62. QUẺ LÔI SƠN TIỂU QUÁ
Trên là Chấn (sấm), dưới là Cấn (núi)
Tin (Trung phu) mà làm ngay, không xét đều tin đó phải hay
không , thì có thể mắc lầm lỗi, cho nên sau quẻ Trung phu tới quẻ Tiểu quá. Quá
có hai nghĩa: lỗi; ra ngòai cái mức vừa phải thóan từ dưới đây dùng nghĩa sau.
Thoán từ:
Tiểu quá: Hanh, lợi trinh. Khả sự, bất khả đại sự.
Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát.
Dịch: Cái nhỏ nhiều: Hanh thông hợp đạo chính thì lợi. Có
thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay mà để tiếng kêu lại,
không nên lên cao mà nên xuống thấp. Người quân tử biết được như vậy thì tốt.
Giảng: Quẻ này trái với quẻ Đại quá số 28. đại quá có 4 hào
dương ở giữa, 2 hào âm ở dưới cùng và trên cùng, như vậy dương nhiều hơn âm, mà
dương có nghĩa là lớn, âm là nhỏ, cho nên Đại quá có nghĩa là cái lớn (dương)
nhiều hơn. Tiểu quá có 2 hào dương ở giữa, 4 hào âm ở trên và dưới, như vậy là
âm – tức cái nhỏ - nhiều hơn dương tức cái lớn; cho nên đặt tên là Tiểu quá.
Tiểu quá là cái nhỏ nhềiu hơn; nhưng cũng có nghĩa là quá chút ít.
Bình thường thì vừa phải là hay. Nhưng cũng có khi quá một
chút lại hay, chẳng hạn trong nhà, chồng tiêu pha nhiều quá, vợ chắt bóp một
chút để được trung bình; hoặc khi thiên về bên tả quá, muốn lấy lại mức trung
htì lại nên thiên về bên hữu một chút. Nhưng việc gì cũng phải hợp lẽ, hợp
thời, hợp đạo chính thě mới được. Đó là ý nghĩa câu đầu.
Câu thứ hai” “Chi nên “quá” trong việc nhỏ, không nên “quá
trong việc lớn; vì việc nhỏ, lỡ có quá một chút, hậu quả không tai hại, còn
việc lớn mà lỡ quá một chút, một li có thể đi một dặm hậu quả rât nặng nề, như
việc nước, lỗi lầm một chút có thể gây chiến tranh hoặc sự suy sụp về kinh tế.
. . .
Thóan truyện giảng: Các hào dương (lớn) đều không đắc trung,
là quân tử nhất thời, không làm việc lớn được.
Câu thứ ba tối nghĩa, không hểiu swao lại dùng tượng con
chim bay ở đây. Mỗi nhà giải thích một khác: Chu Hi bảo “trong thực, ngòai hư
như con chim bay”, có lẽ vì cho hai hào âm ở dưới như hai chân chim, hai hào âm
ở trên như hai cánh chim xòe ra? Còn về ý nghĩa thì có người giảng: người quân
tử ở thời Tiểu quá nên khiêm tốn, không nên có tiếng tăm lớn, chỉ nên như tiếng
chim kêu khi bay, thóang qua mà thôi; mà cũng không nên ở ngôi cao, như con
chim không nên bay lên cao. Hai chữ “đại cát”, các sách đều dịch là rất tốt;
Phan Bội Châu dịch là tốt cho người quân tử, nếu đừng có tiếng tăm, đừng ở ngôi
cao “Đại” đó trỏ người quân tử.
Đại Tượng truyện giản: Chấn ở trên Cấn là tiếng sấm ở trên
núi, bị nghẹt vì núi mà thu hẹp lại, nên gọi là Tiểu quá. Người quân tử ở thời
này chỉ nên làm quá trong việc nhỏ, như có thể quá cung kính, quá thương cảm
trong việc ma chay, quá tiết kiệm.
Hào từ:
1.
Sơ lục: Phi điểu di hung.
Dịch: Hào 1, âm: Chim (nên nấp mà lại) bay, nên xấu.
Giảng: Hào này âm nhu, bất tài, đựơc hào 4, dương; giúp, lại
ở thời “hơi quá” (Tiểu quá), nên hăng hái muốn làm việc quá, e mắc vạ, cho nên
xấu. Chỉ nên làm chim nấp, đừng làm chim bay.
2.
Lục nhị: Quá kì tổ, ngộ kì tỉ, bât cập kì quân.
Ngộ kì thần ,vô cữu.
Dịch: Hào 2, âm: Vượt qua ông mà gặp bà; không được gặp vua
thì nên giữ phận bề tôi, như vậy không lỗi.
