Thí dụ ngày X tháng Y năm Z giờ N.
Có người tự hỏi liệu có thể học Huyền môn lý số (Kinh Dịch, Tứ trụ, Nhân tướng...) đến xong xuôi cùng thầy (dongquangus) hay không ?
Thầy bèn lập quẻ, chừng 1 phút sau lập được quẻ Thiên Hỏa Đồng Nhân, động hào 5 và 6, biến quẻ Lôi Hỏa Phong.
Sau khi phân tích nội dung quẻ, kết luận như sau: Sẽ học được đến xong xuôi.
Hào 6 quẻ Đồng Nhân nói:
"上九: 同人于郊, 无悔.
Thượng cửu: Đồng nhân vu giao, vô hối.
Dịch: Hào trên cùng, dương : cùng với người ở cánh đồng ngoài đô thành, không hối hận."
Cùng với người tức cùng với thầy, ở cánh đồng ngoài đô thành tức nơi đất rộng ở ngoại ô, chữ "giao" khác chữ "dã", "giao" là đất ngoại thành, khác "dã" là đất nông thôn. Chỗ thầy dongquangus dạy là ở chỗ đất rộng ngoại ô, chẳng phải chỗ nông thôn. Quẻ đã linh ứng.
Hán-Việt : Cửu ngũ: Đồng nhân, tiên hào đào nhi. Hậu tiếu, đại sư khắc tương ngộ.
Nguyễn Hiến Lê dịch : "Hào 5, dương: Cùng với người, trước thì kêu rêu, sau thì cười, phải dùng đại quân đánh rồi mới gặp nhau."
Còn tôi nói "Tiên" tức là có nói "Hậu", trước là "hào đào nhi" (khóc như đứa trẻ) nên mới sau "tiếu" (cười). Nếu cầu Thành tức dễ có Bại, chỗ Thành là do dễ, chỗ Bại là do khó, nhưng ở chỗ Bại mà vẫn cầu Thành thì mới "đại sư khắc tương ngộ" được vậy.
Tại sao lại nói "khóc như đứa trẻ" mà không nói khóc như ông già, cô gái...? Đó là vì chẳng phải tiếng khóc bi thương, đau khổ. Chỗ Đạo lý làm gì có khổ mà khóc ! Chỉ là vì cũng phải có mồ hôi nước mắt vậy.
Còn nói "đại sư khắc tương ngộ" không phải là đại quân đánh đấm gì hết mà là ban đầu và về sau như thế nên thái cực mới đảo về từ chỗ Bại thành chỗ Thành.
Tại sao lại thế ?
Chẳng nói được. Đạo lý đã thế, còn nói gì nữa ?!
Chẳng nói được. Đạo lý đã thế, còn nói gì nữa ?!
Cứ đi, rồi sẽ tới.
Hình : dongquangus |
-dongquangus-