Lại hỏi Thời là thời
nào ? Điểm là điểm ở đâu ?
Thời có thời trước, thời sau. Điểm có
điểm này điểm kia. Thời chẳng dừng một chỗ, Điểm cũng chẳng cứng khư một nơi.
Tất cả đều Dịch Chuyển trong không gian của quy luật Nhân Quả, tức cũng là Âm,
Dương.
Vì Điểm có Chỗ này, kia nên cũng có Chỗ
bằng phẳng và chông gai. Ở chỗ bằng phẳng thì dễ đi, dễ đến, chỗ chông gai hiểm
trở thì khó đến, khó về. Như đi dạo trên phố thì dễ, chinh phục đỉnh Everest
mới khó. Đó cũng là do chỗ ta muốn đến nó khó dễ cỡ
nào. Lựa chọn đơn giản, lấy cái nhẹ nhàng ắt là được yên, tham vọng nhiều, ước
mơ lớn thì phải qua gian truân. Tham vọng nhiều mà cầu được bình yên nghĩa là
đã đứng không đúng chỗ. Chọn chỗ dễ đi mà muốn chinh phục đỉnh cao, cũng là ở
sai nơi. Nhưng nói chọn cái nhẹ nhàng mà lại gặp gian truân tất là do mình tưởng lầm, tự cho rằng điều đó là nhẹ. Còn tham vọng lớn mà đường đi dễ dàng ắt hiểm họa đang chờ gặp phía trước.
Chỉ cần tới Thời là nó phát ra ngay.
Vì Thời có Trước, Sau
nên cũng có Tốt, Xấu. Hết Thời tốt thì đến xấu, hết xấu thì đến tốt. Ở Thời tốt
thì việc chi cũng tốt, ở Thời xấu thì việc gì cũng không được toại nguyện. Đã
có nụ cười tất phải có nước mắt. Ở chỗ đông vui ắt có ngày vắng vẻ. Đó cũng là
chuyện thường tình nhân thế. Chỉ có người học Đạo, hiểu được chữ Thời và Điểm
nên dù trong hoàn cảnh nào cũng an nhiên, tự tại... Vì vui bằng niềm vui không
đến từ Vô thường nên chẳng có cái gọi là niềm vui cuối cùng.
Chẳng có cái vui cuối cùng thì buồn làm sao mà đến được ?!
Chẳng có cái vui cuối cùng thì buồn làm sao mà đến được ?!
-dongquangus-