Tại sao người xưa, nhất là giới Lý số luận rằng Thắng kiện không phải điều may mắn ?
Đó là vì khi ta kiện tụng, tức là ta bị hại (nên ta mới kiện) mà giới Lý số luận rằng "Bị người hại là Phước". Do đó thắng kiện hóa ra là chẳng phải Phước vậy.
Thật vậy ! Kiện cáo nhau có nguồn gốc từ sự tranh giành quyền lợi. Dù bên nào thắng thì cũng có một bên không vui mà xử hòa thì có khi lại trong lòng vẫn không phục. Bên thắng có quyền lấy những gì mình đã đòi lấy (từ bên thua) từ đầu lúc đệ đơn kiện, còn bên thua dù biết có cái bất công vẫn phải chịu đựng.
|
Ng.: Internet |
Thí dụ A kiện B đòi bồi thường thiệt hại tài sản 200 triệu kèm bồi thường tổn hại nhân phẩm bằng tiền 100 triệu đồng. Kết quả A thắng. Tưởng chừng điều đó bình thường nhưng thực ra xét mặt Nhân Quả thì nhân phẩm không thể quy đổi ra tiền. Tiền chỉ là vật trung gian trao đổi hàng hóa. Nhân phẩm không phải hàng hóa nên không thể đổi bằng tiền. Do vậy thắng kiện tức là đã làm chênh lệch Âm Dương, khiến cho Thiên đạo mất cân bằng, trước sau gì cũng bị tai họa. Đấy là chỗ Nhân Quả có ảnh hưởng không nhỏ.
Trong khi đó Đạo của Dịch lại luôn hướng đến sự hài hòa Âm Dương, tức là hướng đến chỗ cả hai bên đều thắng. Chẳng ai đạp đổ ai mà người nhường nhịn cũng không ấm ức. Nho gia, Dịch sư Trình Di luận tại quẻ Thiên Thủy Tụng rằng "
Kiện không phải là việc hòa bình, nên chọn cái yên ổn mà làm, không nên hãm vào chỗ nguy hiểm..."