

Ngày nay áp lực ngày càng nhiều, những tưởng đất nước dân giàu lên, phát triển cơm áo thì nhẹ gánh, đỡ còng lưng, thật ra là nặng nề không kém. Cục đá, bao cát trên vai còn biết nặng nhiêu ký, áp lực tinh thần mới khó vì nặng không biết nhiêu nhưng vẫn phải gánh. Vác bao xong mệt thì quăng một bên nhưng áp lực tinh thần lại đem theo đè cả trong giấc ngủ...

Giờ thử lên face xem, ''con nhà người ta'' luôn tuyệt vời, nào hình giấy khen, tốt nghiệp, nào được quà, nào giành giải múa hát ca thi tài...Tuyệt nhiên cực hiếm thấy ai đăng cảnh con mình học dốt, thi toán 1 điểm, văn hột dịt cả rồi nhìn những câu còm chúc tụng tưởng chừng là sẽ làm vui lòng phụ huynh con ấy nhưng thực chất đã tạo một áp lực vô hình cho người xem rằng nhiều đứa học giỏi quá.
Đó là vì sao tôi không bao giờ khoe con mình. Vả...có gì đâu mà khoe !?
Tiếp
Rồi...tưởng tắt máy xong thì thôi không sao, nào biết, ra đường nghe mấy mẹ xì xầm cho con học thêm chỗ này rất hay, mau tiến bộ lắm, khóa hè 2 tháng cũng rẻ, chừng hai mươi mấy triệu thôi, có nhà mẹ kia còn rước cả gia sư riêng về dạy con... Mới đầu nghe có vẻ không sao nhưng áp lực đã bắt đầu. Cái áp lực đó nhỏ lắm, người ngoài nhìn vô không nhận ra nhưng nó cộng dồn với những áp lực nhỏ khác hình thành nên một cục diện áp lực âm thầm ''Mình cũng muốn con mình được học nhiều như thế'', rồi nào là ''Tội nghiệp thằng nhỏ muốn học quá", "Làm sao có tiền cho con đi học đây?", "Sợ nó thua thiệt bạn bè quá!"... Lâu ngày trở thành một ngọn núi lớn đè quằn lưng...
Rồi rốt cuộc phải làm sao ?
Dịch Kinh, lấy được quẻ Vị Tế viết:
"Cửu nhị: Duệ kì luận, trinh cát.
Dịch là: Bớt chạy theo mấy cái đó đi, giữ đạo trung chính sẽ được may mắn dài lâu"
Nghĩa là sao ?
Vị Tế vốn hết mà lại còn, đua theo cái này chắc chắn sẽ lại phải đuổi theo cái khác, hoài chẳng hết, không có đâu là điểm tận cùng cho con mình. Chẳng thà nên lấy đạo lý chữ Bền mà dùng.
Hỏi sao để bền ?
Trung Chính.
Trung là ở giữa, Chính là chính đáng. Ở giữa là không nghiêng bên nào, không nghiêng bên không đua theo mà cũng không nghiêng bên đua theo, nghĩa là không chạy theo trào lưu cho con học này nọ nhưng vẫn không để con không có ăn học.
Đạo lý này không dễ làm nhưng nếu vì khó mà không làm lại ham đu theo cái dễ thì có bền, có trung chính được chăng ?
Hỏi nữa, vậy tóm lại nghĩa là sao ?
Như tôi hồi xưa nghỉ hè tối ngày ở ngoài đồng nên nay có con bọ xít xanh bay vào nhà mà biết đó là con gì đặng còn dạy con.

May be an image of 5 people, people climbing and trampoline