SAU THỜI CỦA BÁC, ĐẾN PHỤC RỒI VÔ VỌNG
Vào ngày mới, sau khi ngồi ngay ngắn đâu đó, vừa nhâm nhi cafe lạnh, vừa nhìn bầu trời đầy mây báo hiệu mùa mưa sắp đến dần, ta ngẫm nghĩ về Kinh Dịch.
Ta nhớ dạo trước đã nghĩ về quẻ Bác, rồi đến Phục. Nay ta nghĩ về quẻ Vô Vọng.
Ta nhớ dạo trước đã nghĩ về quẻ Bác, rồi đến Phục. Nay ta nghĩ về quẻ Vô Vọng.
Khi mà thời của tiểu nhân đến, tức cũng là lúc chu kỳ vận động của vật chất đi đến điểm "xuống", đi vào thoái trào gọi là thời Bác. Ở thời Bác mọi thứ như lớp sơn bám trên cây sắt đang rỉ sét dần khiến cho từng mảng sơn lớn nhỏ bong tróc, lở loét ra từ từ để rồi sau đó đến thời của quẻ Phục. Phục là sự phục hồi, là thời mà người quân tử lẫn kẻ tiểu nhân đều phải phục hồi sau quá trình tranh đấu. Kẻ tiểu nhân cũng phải sắp xếp lại công việc của chúng bởi chúng cũng cần phải tồn tại. Còn người quân tử rời bỏ nơi cũ, tìm đến nơi mới, chọn cho mình một vị trí mà mình cảm thấy hài lòng rồi bắt đầu tiến hành tân sự nghiệp.
Thời của tiến hành tân sự nghiệp chính là Vô Vọng.
Thời của tiến hành tân sự nghiệp chính là Vô Vọng.
Vô Vọng nghĩa là gì ?
Vô là Không.
Vọng là Ảo tưởng, sai lầm.
Vô là Không.
Vọng là Ảo tưởng, sai lầm.
Vô vọng nghĩa là không ảo tưởng, không nên nghĩ sai.
Vì sao ?
Đó là vì trên là Thiên Trời, dưới Chấn Sấm. Trời trên Sấm dưới là hợp quy luật, là ví như lúc có sấm chớp thì ắt cũng sắp mưa, mọi vật được điềm lành sẽ sinh sôi nẩy nở nên đó là điều tốt.
Đó là vì trên là Thiên Trời, dưới Chấn Sấm. Trời trên Sấm dưới là hợp quy luật, là ví như lúc có sấm chớp thì ắt cũng sắp mưa, mọi vật được điềm lành sẽ sinh sôi nẩy nở nên đó là điều tốt.
Thế hành trình của người quân tử ở thời Vô Vọng như thế nào ?
Quẻ Vô vọng có câu "Bất canh hoạch, bất tri dư, tắc lợi hữu du vãng"
Dịch là: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ thuộc về mình thì như vậy tiến lên mới có lợi. Hàm ý làm việc bằng tâm vô tư, không thấy có "Tôi" thì sau này tự sẽ có thành công.
Rồi lại nói "Vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ " dịch là : Mình không sai mà vẫn bị bệnh thì không cần uống thuốc vẫn khỏi. Hàm ý trong quá trình làm việc, sẽ xảy ra hiểu lầm, không sao cả, mình cứ thảnh thơi làm đúng chuyên môn thì rồi cũng yên.
Những điều trên cho thấy hễ tường Nhân thì không sợ Quả.
Dịch là: Khi cày mà không nghĩ tới lúc gặt, khi mới khai phá mà không nghĩ thuộc về mình thì như vậy tiến lên mới có lợi. Hàm ý làm việc bằng tâm vô tư, không thấy có "Tôi" thì sau này tự sẽ có thành công.
Rồi lại nói "Vô vọng chi tật, vật dược, hữu hỉ " dịch là : Mình không sai mà vẫn bị bệnh thì không cần uống thuốc vẫn khỏi. Hàm ý trong quá trình làm việc, sẽ xảy ra hiểu lầm, không sao cả, mình cứ thảnh thơi làm đúng chuyên môn thì rồi cũng yên.
Những điều trên cho thấy hễ tường Nhân thì không sợ Quả.
Ở thời của Vô Vọng, người quân tử bằng cái tâm Vô vọng sẽ thuận theo đạo Trời, kiến công lập nghiệp, mở rộng cơ sở, tuyển mộ nhân tài, bố trí thiết bị đâu ra đó để cho mọi thứ được vận hành êm đẹp. Tâm Vô Vọng quan trọng ở chỗ là không ảo tưởng, không nghĩ sai,... Thế nên ngày xưa Dịch gia xem quẻ này rất quan trọng. Việc tiến hành công việc mà thuận theo quy luật, theo ý Trời thì sẽ rất thành công dù ban đầu mọi thứ đều mới mẻ vậy.