Giảng: Hào nay nhu thuận, trung chính ở vào thời Tiểu qua,1
có quá một chút mà không lỗi. nó là âm đáng lẽ cầu dương mà nó lại vượt hai hào
dương (3 và 4 ) để gặp(ứng với 5) nghĩa là gặp âm nữa, cho nên Hào từ nói là
vượt ông mà gặp bà. Hào từ khuyên hào này ở thấp, là phận làm tôi, không gặp
được vua thì cứ giữ phận bề tôi (đứng vào hàng những bề tôi khác) .
Hào này tôi nghĩa, chúng tôi dịch theo Phan Bội Châu, Chu Hi
giảng là: không gặp được vua thì gặp bề tôi, như vậy là giữ được trung, chính,
tuy hơi quá (vì muống gặp vua) mà không lỗi (sau gặp bề tôi). Cả hai cách giảng
đều không xuôi.
3.
Cửu tam: Phất quá phòng chi, tòng hoặc tường chi, hung.
Dịch: Hào 3, dương: Chẳng quá phòng bị (tiểu nhân) thì rồi
sẽ bị chúng làm hại đấy.
Giảng: Thời Tiểu qua; tiểu nhân nhiều hơn quân tử, nên đề
phòng quá cẩn thận thì tốt. Hào này dương cương đắc chính là quân tử, nhưng vì
quá cương (dương ở vị dương), tự thị, không đề phòng cẩn thận nên bị vạ. Hào
này xấu nhất trong quẻ vì bị 2 hào âm ở trên ép xuống, 2 hào âm ở dưới thúc
lên, chỉ có mỗi hào 4 là bạn, mà chẳng giúp được gì.
4.
Cửu tứ: vô cữu, phất quá ngộ chi, vãng lệ, tất giới;
Vật dụng vĩnh trinh.
Dịch: Hào 4, dương: không lỗi vì không quá dương mà vừa đúng
với đạo lý thời Tiểu quá; nếu tiến tới thì nguy, nên răn về điều đó, đừng cố
giữ đức cương của mình, mà nên biến thông.
Giảng: hòan cảnh hào này y hệt hào 3; cũng bị 2 hào âm ép ở
trên, 2 hào âm thúc ở dưới, và cũng ở chỗ chưa dứt được với nội quái, chưa lên
hẳn được ngọai quái, đáng lẽ cũng xấu, nhưng nhờ 4 tuy dương mà ở vị âm, như
vậy là hơi biết mềm dẻo, không quá cương như 3, đúng với đạo lý thời Tiểu quá,
chi nên không có lỗi.
Tuy nhiên phải nhớ đừng tiến lên mà theo hai hào âm, như vậy
là quá nhu mất, sẽ nguy; mà cũng đừng cố chấp giữ tính dương cương của mình, mà
nên biến thông.
5.
Lục ngũ: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao;
Công dặc, thủ bỉ tại huyệt.
Dịch: Hào 5, âm: mây kịt mà không mưa ở cõi tây của ta, ong
bắn mà bắt lấy nó ở hang.
Giảng: Âm dương tiếp xúc với nhau thì mới thành mua, nay âm
lên quá cao rồi (hào 5), dương ở dưới, âm dương bất hòa, có cái tượng mây kịt
mà không mưa ở cõi tây của ta (như thóan từ quẻ Tiểu súc số 9), đại ý là không
làm được gì cả; vì là âm nhu, bất tài lại ở vào htời âm nhiều quá. Chỉ có một
cách là xuống tìm hào 2, cũng âm, mà làm bạn. Chữ “cộng” (ông) ở đây trỏ hào 5,
“bỉ” (nó) trỏ hào 2; hào 2 ở vị âm, tối tăm cho nên ví với cái hang.
6.
Thượng lục: phất ngộ quá chi, phi điểu li chi.
Hung, thị vị tai sảnh.
Dịch: Hào trên cùng, âm: không đúng với đạo mà lại sai quá,
như cánh chim bay cao quá, xa quá, sợ bị tai vạ.
Giảng: Hào này âm nhu, mà biến động vì ở ngọai quái Chấn
(động), lại ở vào ucối thời Tiểu qua,1 là thái qua, cho nên bảo là sai đạo qua;
có cái tượng con chim bay cao quá, xa quá rồi; khó kéo lại được mà còn sợ bị
tai vạ nữa. Hào 6 này âm là tiểu nhân, tiểu nhân mà vượt lên trên quân tử
(dương hào 4), cho nên răn là sẽ bị tai họa.
Quẻ này khuyên quân tử ở vào thời tiểu nhân quá nhiều thì
đừng nên quá cương như hào 3, mà nên mềm mỏng một chút, biến thông như hào
4.
- Nguyễn Hiến Lê -