Lấy chi ngày, năm để tra các chi khác trong Tứ trụ .
Chi ngày, năm thìn gặp tị ; chi ngày, năm tị gặp thìn. Chi ngày, năm tuất gặp hợi ; chi ngày, năm hợi gặp tuất.
Cách tra thiên la địa võng, người trụ năm có nạp âm là hỏa mệnh, nam tuất gặp hợi , hợi gặp tuất là thiên la , người trụ năm có nạp âm là thuỷ, thổ mệnh, nữ thìn gặp tị, tị gặp thìn là địa võng. Cũng có cách nói khác cho rằng thìn là thiên la, tuất là địa võng, hoặc cách tra khác lấy chi năm và chi ngày để tra. Lấy chi ngày, năm để tra các chi khác trong Tứ trụ là được , không phân nam nữ cũng không phân biệt nạp âm của năm.
Thiên la có ý nói trời nghiêng về Tây bắc, là đất tuất hợi ; địa võng là đất trũng ở Đông nam, là đất thìn tị. Từ tí đến tị là lúc dương khí đang lên đến khi kết thúc, từ ngọ đến hợi là lúc âm khí đang lên đến khi kết thúc. Nên thìn tị và tuất hợi được lần lượt xem là sáu dương và sáu âm kết thúc. Am dương kết thúc thì mờ ám không rõ như người trong lưới trời. Dương là trời, âm là đất nên tuất hợi là thiên la, thìn tị là địa võng. Thiên la địa võng là hung thân ác sát, là một trong những tiêu chí quan hoạ lao dịch. Nếu trong Tứ trụ thiên la địa võng xuất hiện đồng thời với tam hình là kị thì khi gặp tuế vận thông thường là khó tránh khỏi lưới pháp luật.
(Thiệu)