Khi có việc cần tư vấn quyết định gấp hãy gọi/sms ngay số 083 313 9692 - 0948 831 3060 hoặc e-mail về dongquangus@gmail.com để được ưu tiên tư vấn nhanh!

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Chỉ trong một chữ THỜI

-Đông Quang-

 Vì sao người xưa lại nói rất nhiều, bàn rất nhiều về các vấn đề nhưng rồi đúc kết lại cũng chỉ trong một chữ "THỜI" ?

Đó là vì mỗi Thời là một giai đoạn, Kinh Dịch gọi là Dịch hay Thời, nhà Phật gọi là một Kiếp. Mỗi giai đoạn tùy theo cách phân biệt mà nói dài lâu hay ngắn, có giai đoạn chỉ dài có một giây, mà cũng có khi cả nghìn năm, triệu năm! Một giây ngưng thở, cơ thể đã dao động, một giây hít vào, một giây thở ra cơ thể cũng dao động kiểu khác...
Với nhận thức con người cũng vậy ! Mỗi Thời mỗi khác, có Thời người ta cho điều này là đúng, có Thời cũng điều ấy người ta lại cho là sai đồng thời lại có người khác cho là ngược lại.
Với hệ tư tưởng cũng vậy, có Thời người ta cho điều ấy là chân lý và khẳng định một mực chân lý ấy là bất diệt vì đơn giản chân lý là cái không thể bị tiêu diệt nhưng rồi đến một Thời khác cái tư tưởng ấy lại không được coi trọng nữa và cất vào dĩ vãng...
Nghĩ thế thì sao ?
Để Hiểu và Thương ! Hiểu là "Thời dã Mệnh dã" (Thời vậy mới vậy), để Thương người ta và chính mình, để khỏi phải ức chế với sự bám víu vô quá khứ tào lao mà đôi khi cái quá khứ ấy đã có từ rất lâu khi người ta còn chưa là con tinh trùng hay cái trứng nữa huống là thành người... Ức chế thì mình lỗ vì hao máu và căng đầu làm giảm tuổi thọ cơ thể. Thương người ta để mình khỏi bị ức chế. Thương mình để khỏi tự làm mình tổn thương.
Lý thuyết là vậy, như quặng mỏ ấy, tùy mỗi người tại mỗi thời của mình mà đãi mà sàng về xài.