Trạch Phong Đại Quá nghĩa là gì ?
Đại là Lớn
Quá là Quá mức.
Nghĩa là Quá mức, quá đáng...
Vì sao ?
Vì trên là Đoài, là đầm lầy mà dưới là Tốn là cây cối. Nước đầm cao hơn cây cối là quá lớn rồi, nước cao quá rồi, ngập úng cả thôi. Ví như Cây cối vốn là Mộc, Mộc là nhân từ mà nay bị nước dâng lên ngập úng. Nước là Thủy, Thủy chủ về Trí óc. Trí óc mà cao hơn Nhân từ ắt sẽ làm chuyện sai trái, làm chuyện quá đáng. Vì nước ngập úng cây nên lời nói và hành vi bốc mùi khiến ai nghe thấy cũng không ưa.
Tại sao lại ra Đại Quá như vậy ?
Vì Nhân của Đại Quá là quẻ Di. Di nghĩa là dinh dưỡng, miếng ăn, là nguồn tài nguyên, tiền bạc, của cải, đất đai, nhà cửa...Vì quá khứ đã gây nhau chuyện Di mà không giải quyết được, vì trong lòng cái Trí cứ nghĩ nông cạn về Di nên mới ra Đại Quá ngày nay.
Vậy giờ phải làm sao đây ?
Hãy kiềm chế sự quá đáng lại. Tinh chất của quá đáng là do Dương nhiều hơn Âm, vì thế hãy rút bớt Dương, tăng cường Âm cho cân bằng lại.
Đại tượng truyện quẻ Đại Quá nói: "Đống nạo, lợi hữu du vãng, hanh"
Dịch là : "Dương nhiều quá mà Âm lại ít, như cây cột bị yếu mà còn phải cong oằn xuống. Trên di thì lợi."
Nghĩa là ...Trong cảnh quá đáng này thì riêng người quân tử phải có đức độ hơn người, hành vi hơn người, việc gì đúng thì cứ làm, dù có phải một mình đứng riêng mà trái ngược với thiên hạ cũng không sợ; việc gì sai thì không thèm làm dù có bị nói hay bị phá gì cũng không buồn lo.
-dongquangus-
Bài liên quan :