Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Lão Tử viết “Biết ít khổ ít, biết nhiều khổ nhiều, không biết không khổ”

-Đông Quang-

Tại sao lại thế ?

Cái biết đến từ cái tham mới khổ. Biết đến từ sự quảng đại, tâm địa rộng lượng mới không khổ.
Tham ít khổ ít, tham nhiều khổ nhiều, không tham không khổ. Phàm là người đời, ít nhiều đều có lòng tham, tham ăn, mặc, ngủ, nghỉ, tham tiền tài, sắc dục và danh vọng,... Nhân đó mà khổ. Người không khổ vì không tham nên cũng không biết, tức không cố biết những cái dùng để phụng sự lòng tham...
Dịch Kinh, quẻ Sơn Thiên Đại Súc, tại sao có tên là Đại Súc ?
Vì Núi mà muốn cao hơn Trời thì lòng dạ phải rộng lớn như cái “Túi lớn” (Đại Súc). Túi lớn mới chứa được cái lớn, người có cái Tâm muốn lớn và vươn lên cao như núi phải có sự quảng đại, rộng lượng từ gốc trong tâm. Phải có đức độ rộng lớn mới đủ “mặt bằng” làm nền mống cho tầm vóc của “ngọn núi cao chọc trời” ! Kẻ lòng dạ hẹp hòi chớ mong chỗ đỉnh cao ấy... Nếu có, đó nhất định là đồ giả, tuy ngoài có đẹp mà trong lại như bị sâu mọt làm mục ruỗng ...
Hỏi làm sao để tâm mình có cái đức quảng đại, rộng lượng ?
Núi nhỏ không cao là vì chân nó yếu. Chân núi yếu là do nhiều nước chảy qua hang hốc hiểm trở bên dưới. Lòng dạ gian trá, ích kỷ, mưu lừa người khác chính là cái “hiểm trở” ấy !
Cứ sống ngược lại cái gian trá ấy thì có đức quảng đại, rộng lượng thôi !