Kinh Dịch như một viên kim cương vậy, tùy người ở góc nào mà thấy nó màu gì rồi nhân đó mà ưng chọn cho mình.
Kinh Dịch chứa đựng tri thức trong nhiều đời nhờ được nhiều thế hệ vun bồi, đóng góp vì thế mà có đủ dữ liệu cho mọi người trong mọi lĩnh vực. Ai biết tận dụng khai thác sẽ thu gặt được nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Kinh Dịch là sản phẩm của ai không quan trọng bởi cái gì là chân lý thì ở đâu cũng như nhau, không là của ai mà không ai không được phép sở hữu. Chân lý không phải do con người tạo ra, con người chỉ phát hiện và tìm cách sống đúng với chân lý mà thôi nên không có sở hữu riêng. Kinh Dịch vốn là sách, lâu dần trở thành tác phẩm "keo chốt" lại thành một thể tri thức cực kỳ súc tích, đến mức được gọi là Kinh là vậy.
Nếu ai muốn tìm Đạo thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch chẳng nói gì trái đạo lý nhân ngãi ở đời cả. Ai muốn tìm Thuật để vận hành công việc, tìm kế sinh nhai, tìm phương y thuật,... thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch ra đời là vì nhu cầu cuộc sống. Điểm đặc biệt của Kinh Dịch là không có sự mâu thuẫn giữa Đạo và Thuật. Tất cả được dung hòa, cho ra giải pháp tối ưu. Vấn đề là ở người dùng trình cao hay thấp mà thôi...Trình cao hay thấp tùy ở việc học. Học thì có tự học và có thầy dẫn. Việc học cũng giống như đi vào khu rừng kiến thức vậy, vô cùng mênh mông, nếu tự học mà không biết cách sẽ đi lạc, mãi có khi cả đời vẫn không hiểu nổi. Nếu có thầy dẫn đường sẽ biết lối nào, chọn kiến thức gì, sách vở ra sao, sẽ mau hiểu biết, dù ở giữa rừng mà vẫn không sợ lạc...
Kinh Dịch chứa đựng tri thức trong nhiều đời nhờ được nhiều thế hệ vun bồi, đóng góp vì thế mà có đủ dữ liệu cho mọi người trong mọi lĩnh vực. Ai biết tận dụng khai thác sẽ thu gặt được nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Kinh Dịch là sản phẩm của ai không quan trọng bởi cái gì là chân lý thì ở đâu cũng như nhau, không là của ai mà không ai không được phép sở hữu. Chân lý không phải do con người tạo ra, con người chỉ phát hiện và tìm cách sống đúng với chân lý mà thôi nên không có sở hữu riêng. Kinh Dịch vốn là sách, lâu dần trở thành tác phẩm "keo chốt" lại thành một thể tri thức cực kỳ súc tích, đến mức được gọi là Kinh là vậy.
Nếu ai muốn tìm Đạo thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch chẳng nói gì trái đạo lý nhân ngãi ở đời cả. Ai muốn tìm Thuật để vận hành công việc, tìm kế sinh nhai, tìm phương y thuật,... thì Kinh Dịch cũng có. Kinh Dịch ra đời là vì nhu cầu cuộc sống. Điểm đặc biệt của Kinh Dịch là không có sự mâu thuẫn giữa Đạo và Thuật. Tất cả được dung hòa, cho ra giải pháp tối ưu. Vấn đề là ở người dùng trình cao hay thấp mà thôi...Trình cao hay thấp tùy ở việc học. Học thì có tự học và có thầy dẫn. Việc học cũng giống như đi vào khu rừng kiến thức vậy, vô cùng mênh mông, nếu tự học mà không biết cách sẽ đi lạc, mãi có khi cả đời vẫn không hiểu nổi. Nếu có thầy dẫn đường sẽ biết lối nào, chọn kiến thức gì, sách vở ra sao, sẽ mau hiểu biết, dù ở giữa rừng mà vẫn không sợ lạc...
-dongquangus-