Dịch Kinh luận
rằng hết thăng thì trầm, không gì đi mà không trở lại, cao quá thì bị san
bằng... Đời người cũng thế, không ai mãi ở đỉnh cao, có lúc Thịnh thì cũng phải
có lúc Suy. Thời đỉnh cao qua đi, sống bình dị trở lại. Đó là ân huệ của tạo
hóa. Nếu không thì chẳng thể nào tồn tại.
Thăng hoa thường đi cùng sóng gió. Lúc lên cao cũng là lúc hao mòn. Những đặc
quyền đặc lợi chẳng thể muôn năm đều giữ được. Nếu có đó là mệnh quý nhân, đặc cách rất hiếm, "vạn trung vô nhất".
Mệnh người cũng vậy, có khi tuổi trẻ đã vào Thời
thịnh đạt nhưng mới trung niên, tuổi tầm 40 liền hết vận tốt, phải rời xa nơi
sung sướng, dư dả, nhiều người đã sống phần đời còn lại trong cô độc, thất
vọng, đau khổ, thậm chí là đi tìm cái chết...Những điều đó thật không đáng.
Khi mệnh đã qua hết Thời tốt thì Thời xấu sẽ đến, mọi việc sẽ không còn như mình muốn, nhiều chỗ mình muốn đến mà không được, muốn có mà không có, ...Đó là nói "không như mình Muốn" chứ không phải đời không còn cái gì cho mình.
Khi mệnh đã qua hết Thời tốt thì Thời xấu sẽ đến, mọi việc sẽ không còn như mình muốn, nhiều chỗ mình muốn đến mà không được, muốn có mà không có, ...Đó là nói "không như mình Muốn" chứ không phải đời không còn cái gì cho mình.
Kinh Dịch luận trong cái Xấu ẩn chứa cái Tốt, trong
chỗ Suy đã chứa mầm Thịnh, trong cái Không vẫn còn cái Có. Hãy chọn lấy bình
yên làm trọng tâm, lấy bình dị làm lối sống, giảm bớt ham muốn làm Đạo lý. Nào
giờ quen sống trên cao, nay hãy tập thích nghi sống thấp. Không tìm được việc
làm lương cao như lúc đắc Thời thì hãy chọn việc mức lương vừa vừa, miễn đủ
sống là được. Đừng đặt mình của Thời trước vào Thời này. Thế mới gọi là sống
hợp Thời. Tương lai chưa tới, chẳng nói trước điều gì, chi bằng sống hợp với
cái Thời hiện tại của mình. Biết đâu ngày mai lại tốt hơn.
Nguồn hình minh họa: Internet |
-dongquangus-